Không dừng lại ở việc nhìn thấy sự bất hạnh và số phận nhỏ bé của những thân phận phụ nữ, Lỗ Tấn còn chia sẻ với người đọc cái cảm quan nhân thế. Ông hướng ngòi bút của mình về họ - những chiếc bóng lẻ loi trên cuộc đời và không có quyền quyết định bản thân mình để thể hiện lòng đồng cảm và sự sẻ chia. Họ là những người phụ nữ bị số phận dồn đẩy vào những tình thế oái oăm, những cảnh đời éo le, nghiệt ngã.
Lễ giáo, đạo đức phong kiến tương ứng với bản chất của chế độ phong kiến – một chế độ dựa trên nguyên tắc phục tùng thứ bậc, được phản ánh trong ý thức đạo
đức dưới thân phận của mỗi con người và được phản ánh khá rõ nét trong văn học trong đó có sáng tác của Lỗ Tấn. Nói đến đất nước Trung Quốc là nói đến một lịch sử
phát triển lâu dài với nhiều công trình kiến trúc vĩ đại, nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều phát minh sáng chế và cả những phong tục tập quán lạc hậu, những thói xấu trong thời phong kiến. Nạn nhân trực tiếp của những phong tục lạc hậu ấy chủ yếu là những người phụ nữ. Những người phụ nữ trong xã hội phong kiến Trung Quốc luôn bị khinh khi, coi rẻ. Họ là nạn nhân của rất nhiều quan niệm hà khắc của một xã hội trọng nam khinh nữ. Người phụ nữ trong cái xã hội ấy bị coi như những công cụ sản xuất không hơn không kém. Trong xã hội ấy, phẩm giá của người phụ nữ cũng chỉ là thứ vô giá trị. Lỗ Tấn thấu hiểu điều này và bằng ngòi bút sắc lạnh của mình ông đã phê phán thực trạng đáng buồn đó.
Trong vô số những nạn nhân của xã hội phong kiến có một tầng lớp mà hết thảy các nhà văn nhân đạo đều đau xót, trân trọng và tập trung viết về họ - đó là người phụ
nữ. Họ là hình tượng tiêu biểu cho những số kiếp bi đát. Cuộc đời của họ là cuộc đời của những chuỗi bế tắc. Họ là những con người có đủ tài năng, có đức hạnh thanh cao nhưng lại bị vùi dập, xô đẩy. Tác phẩm của Lỗ Tấn thường nói đến trạng thái bi kịch trong tâm hồn những người cùng khổ, trong đó có người phụ nữ; nói lên sự nham hiểm
độc địa của giai cấp thống trị, khơi dậy lòng căm phẫn sâu xa với chế độ phong kiến. Trong xã hội phong kiến, phụ nữ là người bị chà đạp và áp bức nhiều nhất. Bốn thứ
cường quyền: chính quyền, tộc quyền, thần quyền và phu quyền luôn luôn hành hạ họ
một cách tàn nhẫn. Ngòi bút của Lỗ Tấn chĩa vào những thứ cường quyền đó để đấu tranh và bảo vệ lợi ích phụ nữ.
Dưới sự thống trị của bọn phong kiến đế quốc, những giá trị tinh thần của dân tộc Trung Hoa dần dần bị mai một. Đất nước ngày một chìm đắm. Điều đau xót nhất
đối với nhà yêu nước Lỗ Tấn là nhân dân mê muội, tê liệt, không hề cảm thấy tủi nhục. Trong cảnh tượng hoang tàn chìm đắm đó, “con người gặm nhấm những nỗi đau khổ
buồn thương mênh mang của người và của mình, nhưng không chịu nhổ ra. Họ cho
như thế còn hơn là trống rỗng, ai nấy đều tự xưng là những người dân chịu khổ nhục
của trời” [18, 329].
Xuất phát từ tinh thần yêu nước, yêu nhân dân, Lỗ Tấn luôn đi tìm kiếm cái căn nguyên bệnh trạng mà người Trung Quốc mắc phải. Ông vạch trần những thói hư tật xấu của dân tộc mình cũng vì mục đích cao cả là thức tỉnh họ, chỉ cho họ phương châm cứu chữa. Qua đó ta thấy được nỗi xót xa của tác giả khi nói lên bất hạnh của nhân vật.
Trong số những tác phẩm viết về đề tài này của Lỗ Tấn, nổi bật nhất phải kể đến những sáng tác tiêu biểu như Ngày mai, Lễ cầu phúc, Trong quán rượu, Ly hôn,
Tiếc thương những ngày đã mất… Đó là những tác phẩm mà đến nay vẫn như còn
vang vọng tiếng kêu cứu não nùng đau đớn của những con người quằn quại trong vũng lầy của xã hội Trung Quốc cũ.
