2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Cổ tức (D) 2849 3147.83 3720.95 4119.36 4520.41 486.835 Tăng trưởng cổ tức (g) 10% 18% 11% 10% 10% Tỷ suất chiết khấu Re 12.2% Giá trị tương lai
(FV)
93083.44
Dòng tiền 2849 3147.83 3720.95 4119.36 4250.41 97920.27
Giá trị hiện tại (PV)
65174.64
Cổ tức được tính dựa theo bảng dự phóng doanh thu. Giải thích bảng dự phóng (bảng 16 phụ lục):
- Năm 2010, CSM có dự án mở rộng và sữa chữa các nhà máy sản xuất với vốn đầu tư là 50 tỷ. Vì thế, thị trường hồi phục cùng với sự mở rộng của CSM hứa hẹn doanh thu sẽ tăng trưởng mạnh nên cho g = 18%. Và năm 2012, dự án sản xuất lốp radian đi vào hoạt động chiếm lĩnh thị trường mới nên doanh thu cũng có khả năng biến động mạnh g= 15%. Còn năm 2011,2013,2014 CSM sẽ tăng trưởng ở mức 10% ( đây là mức phát triển lúc trước khủng hoàng).
- Vì các năm trước công ty không chia cổ tức bằng tiền mà hoàn toàn bằng cổ phiếu (tương đương với 30% so với lợi nhuận sau thuế) nên xét về tương lai CSM trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 30%.
- Re được tính theo công thức CAPM với beta thị trường chứng khoán Việt Nam ,Rf= 12%, Rpm= 3%.
Bảng tính Re bảng 17(phụ lục).
- Sau năm 2014, cổ tức sẽ tăng trưởng đều 10%, đây là tốc độ trung bình của cổ tức CSM (2006,2007,2008,2009 ước tính từ cổ phiếu).
2.5.4. Định giá theo phương pháp FCF
2.5.4.1. Cơ sở định giá
Các giả định về doanh thu:
- Trong 3 năm từ 2011,2013,2014, tốc độ tăng trưởng không đổi là 10%, đây là tốc độ tăng trưởng trung bình của CSM trong giai đoạn trước khủng hoảng, và xem xét ở góc độ trung hạn (5 năm ) với yếu tố kinh tế sau khủng hoảng thì mức 10% khá chính xác.
- Năm 2010, công ty có dự án mở rộng và tái sản xuất các nhà máy sản xuất xăm lốp với tổng vốn đầu tư là 50 tỷ đồng, hợp tác với công ty Phillips Carbon Black- Ấn Độ đầu tư vào nhà máy than đá với tổng vốn đầu tư là 16 triệu USD. Vì thế năm 2010 có sự tăng trưởng mạnh hơn so với năm trước,giả định g =18%.
- Năm 2012, công ty có dự án xây dựng nhà máy sản xuất lốp radian, mở ra thị trường mới, ước tính doanh thu sẽ có sự tăng trưởng mạnh hơn, g=15%.
Các giả định chi phí:
- Chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý tăng đều theo doanh thu.
- Tỷ lệ chi phí / doanh thu được ước tính theo bảng kết quả kinh doanh năm 2009. - Giữ nguyên cơ cấu chi phí hiện tại, thuế = 25% .
Tốc độ tăng trưởng dài hạn:
Tốc độ tăng trưởng dài hạn của công ty được tính dựa trên cơ sở tốc độ tăng trưởng của ngành và tốc độ tăng trưởng GPD dài hạn.
Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á , GDP Việt Nam có thể tăng trưởng với tốc độ 7-8%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2020.
Trong thời hạn dài hơn, tốc độ tăng trưởng GDP có thể thấp hơn con số trên. Nhưng, với những tiềm năng rất lớn của nền kinh tế, Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với các nước khác. Kinh tế Việt Nam được so sánh với giai đoạn đầu của nền kinh tế Nhật Bản, trong khoảng thời gian từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai đến trước cuộc khủng hoảng những năm 1970, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trung bình hơn 6%/năm. Do đó, có thể dự báo rằng GDP Việt Nam cũng tăng trưởng với tốc độ tương tự trong 30 năm tới, tức là khoảng 6%/năm.
Mặt khác, ngành cao su tiêu dùng là ngành có sự tăng trưởng cùng chiều với ngành kinh tế (kinh tế phát triển thì cầu tiêu dùng mới tăng trưởng). do đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các công ty trong ngành cũng tương đương với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đối với CSM, một công ty có quy mô tài sản tương đối lớn cùng với tốc độ tăng trưởng trung bình so với toàn ngành, dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu dài hạn (không chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh) vào khoảng 6%/năm.
Tính tỷ suất chiết khấu (WACC)
Tính toán WACC là một trong những phần quan trọng nhất trong việc định giá vì chỉ một thay đổi nhỏ trong WACC sẽ ảnh hưởng rất lớn tới giá trị doanh nghiệp, cho nên việc tính toán WACC đòi hỏi sự cẩn trọng và kinh nghiệm của nhà phân tích.
WACC = Re *E/V + Rd*(1-T)*D/V.
WACC : tỷ suất chiết khấu. Re : chi phí vốn.
E/V : Tỷ trọng vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản. Rd : lãi suất vay của doanh nghiệp.
D/V : Tỷ trọng nợ vay / tổng tài sản. T : thuế suất.
Trong đó:
- Re được tính theo công thức CAPM , beta được ước tính từ lịch sử giá của CSM và chỉ số VNINDEX, Rf = 12% (tương đương với lãi suất trái phiếu chính phủ), Rm = 15% (lãi suất cho vay trên thị trường Việt Nam ).
- Rd = chi phí lãi vay / vay ngắn hạn
- T = 25% mức thuế suất chung của nền kinh tế.
WACC = 12.2% * 58.67% + 11.83% * 41.33% = 10.82%.
Bảng dự phóng tài chính bảng 18( phụ lục)
Bảng dự toán báo cáo kết quả kinh doanh bảng 16 (phụ lục)