0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Thiết kế giáo án thực nghiệm và phiếu điều tra

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở QUẢNG BÌNH (Trang 77 -77 )

3. Những vấn đề chung của thực nghiệm

3.3.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm và phiếu điều tra

3.3.2.1. Thiết kế giáo án thực nghiệm

Giáo án 1: Chính tả (Tập chép) : Tặng cháu. Điền đúng chữ n hay l, dấu hỏi hay ngã.

(Tiếng Việt 1- Tập 2) I.MỤC TIÊU:

1. HS chép lại đẹp và đúng bài thơ tặng cháu. 2. Điền đúng chữ n hay l, dấu hỏi hay ngã.

3. Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều đẹp. Tự tin trình bày bày sạch sẽ. 4. Giáo dục HS lòng kính yêu Bác Hồ.

-SGK, bảng con, vở, bút thước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức:

-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.

-Nhận xét sự chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Các em đã được học

tập đọc bài : “ Tặng cháu ”. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tập chép nhìn bảng bài tập đọc này.

b. Hướng dẫn học sinh tập chép:

-Giáo viên đọc mẫu bài thơ trên bảng. - Nói qua về nội dung của bài thơ: Bài thơ do Bác Hồ viết để nói lên tình cảm của Bác với thiếu niên nhi đồng và Bác mong các cháu lớn lên trở thành người có ích xây dựng cho đất nước.

-Gọi một học sinh đọc lại bài thơ. Lớp đọc đồng thanh một lượt. Giáo viên hỏi:

+Bài thơ tặng cháu có mấy dòng thơ ? Chữ cái đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?

-Mỗi dòng thơ có mấy chữ?

Giáo viên kết luận: Bài thơ này gồm 4 dòng thơ. Mỗi dòng thơ có 7 chữ. Chữ cái đầu dòng được viết hoa.

-Học sinh đặt dụng cụ học tập trên bàn.

-Học sinh lắng nghe.

-Học sinh lắng nghe.

-Một học sinh đọc lại bài thơ. -Cả lớp đọc đồng thanh.

+Bài thơ có 4 dòng thơ. Chữ cái đầu mỗi dòng thơ được viết hoa.

-Mỗi dòng thơ có 7 chữ. -Học sinh lắng nghe.

-Giáo viên hướng dẫn tiếng khó : +Theo em, trong bài thơ này những tiếng nào khó viết?

-Cho học sinh luyện từ khó vào bảng con.(Giáo viên đọc học sinh viết). + Giáo viên nhận xét.

-Hướng dẫn cách viết: Mặt cách vở khoảng từ 30- 35 cm,đầu hơi cúi, chân đặt vuông góc.

-Giáo viên làm mẫu.

-Hướng dẫn học sinh viết: Thứ ngày cách lề 1 ô, tên phân môn cách lề 1 ô, tên bài cách tên phân môn 2 ô, trình bày chữ cái đầu mỗi dòng thơ viết hoa, cách lề 3 ô. Cô khen các bạn viết hoa được chữ cái đầu.

-Cả lớp viết dòng 1,dòng 2, dòng 3, dòng 4.

-Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết.

+Cho học sinh đổi bài sửa lỗi ngay sau khi học sinh viết xong.

+Giáo viên thu một số bài chấm điểm và nhận xét.

c. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:

-a, Treo tranh:

+ Cháu: (vần au # vần âu # vần ua), mong: (vần ong # ông).

+ Sau (âm s # âm x), giúp (âm gi # âm d).

-Học sinh lắng nghe và thực hiện.

-Học sinh quan sát.

- HS lắng nghe.

-Học sinh viết bài.

-Học sinh thực hiện. - HS lắng nghe.

-Bức tranh vẽ cảnh gì?

-Giáo viên gọi 1-2 học sinh đọc lại các từ.

-Cả lớp đọc đồng thanh. b. Treo tranh:

-Quan sát tranh và điền dấu ngã hay dấu hỏi vào các chữ in nghiêng? -Giáo viên yêu cầu học sinh điền vào bảng con.

-Giáo viên nhận xét. * Giải thích:

+ Chõ xôi là đồ vật dùng để hông gạo nếp.

+ Quyển vở: Dùng để viết.

+ Tổ chim: Là nơi ở của những chú chim.

3.Củng cố dặn dò:

- Giáo viên khen các học sinh viết đẹp, có tiến bộ.

- Dặn học sinh nhớ cách chữa lỗi chính tả mà các em viết sai trong bài.

- Nụ hoa, con cò bay lả bay la. - 1 đến 2 học sinh đọc. - Cả lớp đọc đồng thanh. +Quyển vở. +Chõ xôi. +Tổ chim. -Học sinh lắng nghe.

