Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng tương tác thuốc điều trị rối loạn tâm thần trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện tâm thần tư 1 (Trang 25)

2.2.1. Mục tiêu 1

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp quan sát mô tả cắt ngang.

Mô tả phương pháp: (phương pháp được sơ đồ hóa thành sơ đồ 2.1.)

Thu thập mẫu nghiên cứu vào mẫu đơn thu thập thông tin (Phụ lục 1).

Sau khi đã chọn được đối tượng nghiên cứu thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn, tiến hành nhập đơn vào CSDL online Drug Interaction Checker (https://www.drugs.com). Ghi nhận kết quả về số lượng, mức độ tương tác. Đồng thời ghi nhận lại danh mục hoạt chất không tra cứu được trên CSDL (Phụ lục 2).

Tra cứu lại thông tin về TTT của các hoạt chất không tra cứu được trên tờ thông tin của sản phẩm có cùng hoạt chất và cùng dạng bào chế. Ưu tiên tra cứu thông tin thuốc trên các nguồn thông tin sản phẩm tiếng anh (SPC trên https://www.medicines.org.uk/emc, http://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed). Nếu không tìm thấy thông tin trên các nguồn cung cấp thông tin thuốc bằng tiếng Anh, tìm và sử dụng các nguồn cung cấp thông tin sản phẩm bằng tiếng Việt.

Chúng tôi tiến hành đồng thời nhập đơn vào Micromedex 2.0 và ghi nhận mức độ, thời gian khởi phát tương tác. Sau khi có danh mục các cặp tương tác thuốc – thuốc, xác thực lại thông tin về tương tác, đặc biệt với các cặp có YNLS trên Stockley’drug interactions.

Quy ước: TTT có YNLS là những TTT làm biến đổi độc tính hoặc thay đổi tác dụng điều trị của thuốc, cần thiết phải có can thiệp y khoa hoặc yêu cầu hiệu chỉnh liều. Các yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ ý nghĩa của 1 cặp TTT là mức độ nghiêm trọng, phạm vi điều trị của 1 thuốc, ghi nhận bằng chứng lâm sàng và khả năng sử dụng kết hợp của 2 thuốc trên lâm sàng [40]. Ở đây, do với đối tượng là bệnh nhân ngoại trú, nhóm nghiên cứu đưa ra quy ước xét YNLS của 1 tương tác thuốc theo 2 tiêu chí: ghi nhận bằng chứng lâm sàng và khả năng kết hợp 2 thuốc. Cụ thể, trong Stockley’s drug interactions những cặp tương tác có bằng chứng xuất hiện và được đưa ra khuyến cáo liên quan đến can thiệp trên lâm sàng như: không kết hợp, điều chỉnh liều, theo dõi nồng độ, đưa ra cảnh báo về nguy cơ gặp tương

Hình vẽ 2.1. Quy trình tra cứu tương tác thuốc – thuốc 2.2.2. Mục tiêu 2

Phương pháp: mô tả cắt ngang.

Mô tả phương pháp: (phương pháp được sơ đồ hóa thành sơ đồ 2.2)

Sau khi lựa chọn được mẫu nghiên cứu phù hợp, lên danh mục hoạt chất điều trị rối loạn tâm thần.

Tra cứu tương tác thuốc – thức ăn của từng hoạt chất với CSDL online Drug Interaction Checker (https://www.drugs.com), ghi nhận lại mức độ tương tác. Với những hoạt chất không tra cứu được trên Drugs.com (Phụ lục 2), tiến hành tra cứu thông tin tương tác thuốc – thức ăn trên tờ hướng dẫn sử dụng Lấy mẫu nghiên cứu - Số đơn thỏa mãn tiêu chí lựa

chọn

- Số thuốc trung bình trên đơn

Nhập đơn vào Drugs.com

Các hoạt chất không tra cứu được với Drugs.com

Tra cứu tờ thông tin sản phẩm các chế phẩm cùng

hoạt chất,dạng bào chế. Kết quả 1

Tra cứu lại bằng chứng cho mỗi cặp TTT trên Stockley’ drug

interactions. Kết quả 2

Nhập đơn vào Micromedex 2.0

của chế phẩm có cùng hoạt chất và dạng bào chế. Ưu tiên tra cứu thông tin thuốc trên các nguồn thông tin sản phẩm tiếng anh (SPC trên https://www.medicines.org.uk/emc, http://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed). Nếu không tìm thấy thông tin trên các nguồn cung cấp thông tin thuốc bằng tiếng Anh, tìm và sử dụng các nguồn cung cấp thông tin sản phẩm bằng tiếng Việt.

Sau khi có danh mục các cặp tương tác thuốc – thức ăn, tiến hành tổng hợp và xây dựng bảng thời gian biểu dùng thuốc cũng như bảng tương tác thuốc – thức ăn, đồ uống. 2.1. 2.2.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng tương tác thuốc điều trị rối loạn tâm thần trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện tâm thần tư 1 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)