Hình ảnh chị Tư Thiền là chân dung những người phụ nữ nông dân bất hạnh trong văn học hiện đại Trung Quốc: chồng mất, ở vậy nuôi con; con chết, chị cô đơn ngay giữa đồng loại của mình vì không tìm được sự cảm thông. Lúc thằng Báu ốm, chị
cũng nghe theo lời người ta tin vào thần thánh để mong sao cho con trai chóng khỏi bệnh, chị quyết định đi “xin xăm”, “cầu nguyện”. “Hạnh tai lạc họa”, cái chết của con trai chị Tư Thiền còn là một cơ hội bị kiếm chác, lợi dụng. “Phàm những ai mó tay
vào việc hoặc có mở miệng bày vẽ cho chị cái này cái nọđều ăn cơm tất” [14, 63]. Lỗ
Tấn muốn nhấn mạnh đến gánh nặng tinh thần do xã hội áp đặt mà chị vác lên vai suốt cả cuộc đời mình nhưng không nhận ra để quẳng xuống. “Chế độ này đã ép họ trở
thành nô lệ, dưới mọi hình thức, rồi còn đổ trên đầu họ bao nhiêu là tội lỗi” [15, 164].
Cô Ái khi bị dồn ép cũng đã đến để gặp cụ Úy. Cái hành động ấy của cô khiến người ta những tưởng rằng cô thực sự thoát ra khỏi nỗi dồn ép của các thế lực quyền uy trong xã hội lúc bấy giờ. Nhưng khi cô đứng đối diện với cụ Úy thì “cô bị cái oai
phong của họ áp đảo, giống như một con rận gầy bị ép dẹp xuống” [14, 430]. “Quả
giác như người sẩy chân rơi xuống nước khi nghe câu “đừng nói lên Phủ, dù cô có lên
Thượng Hải, Bắc Kinh hay là kiện ra ngoại quốc cũng thế thôi” [14, 433]. Cô bị
choáng ngợp trước uy quyền to lớn, bộ mặt hung thần của bọn quan huyện. Thì ra, nỗi sợ hãi cố hữu kết đọng hàng nghìn năm trong vô thức còn mạnh hơn tư tưởng của cô, làm tiêu ma hết ý chí của cô. Dưới sức ép tinh thần ấy, cô Ái từ thế thắng chuyển sang thế thua, từ chỗ tràn đầy mơ tưởng chuyển sang hoàn toàn khuất phục, đành phải nhẫn
nhục lấy “chín mươi đồng” [14, 431] của nhà chồng bồi thường cho. Cả quá trình tâm
lý đó được thể hiện vô cùng tinh tế qua việc mô tả hoàn cảnh. Ly hôn đã phơi bày sự
xấu xa của bọn cường hào ác bá một cách chân thực sống động, đồng thời cũng phê phán những hạn chế về mặt nhận thức của những người dân. Những thế lực đen tối dày
đặc đòi hỏi người nông dân phải tỉnh ngộ, phải đấu tranh kiên quyết hơn, đó chính là thông điệp được Lỗ Tấn nhắc lại nhiều lần trong những truyện ngắn này.
Lỗ Tấn muốn ví lễ giáo phong kiến như những thứ kim độc chích vào thân thể
nhân dân làm cho tinh thần họ tê liệt. Tử Quân là một hình tượng trí thức “sống thừa” trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Nàng là một thành viên trong xã hội mà ởđó con người vừa là nạn nhân bị tha hóa trên con đường phát triển của chính mình, vừa là thủ phạm gây ra bi kịch cho mình mà không hề ý thức được. Tử Quân chết dần chết mòn trong không gian ảm đạm và thê lương, như “hai chậu hoa nhỏ…, để bốn ngày không có giọt
nước, chết khô ở góc tường” [14, 384]. Sắc mặt nàng mỗi ngày một thê thảm và có ý
khiếp nhược hơn trước. Nàng “mang cái gánh nặng hư không trĩu trên vai mà bước đi
trên cái gọi là đường đời, trước cái uy nghiêm của ông bố và sự khinh bỉ của người
xung quanh” [14, 401]. Và con đường ấy chẳng qua chỉ là một nấm mồ, một nấm mồ
mà đến một tấm bia cũng không có. “Số phận nàng đã định cho nàng phải chết trong
cõi không có tình yêu” [14, 404].
