Thời kì trổ bông, làm hạt, chín

Một phần của tài liệu GT modun 01 chuẩn bị trồng lúa cạn (Trang 32)

A. Nội dung

2.2.2 Thời kì trổ bông, làm hạt, chín

Trỗ bông: Được tính từ khi hạt lúa đầu tiên đến hạt lúa cuối cùng của bông lúa thoát ra khỏi bẹ lá đòng.

Nở hoa: Bông lúa trỗ đến đâu thì nở hoa, thụ phấn, thụ tinh ngay đến đó. Trên một bông các hoa ở đầu bông, đầu gié nở trước, các hoa ở cuối bông, cuối gié nở sau.

Sau khi nở hoa, hoàn thành quá trình thụ phấn, thụ tinh lá quá trình hình thành hạt. Hạt gạo tăng nhanh trong vòng 15-20 ngày sau trỗ.

Hoa lúa nở theo quy luật từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong cho nên trên một bông, những hoa ở đầu bông và đầu gié thường nở trước, các hoa ở cuối bông nở sau. Các hoa ở gốc bông nở cuối cùng nên cũng vào chắc muộn và khi gặp điều kiện bất thuận thường dễ bị lép hoặc có khối lượng hạt thấp (hạt bị lửng).

Hình 1.2.27. Giai đoạn trổ bông của cây lúa

Giai đoạn chín cây lúa trải qua các thời kỳ sau:

Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa): các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm quang hợp được chuyển vào hạt. Hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là do quang hợp ở giai đoạn sau khi trổ. Kích thước và trọng lượng hạt gạo tăng dần làm đầy vỏ trấu. Bông lúa nặng cong xuống. Hạt gạo chứa một dịch lỏng màu trắng đục như sữa, nên gọi là thời kỳ chín ngậm sữa.

Thời kỳ chín sáp: hạt mất nước, từ từ cô đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu vẫn còn xanh.

Thời kỳ chín vàng: hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển sang màu vàng đặc thù của giống lúa, bắt dầu từ những hạt ở cuối bông đến các hạt ở cổ bông gọi là “ lúa đỏ đuôi”, lá già lụi dần.

Thời kỳ chín hoàn toàn: hạt gạo khô cứng lại, lá xanh chuyển vàng và lụi dần. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi 85- 90% hạt lúa ngả sang màu trấu đặc trưng của giống.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Các câu hỏi

Câu hỏi 1: Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính: a. Từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi thu hoạch lúa. b. Từ khi cây lúa trỗ bông đến khi thu hoạch.

c. Từ khi chín đến khi thu hoạch.Câu hỏi 2: Cho biết cây lúa khi còn nhỏ kháccây cỏ ở điểm nào? cây cỏ ở điểm nào?

Câu hỏi 2: Phân biệt và xác định các bộ phận của lá lúa, các bộ phận của cây lúa? Câu hỏi 3: Hoa lúa thường nở hoa, tung phấn vào thời điểm nào trong ngày ?

a. Buổi sáng.

b. Buổi sáng và buổi trưa. c. Buổi sáng và buổi chiều. d. Cả a, b và c

Câu hỏi 4: Trình tự nở hoa trên bông lúa tuân thủ theo quy luật nào? a. Từ trên xuống dưới.

b. Từ ngoài vào trong. c. Cả a và b.

2. Các bài thực hành

2.1. Bài thực hành số 1.2.1: Xác định các đặc điểm thực vật học của cây lúa - Mục tiêu: Giúp người học nhận biết các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa.. - Nguồn lực: cây lúa, bút, giấy.

- Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3-5 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm giấy, bút, cây lúa có đầy đủ các bộ phận rễ, thân, lá...

- Nhiệm vụ: Quan sát cây lúa

- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/ 1 nhóm

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: xác định

đúng các cơ quan bộ phận của cây lúa; mô tả hình dạng các bộ phận cơ quan vào giấy.

2.2. Bài thực hành số 1.2.2: Xác định giai đoạn đẻ nhánh của cây lúa - Mục tiêu: Giúp người học nhận biết giai đoạn đẻ nhánh cây lúa. - Nguồn lực: cây lúa có nhánh ( ít nhất 2 nhánh), bút, giấy.

- Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3-5 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm giấy, bút, cây lúa có nhánh.

cây lúa.

- Nguồn lực: cây lúa ở giai đoạn làm đòng, có bông; bút, giấy.

- Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3-5 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm giấy, bút, cây lúa có nhánh.

- Nhiệm vụ: Thu thập cây lúa ở giai đoạn làm đòng, có bông; quan sát, nhận xét đặc điểm hình thái cây lúa giai đoạn làm đòng, có bông như thế nào?

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/ 1 nhóm

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Mô tả được đặc điểm hình thái cây lúa ở giai đoạn làm đòng; nhận biết được sự khác biệt cây lúa ở giai đoạn làm đòng.

C. Ghi nhớ

− Các bộ phận của cây lúa.

− Giai đoạn nảy mầm của hạt lúa.

− Giai đoạn làm đòng cây lúa.

Bài 3: Yêu cầu ngoại cảnh Mã bài: MĐ 01-3

Mục tiêu:

- Nêu được một số yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây lúa cạn.

- Phân biệt được các yếu tố ngoại cảnh tác động đến các giai đoạn sinh trưởng cây lúa khác nhau.

A. Nội dung

1. Nước (lượng mưa)

Đối với lúa cạn, lượng mưa là yếu tố quyết định năng suất.

Nhu cầu về nước của cây lúa thay đổi trong quá trình sinh trưởng và phát triển; thời kỳ lúa đẻ nhánh, nhu cầu về nước cao hơn, sau đẻ nhánh nhu cầu về nước đối với cây giảm. Nhưng khi lúa phân hóa đòng, phát triển đòng, phơi màu vào mẩy thì nhu cầu nước lại tăng, lúc bắt đầu chắc xanh, rồi chín nhu cầu nước lại giảm mạnh và khi lúa chín vàng thì giảm tới không.

Thiếu nước ở mọi giai đoạn đều làm giảm năng suất lúa, đặc biệt từ giai đọan làm đòng đến trổ bông, cây lúa rất nhạy cảm nếu bị thiếu nước: Ví dụ. Trước lúa trỗ từ 3 - 11 ngày nếu bị hạn 3 ngày tỷ lệ lép tăng cao và có thể giảm tới (60-70%) về năng suất.

Triệu chứng chung của cây lúa thiếu nước là lá héo, lá cuộn tròn lại, nếu nặng quá, lá khô cháy, kìm hãm đẻ nhánh, cây thấp, chậm ra hoa, lép lửng nhiều. Nếu bị hạn ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng làm chậm quá trình sinh trưởng. Nhưng có mưa kịp thời để cây phục hồi trở lại trước lúc lúa trỗ thì ít ảnh hưởng tới năng suất.

Nhu cầu về nước của cây lúa tùy vào giống. Những giống phát triển nhanh cần nhiều nước hơn các giống phát triển chậm. Những giống năng suất cao cần nhiều nước hơn những giống năng suất thấp trong cùng điều kiện đất đai và thời tiết.

Đối với lúa cạn, thời vụ gieo trồng và các biện pháp kỹ thuật phụ thuộc vào chế độ mưa. Chế độ mưa thích hợp cho lúa cạn là mưa vừa phải và phân bố đều trong các tháng trồng trọt. Tất cả các công việc đồng áng để làm một vụ lúa phụ thuộc vào tình hình mưa đến sớm, đến đúng thời vụ hay đến muộn. Hạn gây khó khăn cho quá trình nảy mầm, sinh trưởng, phát triển, thụ phấn, kết hạt, từ đó làm giảm năng suất lúa. Mưa nhiều và tập trung ảnh hưởng đến lúa cạn do gây xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng. Mưa nhiều ở giai đoạn trổ hoa cản trở sự thụ tinh, kết hạt.

2. Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa: sự nẩy mầm, ra lá, đẻ nhánh, làm đòng và trổ, làm hạt, chín. Trong suốt vụ

Thấp Cao Tối thích Nẩy mầm 10 45 20-35 Mọc thành cây mạ 12-13 35 25-30 Ra rễ 16 35 25-28 Vươn lá 7-12 45 31 Đẻ nhánh 9-16 33 25-31

Bắt đầu phân hóa đòng 15 33 25-31

Phân hóa đòng 15-20 38 25-31

Nở hoa 22 35 30-33

Chín 12-18 30 20-25

3. Ánh sáng

Bức xạ mặt trời được coi là yếu tố khí tượng quan trọng nhất quyết định năng suất lúa, đặc biệt giai đoạn hình thành sản lượng, kế đến là giai đoạn chín, giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng mức độ ảnh hưởng ít hơn.

