Tám là: Các DNXNK sợ rủi ro trong thuê tàu và mua bảo hiểm

Một phần của tài liệu Nhập Fob- bán Cif lời giải cho bài toán nhập siêu.doc (Trang 31 - 33)

Do xuất FOB và bán CIF các doanh nghiệp VN không phải thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa nên có thể tránh được những rủi ro trong việc thuê tàu và mua bảo hiểm như giá cước tăng , phí bảo hiểm tăng , không thuê được tàu , tàu không phù hợp ... vì sợ những rủi ro đó nên chúng ta nhượng ( lại việc thuê tàu và bảo hiểm cho khách hàng nước ngoài .)

- Chín là: Thiếu kiến thức kinh nghiệm về vận tải bảo hiểm

Các nhà kinh doanh XNK VN chưa nắm vững nghiệp vụ thuê tầu và bảo hiểm họ cũng không có mối quan hệ với tất cả các hãng vận tải và các công ty bảo hiểm , để lựa chọn người chuyên chở và có uy tín trên thị trường , Đặc biệt khi hàng hóa có số lượng lớn phải thuê tàu chuyên để chở , nghiệp vụ thuê tàu chuyến rất phức tạp , trình độ cán bộ của nhiều DN chưa thể đáp ứng được .

Hiểu sai về điều kiên FOB và CIF : thoe điều kiện FOB thì việc giao hàng tại cảng bốc , còn theo điều kiện CIF thì việc giao hàng thì việc giao hàng tận cảng đến cho người mua Chính vì vậy nên họ cho rằng " xuất FOB an toàn hơn và thanh toán nhanh hơn CIF và nhập CIF an toàn và được thanh toán chậm hơn FOB "

Thực ra theo INCONTERMS trong cả điều kiện FOB và CIF ( kể cả CFR ) người bán chỉ chịu rủi ro và các phí tổn phát sinh liên quan đến hàng hóa cho đến khi hàng hóa qua lan can tàu tại cảng bốc hàng . Việc thanh toán tiền hàng tại nhanh hay chậm hoàn toàn tùy thuộc vào quy đinh trong hợp đồng chứ không phụ thuộc và điều kiện FOB hay CIF

- Mười là : Các DN XNK gặp khó khăn về vốn

Vốn của nhiều DN XK hay NK một lô hàng là vốn đi vay từ các ngân hàng

họ không đủ vốn để trả cước phí vận tải và bảo hiểm , trong khi đó nhiều trường hợp các DN khi XK được khách hàng ứng trước

Bên cạnh đó hàng XK của VN chủ yếu là nguên liệu thô hoặc sơ chế có giá trị thấp nên tỉ lệ cước phí so với tiền hàng khá lớn . Thông thường tiền cước vận chuyển chiếm từ 7% đến 10% giá CIF của hàng hóa , nhưng do hàng XK của VN thường cổng kềnh . giá trị thấp , nên tỷ lệ này thường cao hơn - có mặt hàng nên tới 50%

Phần 4. Giải pháp:

Chỉ ưu tiên nhập khẩu vật tư thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ đầu tư và sản xuất trong nước, đồng thời hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ (ô tô, điện thoại), một số thực phẩm, nông lâm thủy sản không cần thiết.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác khai thác, xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm các thị trường tiềm năng mới. Công tác xúc tiến thương mại sẽ được đẩy mạnh vào các thị trường chủ lực như châu Á (Nhật Bản,

ASEAN, Trung Quốc...), châu Âu (chủ yếu là EU), Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada) cũng như các thị trường truyền thống, mới để tận dụng mọi khả năng xuất khẩu.

Cần tuyên truyền sâu rộng cho các doanh nghiệp thay đổi thói quen xuất hàng theo điều kiện FOB và nhập khẩu theo điều kiện CIF, chính phủ và các bộ ngành cần có các chính sách khuyến khích và khen thưởng kịp thời cho những doanh nghiệp nào thực hiện tốt vấn đề này. Để động viên cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và Tỉnh/Thành phố có có thành tích trên, Chính phủ có thể có hình thức khuyến khích động viên theo cấp độ tăng từ cấp doanh nghiệp, Hiệp hội và Tỉnh/Thành phố, thể hiện sự quan tâm của chính phủ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín.

Phát triển mạnh hơn nữa các lĩnh vực bổ trợ như bảo hiểm, vận tải biển, lĩnh vực thanh toán quốc tế tại các ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng mua bảo hiểm, thuê phương tiên vận tải và thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

Phần 5: KẾT LUẬN

Nền kinh tế toàn cầu đang mở ra một cơ hội lớn hơn bao giờ hết để doanh nghiệp tiếp cận được với các thị trường khắp nơi trên thế giới. Hàng hóa được bán ra ở nhiều nước hơn, với nhiều chủng loại hơn vì vậy các giao dịch mua bán quốc tế ngày càng nhiều và phức tạp. Do đó nếu hợp đồng mua bán hàng hóa không được soạn thảo một cách kĩ lưỡng sẽ có nhiều hiểu lầm và chúng ta sẽ bị thiệt. Hiện nay tất cả mọi người hay dùng Incoterms 2000 để dẫn chiếu trong hợp đồng mua bán quốc tế để làm cơ sở phân chia trách nhiệm và nghĩa vụ cho người bán và người mua. Nhưng trong Incoterms 2000 có tới 13 điều kiện thương mại, vậy chọn điều kiện nào để có lợi cho doanh nghiệp và cho toàn nền kinh tế nước ta? Tại sao các doanh nghiệp đều biết mua FOB và bán CIF là có lợi cho nền kinh tế nhưng vẫn làm ngược lại tức là bán FOB và mua CIF? Hi vọng các thông tin do chúng tôi trình bày trên sẽ giúp cho tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực ngoại thương thấy được sự linh hoạt trong việc vận dụng các điều kiện cơ sở giao hàng ICOTERMS 2000 nhằm cải thiện cán cân thương mại của quốc gia.

Do thiếu kinh nghiệm thực tế nên bài làm của nhóm chúng tôi còn nhiều thiếu sót, và chính sự ủng hộ của cô giáo, những ý kiến của cô và các bạn sẽ làm cho bài làm của chúng tôi đầy đủ và hoàn thiện.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Nhập Fob- bán Cif lời giải cho bài toán nhập siêu.doc (Trang 31 - 33)