Cũng chính trong cái xã đó, đã không cho con người quyền được lên tiếng, quyền được quyết định vận mệnh của mình. Cái Thuận đã cắn răng chịu đựng bệnh tật hành hạ mà không nói cho một ai biết để rồi “người cứ gầy héo đi, nước da vàng ra” [14, 271]. Không những thế, cô còn bị những trận “roi đòn” hành hạ của ông bố, khao khát có được chiếc “nơ nhung” nhưng cuối cùng vẫn không một lần được cài. Lỗ Tấn
đã nói lên sự thương xót của ông đối với con người bất hạnh, những con người không
Trong Mùa thu của Ba Kim, Thục Hoa giành được cơ hội vào học đường thì Thục Trinh nhảy xuống giếng tự tử. Số phận bi thảm của cô thiếu nữ khờ khạo, sống trong vòng vây của sự ngu dốt và sự nông nổi đã bộc lộ hoàn toàn tính chất giả dối, xấu xa của lớp cha chú và đã nói rõ sự vùi dập nghiêm trọng của chế độ phong kiến
đối với tinh thần và thể xác con người.
Trong tác phẩm Sóng gió, Lỗ Tấn cũng đã đề cập đến một vấn đề nghiêm trọng trong suy nghĩ của người nông dân. Vua lại lên ngôi, bắt phải để đuôi sam. Chồng chị
Bảy Cân tuy ở nông thôn nhưng vốn có ý hay bay nhảy, đua đòi nên đã cắt mất cái
đuôi sam đi rồi. Khi nghe tin, chị Bảy đã khóc ầm lên, liếc nhìn cái đầu trọc lóc của chồng, không nhịn được, thịnh nộ, trách chồng, giận chồng và thậm chí cả sự tuyệt vọng. Chị tuyệt vọng vì sao? Vì sợ, sợ “kỉ cương” của chế độ lúc bấy giờ. Chị cố trấn an mình với hi vọng “quan huyện chưa có niêm yết gì”. Nhưng khi thấy cụ Bảy Triệu – một nhân vật quan trọng và có học vấn trong vòng ba mươi dặm đất này đến thì chị
vô cùng lo lắng và hốt hoảng. Nghe cụ Bảy nói về chuyện cái đuôi sam thì chị và chồng chị “như nghe tuyên án tử hình”, “tai cứ ù lên, chẳng nói được nửa lời” [14, 84].
Viết về nỗi bất hạnh của người phụ nữ bởi sự đè nén của những hủ tục phong kiến, Lỗ Tấn không chỉ thành công qua một số hình tượng điển hình như cô Ái, chị Tư
Thiền, Tử Quân… Bằng tài năng, bằng một cảm quan nhạy bén ông đã tiếp tục thể
hiện nỗi bất hạnh đó qua hình tượng điển hình – thím Tường Lâm. Nhân vật của Lỗ
Tấn là nạn nhân của bao nỗi giày vò, đày đọa về cuộc sống tinh thần. Lễ giáo phong kiến luôn thù địch với họ, khiến họ hốt hoảng trước bao nhiêu câu hỏi dồn dập về số
phận. Nỗi đau day dứt tâm hồn thím Tường Lâm cho đến khi chết có thể nói là “muốn
làm nô lệ mà không được”. Quả vậy, điều mong ước thấp nhất và cao nhất của thím
cũng chỉ có một: sống một cuộc sống tối thiểu, làm một người nô lệ không hơn không kém. Thím bỏ ra rất nhiều đểđổi lại rất ít. Được người thuê, thím làm không tiếc sức, hơn thế còn cảm thấy thỏa mãn, bởi vì hi vọng của thím không có gì khác là được chốn yên thân. Cái hi vọng nhỏ bé đó bản thân nó đã mang tính bi kịch, bởi vì nó vốn không có gì đáng gọi là hi vọng. Nhưng cái thòng lòng của lễ giáo phong kiến cũng đã giết chết cái hi vọng ấy. Chế độ phong kiến cho phép mẹ chồng bán con dâu lấy tiền cưới vợ cho con trai. Thế là thím bị mua về bán đi như một con vật.
