Đặc điểm giải phẫu lá Kim ngân mạng (Lonicera reticulata Champ.)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng sinh học cây kim ngân (lonicera SPP ) (Trang 44)

Gân giữa: Mặt dưới lồi, mặt trên không lồi. Biểu bì trên (2) và dưới (10) gồm 1 lớp tế bào hình trứng, kích thước không đều, mang lông che chở đơn bào (1). Mô dày trên (3) và mô dày dưới (9) gồm 4-5 lớp tế bào hình đa giác hay tròn kích thước không đều, thành dày ở góc xếp sít nhau. Mô mềm trên (4) gồm 2-3 lớp tế bào hình đa giác gần tròn, thành mỏng. Libe (6) gồm nhiều lớp tế bào có kích thước nhỏ xếp thành vòng bao quanh gỗ. Gỗ (5) gồm 5-8 lớp tế bào hình đa giác to dần từ trên xuống, xếp thành vòng cung. Calci oxalat hình cầu gai (7) rải rác trong mô mềm và libe. Mô mềm dưới (8) gồm nhiều lớp tế bào hình đa giác kích thước lớn hơn mô mềm trên, thành mỏng.

(1): Lông che chở; (2): Biểu bì trên; (3): Mô dày trên; (4): Mô mềm trên; (5): Gỗ; (6): Libe; (7): Calci oxalat; (8): Mô mềm dưới; (9): Mô dày dưới; (10): Biểu bì

dưới; (12): Biểu bì trên; (13): Mô giậu; (14): mô khuyết; (15): Biểu bì dưới.

Hình 3.12: Cấu tạo giải phẫu lá Kim ngân mạng (Lonicerareticulata Champ.) Phiến lá: Hai bên phiến lá nhô cao so với gân giữa. Biểu bì trên (12) và dưới

(15) gồm 1 lớp tế bào hình gần chữ nhật, biểu bì trên lớn gấp 3-4 lần biểu bì dưới, mang lông che chở giống ở gân giữa. Mô giậu (13) gồm 1-2 lớp tế bào hình chữ

nhật đứng xếp sít nhau, vuông góc với biểu bì trên. Dưới mô giậu là mô khuyết (14) gồm những tế bào xếp rời rạc để lại nhiều khoảng gian bào, có tinh thể calci oxalat hình cầu gai nằm rải rác.

3.3.5. Đặc điểm phân biệt

Có thể phân biệt 3 mẫu nghiên cứu trên về giải phẫu lá dựa vào các đặc điểm: hình dạng tổng quát, lông che chở (có hay không, ở đâu, mật độ), lông tiết (có hay không, ở đâu), tinh thể calci oxalat hình cầu gai (mật độ). Các đặc điểm phân biệt giải phẫu lá của 3 loài Kim ngân được trình bày trong Bảng 3.

Bảng 3.3: Đặc điểm giải phẫu lá phân biệt 3 loài L. dasystyla, L. macrantha, L. reticulata

Đặc điểm L. dasystyla L. macrantha L. reticulata

Hình dạng tổng quát

Mặt trên gân giữa lồi rất ít, hai bên phiến lá nằm gần ngang so với gân giữa

Mặt trên gân giữa lồi thành góc nhọn, hai bên phiến lá nhô cao so với gân giữa

Mặt trên không lồi, hai bên phiến lá nhô cao so với gân giữa.

Lông che chở

Không có Có ở biểu bì trên và dưới của gân giữa, biểu bì dưới của phiến lá

Có ở trên các biểu bì trên, dưới của cả gân giữa và phiến lá

Lông tiết

Xuất hiện với mật độ thấp ở gân giữa và phiến lá Không có Mật độ tinh thể calci oxalat Ở phiến lá, mô mềm, mô dày và libe gân giữa có rải rác

Ở phiến lá, mô mềm, mô dày và libe gân giữa có nhiều

Ở phiến lá, mô mềm, mô dày và libe gân giữa có rất nhiều

3.4. Sắc ký lớp mỏng

Sau khi khảo sát các hệ dung môi pha động, chọn được 1 hệ ổn định và có hiệu lực tách vết tốt nhất là hệ 11: Ethyl acetat: Acid acetic: Acid formic: Nước (100: 11: 11: 13). Dịch tổng và dịch chiết EtOAc của các mẫu Kim ngân khi khai triển bằng hệ 11 tách khá tốt, cho khá nhiều vết sắc ký. Có những vết xuất hiện ở tất cả các mẫu (vết đặc trưng của chi) và có những vết chỉ xuất hiện ở một mẫu (vết đặc trưng của loài).

Vết đặc trƣng của chi: Thể hiện trên sắc ký đồ ở các hình 3.13 đến hình 3.20. Giá trị Rf các vết đặc trưng chi được thể hiện trong Bảng 3.4, Bảng 3.6.

Vết đặc trƣng của loài: Thể hiện trên sắc ký đồ ở các hình 3.13 đến hình 3.20. Giá trị Rf các vết đặc trưng của mỗi loài trong chi được trình bày trong Bảng 3.5, Bảng 3.7.

Hình 3.13: Sắc ký đồ của dịch chiết tổng các mẫu Kim ngân dƣới đèn UV 254 nm; pha động: Ethyl acetat: Acid acetic: Acid formic: Nƣớc (100: 11: 11: 13)

Hình 3.14: Sắc ký đồ của dịch chiết tổng các mẫu Kim ngân dƣới đèn UV 366 nm; pha động: Ethyl acetat: Acid acetic: Acid formic: Nƣớc (100: 11: 11: 13)

Hình 3.15: Sắc ký đồ của dịch chiết tổng các mẫu Kim ngân dƣới đèn UV 366nm sau khi phun thuốc thử Vanilin/ acid sulphuric; pha động: Ethyl acetat:

Acid acetic: Acid formic: Nƣớc (100: 11: 11: 13)

Hình 3.16: Sắc ký đồ của dịch chiết tổng các mẫu Kim ngân dƣới ánh sáng thƣờng sau khi phun thuốc thử Vanilin/ acid sulphuric; pha động: Ethyl (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó:

H01: Dịch chiết hoa của Lonicera dasystyla H02: Dịch chiết hoa của Lonicera macrantha H03: Dịch chiết hoa của Lonicera reticulata C01: Dịch chiết cành của Lonicera dasystyla C02: Dịch chiết cành của Lonicera macrantha C03: Dịch chiết cành của Lonicera reticulata L01: Dịch chiết lá của Lonicera dasystyla L02: Dịch chiết lá của Lonicera macrantha L03: Dịch chiết lá của Lonicera reticulata

Bảng 3.4: Giá trị Rf các vết đặc trƣng của chi Lonicera với dịch chiết tổng

Quan sát Rf THoa TCành TLá UV 254 nm 0,83; 0,38 0,83; 0,38 0,83; 0,38 UV 366 nm 0,83; 0,47 0,83; 0,47 0,83; 0,47 UV 366 nm - TT 0,76; 0,47; 0,40; 0,18; 0,07 0,76; 0,40; 0,18 0,76; 0,40; 0,18 VIS - TT 0,83; 0,76; 0,47; 0,40; 0,31; 0,18; 0,07 0,91; 0,83; 0,76 0,83; 0,35; 0,18; 0,07

Bảng 3.5: Giá trị Rf của các vết đặc trƣng của loài trong chi Lonicera với dịch chiết tổng

Quan sát

Rf

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng sinh học cây kim ngân (lonicera SPP ) (Trang 44)