Giáo án 2: Chính tả (nghe – viết) : Sông Hương Phân biệt r/d/gi, ưc/ ưt.

(Tiếng Việt 2 - Tập 2)

I. MỤC TIÊU

- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Sông Hương. - Rèn viết chữ đẹp cho HS.

- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm đầu r/d/gi, ưc/ưt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách giáo khoa, vở bài tập. - Phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Kiểm tra bài cũ

- Đọc cho HS viết các từ : gia đình, da diết, sứt mẻ, sức khỏe.

- GV quan sát các nhóm. - Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài

-Tiết học hôm nay, các em sẽ nghe -

viết bài Sông Hương. Phân biệt r/d/gi, ưc/ưt.

- Ghi đề bài.

b. Hướng dẫn viết chính tả

- Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV giới thiệu đoạn viết - Gọi 1 HS đọc đoạn viết - Gọi HS nhận xét.

Hỏi: + Tìm các tên riêng trong bài - HS viết vào vở nháp. - Lắng nghe. -Lắng nghe. - HS đọc bài, cả lớp dò bài. - Lắng nghe - HS đọc đoạn viết. - HS nhận xét. - Hương Giang.

+ Các tên riêng được viết như thế nào?

- Mời 1 HS đọc lại đoạn viết. Hỏi:

+ Vào mùa hè và vào những đêm trăng, sông Hương đổi màu như thế nào?

- GV nhận xét.

+ Hướng dẫn viết từ khó

- Khi viết đoạn văn này các em thấy từ nào khó viết?

- 1 em đọc lại đoạn viết.

+ Viết chính tả

- GV nhắc HS: Bài Sông Hương trình bày bài theo đoạn văn ngắn, khi viết bài ngoài lề các em viết cách vào một ô, tên riêng các em phải viết hoa. - GV đọc bài chính tả cho HS viết. - Đọc cho HS dò bài.

- Yêu cầu HS đổi vở chéo để kiểm tra.

+ Nhận xét, chữa bài chính tả

- GV nhận xét cách trình bày một số bài và sửa sai. Tuyên dương một số em viết đẹp.

c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả

- GVgọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2. - GV hướng dẫn HS làm bài tập.

- Các tên riêng được viết hoa.

- HS đọc bài.

- Vào mùa hè Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

- Những đêm trăng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

- Lắng nghe. - Dát vàng, dải lụa. - HS đọc bài. - Lắng nghe. - HS viết vào vở. - HS dò bài. - HS thực hiện. -HS lắng nghe. - HS đọc yêu cầu.

- HS lắng nghe và làm bài tập vào vở bài tập.

- Gọi 1- 2 nhóm chia sẻ kết quả của nhóm mình.

- GV nhận xét. Bài tập 3:

- GV tổ chức cho HS trò chơi “Xì điện” trong 3 phút, thi giữa các nhóm lần lượt từng bạn trong mỗi nhóm đưa ra các tiếng bắt đầu bằng d hoặc gi, đến lượt bạn nào thì bạn đó trả lời và chỉ bạn tiếp theo của nhóm khác cho đến hết thời gian.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm chiến thắng.

3. Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học, tuyên dương các nhóm.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

- Các nhóm chia sẻ kết quả. - HS lắng nghe. -HS chơi trò chơi. - Lắng nghe - Lắng nghe

Giáo án 3: Chính tả: Nghe – viết: Đối đáp với vua Phân biệt s/x, dấu hỏi/dấu ngã

(Tiếng Việt 3 - Tập 2) I. Mục tiêu:

- Giúp HS :

+ Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn văn (từ Thấy nói là học trò đến người trói người) trong bài Đối đáp với vua.

+ Tìm và viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc có thanh hỏi/ thanh ngã theo nghĩa đã cho.

II. Đồ dùng dạy học.

- Phiếu giao việc. Phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. a) Khởi động:

Tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” , GV yêu cầu mỗi nhóm viết vào bảng con các từ chứa âm n hoặc l. Nhóm nào viết chính xác, nhiều từ nhất, nhóm đó sẽ được thưởng bông hoa điềm tốt.

b) Bài mới.

1.Giới thiệu bài.

Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục làm các bài tập để phân biệt hai phụ âm s/x. Thanh hỏi/ thanh ngã và đồng thời viết một đoạn văn từ “Thấy nói là học trò đến người trói người” trong bài Đối đáp với vua.

2.Hoạt động cơ bản.

Hoạt động dạy Hoạt động học

- Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe -

viết chính tả.

Đọc thầm đoạn văn từ “Thấy nói là học trò đến người trói người” trong bài Đối đáp với vua.

-Thảo luận nhóm và trả lời một số câu hỏi sau:

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn trong đoạn văn.

- Nhắc nhở HS lưu ý khi viết các từ khó vừa nêu.