Cũng như đối với các loại cây trồng khác, ánh sáng là nguồn năng lượng cần cho quá trình quang hợp của cây lúa. Ánh sáng cần cho sự đẻ nhánh gốc lúa có được chếu sáng thì các mầm nách mới dễ phát triển thánh nhánh. Nên gieo lúa dầy hợp lý các bụi lúa sớm chạm lá nhau thì thời gian đẻ nhánh ngắn và lúa đẻ gọn.

Ánh sáng trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây lúa có tác dụng quyết định đến năng suất. Đối với cây lúa cạn khi bị thiếu nước, ánh sáng nhiều thì quang hợp không thuận lợi. Nếu trong trường hợp cây lúa cạn bị thiếu nước mà ánh sáng giảm đi đôi chút thì quang hợp sẽ có lợi nhiều.

4. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển

Trong suốt thời gian sinh trưởng, cây lúa trải qua các giai đoạn như sau:

Trong đẻ nhánh của lúa những nhánh đẻ ra có khả năng cho bông gọi là nhánh hữu hiệu, những nhánh không có khả năng cho bông gọi là nhánh vô hiệu.

- Giai đoạn tăng trưởng

Thời kì 1: giai đoạn nẩy mầm (cây con) Thời kì 2: giai đoạn đâm chồi

Thời kì 3: giai đoạn thân dài ra.

- Giai đoạn sinh sản . vậy thì đẻ nhánh có phải là sinh sản không? Thời kì 4: giai đoạn tượng gié

Thời kì 5: giai đoạn trổ

Hình 1.3.1. Biểu đồ đời sống cây lúa

Sinh trưởng bông hạt

+ Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng: Được tính từ khi hạt nảy mầm đến kết thúc đẻ nhánh.

+ Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Được tính từ khi bắt đầu phân hóa đòng đến trỗ và chín.

Ví dụ: Giống lúa có thời gian sinh trưởng 90 ngày, thì thời gian chín là 30 ngày, thời gian sinh sản là 35 ngày, thời kỳ tăng trưởng sẽ là:

90 – ( 30 + 35) = 25 ngày

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Các câu hỏi

Câu hỏi 1: Vai trò của nước đối với cây lúa cạn?

Câu hỏi 2: Kể tên các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa cạn? 2. Các bài thực hành

2.1. Bài thực hành số 1.3.1: Xác định nhu cầu cần nước của cây lúa ở giai đoạn trước khi gieo trồng

- Mục tiêu: Giúp người học nhận biết lượng nước hạt lúa cần để nảy mầm. - Nguồn lực: hạt lúa, giấy, bút.

- Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3-5 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm giấy, bút, hạt lúa.

- Nhiệm vụ: quan sát ruộng lúa trước khi gieo hạt; đo độ ẩm đất. - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/ 1 nhóm

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: xác định

được độ ẩm thích hợp để tiến hành gieo trồng.

C. Ghi nhớ:

Bài 4: Xác định mùa vụ, giống trồng lúa cạn Mã bài: MĐ 01-4

phẩm của quá trình trồng lúa được tính toán, sắp xếp trước thành một trình tự nhất định và thực hiện toàn bộ những nội dung đó theo trình tự đã sắp xếp.

Lập kế hoạch trồng lúa là để chủ động về tiền vốn, công lao động, vật tư, mùa vụ, bán sản phẩm nhằm hạn chế những rủi ro và đảm bảo cho quá trình trồng lúa được thuận lợi.

1.1. Tìm hiểu thông tin về vai trò cây lúa cạn

Cây lúa cạn có vai trò quan trọng trong việc đóng góp lương thực tại chỗ cho những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, những vùng không có điều kiện trồng lúa nước, giao thông chưa phát triển, việc vận chuyển hang hóa khó khăn.

Cây lúa cạn có ưu thế trong sản xuất lương thực ở nơi thiếu nước tưới.

1.2. Tìm hiểu thông tin về đặc tính trồng cây lúa cạn

Trong 4 thập niên qua, nhiều đầu tư trong nước và thế giới được thực hiện cho việc nghiên cứu và phát triển lúa cạn nhưng các thành quả đạt được chưa đáp ứng tương xứng. Điều này có nghĩa là những tiến bộ kỹ thuật từ các cuộc nghiên cứu chưa thích ứng với các môi trường trồng lúa cạn và chưa phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của nông dân từng địa phương. Đặc tính của hệ thống trồng lúa cạn gồm có:

1) Lúa cạn hoàn toàn tùy thuộc vào nước trời nên có nhiều rủi ro, thường được canh tác trên đất đai kém phì nhiêu nên kết năng suất thấp.