Sau hai cuộc hôn nhân bất hạnh, thím Tường Lâm lại đến nhà họ Lỗ làm thuê. Thím sống trong sự vây bủa của những lời châm chích, giễu cợt của xã hội. Ông lớn Lỗ Tư - con người khuôn phép ấy tuy đã đọc qua câu sách: “Quỷ thần giả, nhị khí chi
lương năng dã” nhưng vẫn kiêng kị và coi thím như một thứ xấu xa bẩn thỉu, làm bại
hoại đến gia phong thế tục. Vì thế tất cả đồ cúng tế, họ đều không cho thím đụng tay vào. U Liễu, một con người mê tín lại lấy sự trừng phạt ở âm phủ ra đe dọa thím và khuyên thím nên đến miếu Thành hoàng ở xóm Tây “xin cúng một cái bậc cửa” thế
mạng để cho“người qua kẻ lại giày đạp lên, chuộc lấy tội kiếp này cho thím, khỏi phải
chết rồi còn chịu khổ” [14, 255-256]. Chúng giống như những mũi tên bất kì lúc nào
cũng có thể bắn vào, làm chảy máu con tim thím. Sự đe dọa về tinh thần đã đè bẹp hoàn toàn người phụ nữ nông thôn ấy. Thím trở thành một con người ủ rủ, chậm chạp và lặng lẽ. Với số tiền công của cả một năm đi ở, thím đã mua một cái “bậc cửa”, những tưởng rằng đã thoát tội và có thể trở lại làm người. Trong buổi lễ tế tổ ngày
đông chí, thím thản nhiên đi bày biện cốc chén. Thật không ngờ bà Tư nhìn thấy hoảng
hốt: “Thím đểđấy thôi, thím Lâm!” [14, 257]. Thím vội rụt tay lại như bị bỏng. Từđó
thím như kẻ mất hồn, suốt ngày rụt rụt rè rè sợ sệt như một “con chuột nhắt ra khỏi tổ
giữa ban ngày” [14, 257]. Cuộc sống cứ từng bước ép thím đến chân tường, và cuối
cùng thím phải sa vào cảnh đi ăn xin. Người ta không thuê thím nữa vì thím đã đi bước nữa, phạm vào giáo lý tôn nghiêm. Thím bị kết án tử hình về tinh thần khi nghe nói chết đi, xuống âm phủ, hai người chồng tranh nhau và “Diêm Vương đành phải cưa
đôi thím ra, chia mỗi người chồng một nửa” [14, 255]. Chính cái giáo lý phong kiến
độc địa đó đã đày đọa người đàn bà khốn khổ kia không những khi còn sống mà ngay cả sau khi chết. Trong khi mọi người đang hân hoan làm lễ cầu phúc cuối năm thì thím bị “quét” ra khỏi cuộc đời như một cọng rác bẩn, với một nỗi lo sợ và nghi ngờ vềđịa ngục. Cảnh ngộ của cuộc đời thím Tường Lâm giúp bạn đọc thấy được rằng, có đến bốn sợi dây thừng của xã hội phong kiến đang lặng lẽ xiết quanh cổ thím. Thì ra không phải chỉđói khát, giá lạnh mới là nỗi đau đớn của thím. Trong thím còn tồn tại một nỗi lo sợ lớn hơn nhiều đó là sẽ bị trừng phạt, bịđọa đày.
Lỗ Tấn thật tài tình, đã “đem tấn thảm kịch của đời người đặt ngay vào giữa lễ
cầu phúc. Lỗ tiên sinh đã làm một chuyện động trời trong nghệ thuật, tựa như tiên sinh
biện dọn mâm cỗ để rồi hất đổ tất cả mâm cỗ ấy, tựa như sau khi đưa ta lênh đênh
Thím Tường Lâm chết ngay trong đêm cầu phúc. Và trước cái chết của thím những tưởng rằng con người, cảnh vật và tạo hóa đều tỏ ra xót xa và thương tiếc. Nhưng không, “trời đất quỷ thần sau khi về hâm hưởng rượu thịt, hương hoa, đều say mềm,
bây giờ đang bước đi chếnh choáng giữa không trung, và đang chuẩn bị đem lại cho
tất cả những người ở Lỗ Trấn một nguồn hạnh phúc vô tận” [14, 258]. Đây là một
cách “ăn thịt người” của xã hội phong kiến. Nó đã để cho con mồi chết dần chết mòn cả thể xác lẫn tinh thần, khi không còn tác dụng nữa thì nhả ra. Thím Tường Lâm trở
thành một kẻ thân tàn ma dại, chết đi trong sự lãng quên của người đời.
Ý nghĩa sâu xa của tác phẩm ở chỗ không chỉ một ông Lỗ Tư, mà ngay cả
những người cùng khổ như u Liễu và cả những người xung quanh đã từng giễu cợt trên nỗi đau của thím Tường Lâm, cũng đều mê muội và bị đầu độc bởi các thế lực phong kiến. Họ cùng hùa theo trấn áp tinh thần thím, tạo nên một bi kịch bất hạnh và không bình thường của xã hội cũ. Mê tín, thần quyền đã hỗ trợđắc lực cho giai cấp thống trị. Nó là một thứ “thuốc phiện của tinh thần” đối với người dân bị áp bức. Tất cả tình trạng đó là hậu quả bởi sựđày đọa dai dẳng, nặng nề của ách thống trị phong kiến trung cổđối với người lao động. Họ bịđẩy vào thân phận nô lệ.