- GV viết lên bảng từ khó. Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó vào vở nháp.

Hoạt động 2: Viết chính tả, nhận xét,

chữa bài chính tả.

- Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả và hỏi: Đây là đoạn văn xuôi hay thơ? - Nhắc nhở HS chú ý cách trình bày 1 bài văn xuôi (đầu dòng lùi vào 1 ô, Chữ cái đầu tiên viết hoa...)

- Yêu cầu HS gấp SGK, GV đọc cho HS viết.

- Đọc dò: đọc toàn bài chính tả cho HS soát lại.

- GV nhận xét cách trình bày một số bài và sửa sai. Tuyên dương một số em viết đẹp.

Hoạt động 3: Làm bài tập chính tả.

Bài tập 2:

Quát?

+ Em hãy đọc câu đối của vua và vế đối của Cao Bá Quát?

- HS tìm và nêu các từ khó viết: + Học trò, leo lẻo, nghĩ ngợi lâu la, trời nắng chang chang, trói...

- HS lắng nghe.

- 1- 2 HS đọc. Cả lớp viết từ khó vào vở nháp..

- HS cả lớp đọc thầm bài chính tả và 1 HS trả lời: Đây là một đoạn văn xuôi.

-HS lắng nghe.

-HS viết bài vào vở.

-HS soát lại bài, tự sữa lỗi, trao đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập.

- Nhận xét, kết luận bài làm đúng. - GV yêu cầu HS đặt câu với từ vừa tìm được.

Bài tập 3:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. Phổ biến luật chơi, cách chơi. Yêu cầu tìm những từ ngữ chỉ hoạt động chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã.

- GV tuyên dương các nhóm chơi tốt, tìm được nhiều từ hay, thưởng bông hoa điểm tốt.

3. Củng cố, dặn dò.

- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt, dặn HS chuẩn bị bài sau. đôi. - 2- 3 nhóm trình bày: a) Sáo, xiếc b) Mõ, vẽ - HS lắng nghe. - HS đọc câu đặt được.

- HS tham gia trò chơi, mỗi nhóm của đại diện tham gia trò chơi .

+ vỡ trứng; lưỡi trai; ngẫm nghĩ; ngã ba….

+ im ỉm; vắng vẻ; bảnh bao; lẻ loi… - HS lắng nghe.

- HS làm bài tập 3a cá nhân vào vở bài tập.

2.3.2.2. Phiếu kiểm tra kết quả thực nghiệm

Phiếu bài tập số 1: Bài Tập chép : Tặng cháu

Điền đúng chữ n hay l, dấu hỏi hay ngã

Yêu cầu của từng câu hỏi và thang điểm:

Bài tập 1: Yêu cầu HS điền đúng âm n hay l vào chỗ chấm: a) Lá cọ

b) Nước biển

Bài tập 2: HS phát hiện các từ khó trong bài: cháu, mong, sau, giúp.

Bài tập 3: Yêu cầu HS điền chính xác dấu hỏi, dấu ngã vào các từ in nghiêng: Vỡ tổ Cái dĩa Sư tử

Phiếu bài tập số 2: Bài Chính tả (Nghe – viết) : Sông Hương Phân biệt r/d/gi, ưc/ưt

Yêu cầu của từng câu hỏi và thang điểm:

Bài tập 1: Yêu cầu HS điền đúng chữ phù hợp trong dấu ngoặc đơn vào chỗ trống:

a) Ra vào, da thịt, gia đình b) Oi bức, đứt chỉ

Tức giận, vứt rác.

Bài tập 2: Các từ khó trong bài: dát vàng, dải lụa.

Bài tập 3: Yêu cầu HS đặt được các câu để phân biệt các tiếng dễ lẫn đã cho:

+ Em không nghịch dao

+ Người bán hàng vừa đi vừa rao.

+ Cô giáo giao bài tập về nhà cho chúng em.

Phiếu bài tập số 3: Bài Chính tả (Nghe – viết): Đối đáp với vua Phân biệt s/ x, dấu hỏi/ dấu ngã

Yêu cầu của từng câu hỏi và thang điểm:

Bài tập 1: Yêu cầu HS phân biệt đúng dấu hỏi, dấu ngã:

a. nghỉ ngơi; nghĩ ngợi; suy nghĩ; ngày nghỉ;nghỉ việc b. ngã mũ chào; ngả nghiêng; ngã ba.

Bài tập 2: Các từ khó : học trò, leo lẻo, nghĩ ngợi, lâu la, chang chang, trói. Bài tập 3: Yêu cầu HS chọn chữ đúng trong ngoặc đơn để điền vào ô trống:

- Hoa sen, xen kẽ.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở QUẢNG BÌNH (Trang 77 -77 )

×