2) Điều kiện kinh tế của đa số nông dân trồng lúa cạn còn thấp nên họ đầu tư không đủ cho lúa cạn.

3) Các giống lúa cạn cải tiến chỉ cho năng suất cao khi được bón phân, phòng trừ sâu bệnh tốt nhưng đa số nông dân trồng lúa cạn nghèo ít có khả năng mua phân bón, thuốc.

4) Lúa cạn truyền thống là loại lúa du canh, ít được chăm sóc kỹ lưỡng, nhất là công tác làm đất và làm cỏ. Đồng bào dân tộc thiểu số thiếu thông tin về các tiến bộ kỹ thuật.

Những khó khăn trong việc phát triển cây lúa cạn ở trong nước liên quan đến các vấn đề về kinh tế, xã hội, kỹ thuật và môi trường. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề này bằng những tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ khó đạt hiệu quả cao nên cần tác động, kết hợp đến đời sống kinh tế, tập quán ở nơi người làm nghề trồng lúa cạn.

Cần phải có chính sách và qui hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất của loại lúa này như là một giải pháp và ổn định đời sống cho các nông dân nghèo ở miền đồi núi và vùng xa.

Chiến lược đa loại hóa nhằm phối hợp với chăn nuôi, lâm nghiệp và các loại cây đa niên có giá trị kinh tế cao, đồng thời phát triển hệ thống giao thông, hạ tầng cơ sở và dịch vụ xã hội đáng được chú ý đến, tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai, xã hội, văn hóa và kinh tế từng vùng.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cây lúa cạn 1.3.1. Thời tiết

Lượng mưa và tần suất mưa là yếu tố quyết định cho năng suất cuối cùng của lúa cạn. Các đợt hạn cuối quá trình sinh trưởng và phát triển ảnh hưởng rất lớn, nhất là các đợt hạn xẩy ra lúc làm đòng và trỗ bông.

1.3.2. Khí hậu

Trong thực tế sản xuất, hiện nay có rất nhiều giống lúa, tuy nhiên, mỗi giống lúa sẽ thích nghi nhất định với điều kiện khí hậu, tính chất đất đai.

Đặc biệt ngày nay với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, cây lúa là một trong những cây trồng chịu ảnh hưởng lớn nhất. Chính vì vậy, khi chọn giống lúa, chúng

1.3.3. Chính sách phát triển nghề trồng lúa cạn

Cần có những nghiên cứu về sự tác động qua lại và hiệu quả kỹ thuật, kinh tế việc trồng lúa cạn đối với đời sống xã hội của các hộ nông dân: giàu, nghèo, trình độ thấp, dân tộc kinh, dân tộc ít người, lớn, trẻ, nam, nữ.

Cần phát huy và nâng cao tác động của chính sách dân tộc, chính sách phát triển miền núi thông qua các chương trình xóa đói, giảm nghéo, phát triển kinh tế miền núi, phủ xanh đất trồng đồi trọc.

1.3.4. Giống

a) Giống địa phương

Hầu hết các giống lúa cạn địa phương đều là giống dài ngày (5-6 tháng) do đó chỉ làm được 1 vụ/ năm, chất lượng giống kém do không dược chọn lọc, cải tiến.

b) Giống cao sản: ngắn ngày, chưa được phổ biến, hạt giống giá cao và khó

mua do rất ít nơi bán.

1.3.5. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Người trồng lúa cạn chưa đầu tư nhiều vào phân bón, thuốc trừ sâu. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người trồng lúa cạn còn gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí người trồng lúa cạn còn thấp nhất là đối với đồng bào dân tộc ít người.

1.3.6. Kỹ thuật canh tác đơn sơ

Tập quán trồng lúa cạn địa phương (lúa rẫy) rất đơn giản. Phát cây vụ trước, đốt di xong, chọc lỗ bỏ hạt, làm cỏ 1 hoặc 2 lần lúa chín thì thu hoạch.

Một phần của tài liệu GT modun 01 chuẩn bị trồng lúa cạn (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w