Đầu tư với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư với phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia. Liên hệ với thực tế Việt Nam (Trang 27)

* Kết quả

- Nguồn vốn đầu tư đã được đa dạng hoá

- Cơ chế bao cấp trong đầu tư phát triển từng bước được hạn chế và xoá bỏ - Vốn nhà nước chủ yếu tập trung vào các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch Cụ thể như sau:

Giai đoạn 2001- 2005 cơ cấu đầu tư bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Tỷ trọng của đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước bắt đầu giảm, từ 59.14% (1995) xuống 47.11% (2005). Tỷ trọng của khu vực ngoài Nhà nước tăng 15.41% trong 5 năm.

Giai đoạn 2006-2007: trong 2 năm nền kinh tế đã có những chuyển biến lớn về tỉ trọng giữa các thành phần kinh tế. Với tốc độ gia tăng 22% (2006), 93% (2007) tỷ trọng của khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng lên một cách nhanh chóng đạt 24.78% (2007). Khu vực tư nhân duy trì tốc độ tăng trưởng cao của giai đoạn trước 16% (2006), 17.4% (2007) trong khi ở khu vực kinh tế Nhà nước

tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức một con số. Do đó 2 thành phần còn lại đã nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với khu vực Nhà nước về tỷ trọng vốn đầu tư.

* Hạn chế

- Đầu tư của khu vực nhà nước vẫn chưa hiệu quả, thất thoát lãng phí còn phổ biến - Thị trường vẫn chưa phát triển.

- Giai đoạn 2000-2005: Chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế diễn ra chậm. Sự chuyển đổi chủ yếu diễn ra giữa khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

- Đầu tư đã có tác động rất lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, tuy nhiên thành phần kinh tế Nhà nước vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, mặc dù đầu tư cho khu vực này lớn nhưng đóng góp vào GDP vẫn chưa tương xứng

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư với phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia. Liên hệ với thực tế Việt Nam (Trang 27)