Cu(NO3)2, NH3, H2O D CuO, NO, H2O

Một phần của tài liệu KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG học kì II lớp 11 THPT năm học 2014 2015 môn THI hóa học (Trang 25)

Câu 9: Chất nào sau đây không phải là chất điện li?

A. C6H12O6 . B. KOH. C. H2SO4. D. CuSO4.

Câu 10: Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa: A. các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. B. nguyên tố nitơ và một số nguyên tố khác.

C. nguyên tố photpho và một số nguyên tố khác. D. nguyên tố kali và một số nguyên tố khác.

Câu 11: Thể tích khí O2 ( ở đktc) cần đốt cháy hết 1,7 gam NH3 tạo thành khí NO và H2O là:

A. 2,8 lít. B.2,24 lít. C.4,8 lít. D.5,6 lít.

Câu 12: Phương trình nào sau đây C thể hiện tính khử:

A. C + 2H2 t →o,xt CH4. B. Ca + 2C →to CaC2. C. C + O2 →to CO2. D. 3C + 4Al →to Al4C3.

Câu 13: Axit HNO3 khi tác dụng với kim loại thì không cho ra chất nào sau đây?

A.NH4NO3. B.NO2. C. H2. D.NO.

Câu 14: Công thức hoá học của supephotphat kép là:

A. Ca(H2PO4)2 và CaSO4. B. Ca(H2PO4)2. C. CaHPO4. D. Ca3(PO4)2. C. CaHPO4. D. Ca3(PO4)2.

Câu 15: Dãy kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội?

A. Na, Ca, Mg . B. Al, Cr, Fe. C. Na, Al, Ag. D.Cu, Zn, Mg.

Câu 16: Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch NaOH, dung dịch có màu xanh. Nhỏ từ từ dung dịch HCl

tới dư vào dung dịch có màu xanh trên thì:

A. Màu xanh vẫn không thay đổi. B. Màu xanh nhạt dần rồi mất hẳn.

C. Màu xanh đậm dần thêm. D. Màu xanh nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển sang đỏ.

Câu 17: Phương trình phân tử CaCO3(r) + 2HCl → CaCl2 +CO2↑+H2O có phương trình ion rút gọn là:

A. CaCO3(r) + 2H+ →CaCl2 + CO2↑+H2O.

C. Ca2+ + CO32- +2H+ →Ca2+ + CO2↑+H2O. D. CaCO3(r) + 2H+ → Ca2+ + CO2↑+H2O.

Câu 18: Hòa tan hoàn toàn m gam Cu vào dung dịch HNO3 loãng thu được 672 ml khí NO (đktc). Giá trị m bằng:

A. 2,88 gam. B. 28,8 gam. C. 0,288 gam. D. 288 gam.

Câu 19: Khi nhỏ dung dịch Na2SO4 vào ống nghiệm đựng dung dịch BaCl2 có hiện tượng nào sau đây: A. Có chất khí. B. Có chất kết tủa.

C. Có chất điện li yếu. D. Có chất khí và chất kết tủa.

Câu 20: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 0,448 lít khí NO duy

nhất ở (đktc). Giá trị của m là:

A. 0,56. B. 5,6. C. 11,2. D.1,12.

Câu 21: Dung dịch A có pOH = 12 thì nồng độ [H+] của dung dịch là:

A. 2M. B. 12M. C. 0,01M. D. 0,02M.

Câu 22: Dãy các chất tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là : A. Na2SO4, HNO3, Al2O3. B. Na2SO4 , ZnO , Zn(OH)2. C. Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3. D. Zn(OH)2, NaHCO3, CuCl2.

Câu 23: Thể tích O2 (ở đktc) cần để đốt cháy hết 6,8 gam NH3 thành N2 và H2O là:

A. 11,2 lít. B. 8,96 lít. C. 537, 6 lít D. 6,72 lít.

Câu 24: Có 3 chất khí : NH3 , O2 , HCl đựng riêng biệt trong 3 bình mất nhãn . Thuốc thử dùng để phân biệt 3 chất khí trên là:

A. dung dịch AgNO3 B. than hồng C. quì tím ẩm. D. dung dịch NaOH

Câu 25: Cho 3,2 g Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư thì thể tích khí NO2 (đktc) thu được là:

A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 3,36 lít.

Câu 26: Thổi 0,5 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,4 mol Ba(OH)2. sau phản ứng thu được a mol kết tủa. Giá trị của a là:

A. 0,35. B. 0,15. C. 0,3. D. 0,2.

Câu 27: Tính oxi hoá của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau?

A.C + 4HNO3 đặc → CO2 + 2H2O + 4NO2 . B.C + 2Ca → Ca2C.

C.C + H2O → CO + H2 . D.C + 2CuO → 2Cu + CO2.

Câu 28: Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây?

A. SiF4. B. SiO2. C. SiH4. D. Mg2Si.

Câu 29: Những chất chỉ thể hiện tính oxi hóa:

A. HNO3, H2SO4đ. B.H3PO4, P. C.NH3. D.NO, NH3.

Câu 30: Hợp chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng C, H tương ứng bằng 40% và 6,67%, còn lại là oxi. Tỉ khối hơi của X so với hidro bằng 30. Công thức phân tử của X là:

A.C3H6O. B. CH2O. C. C3H8O. D. C2H4O2

Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam một hợp chất hữu cơ A thu 6,6 gam CO2 và 2,7 gam nước. Tỉ khối hơi của A đối với không khí là 2,552. Công thức phân tử của A là:

A. C3H6O2. B. C2H6O2. C. C3H6O. D. C2H6O.

Câu 32: Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây chỉ cho sản phẩm gồm kim loại, NO2 và O2 ? A. Ca(NO3)2, NaNO3, Cu(NO3)2. B. AgNO3, Hg(NO3)2.

C. Al(NO3)3, Zn(NO3)2, KNO3. D. Cu(NO3)2, AgNO3.

Câu 33: Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,1 M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng:

A. [H+] = 0,1M. B. [H+] > [ NO3- ]. C. [H+] < [ NO3- ]. D. [H+] < 0,1M.

Câu 34: Cho 100ml dung dịch (NH4)2SO4 2M tác dụng với dung dịch NaOH( dư) đun nóng nhẹ, sinh ra khí amoniac. Thể tích khí amoniac thu được ở điều kiện chuẩn là:

A. 4,48 lit. B. 8,96 lit. C. 3,36 lit. D. 5,60 lit.

Câu 35: Hãy chọn những cặp muối mà trong dung dịch sẽ hình thành kết tủa khi hòa trộn chúng : A. KNO3 và (NH4)2CO3. B. BaCl2 và K2CO3.

C. NaNO3 và MgBr2 D. Na2SO4 và (NH4)2S.

Câu 36: Chọn dãy các chất đều là chất hữu cơ sau:

A.C2H6, CO, C2H6O. B.CH4, C2H4, CaCO3. C.C2H2, C6H12O6. D. C4H10, C2H4O2, NaHCO3. C.C2H2, C6H12O6. D. C4H10, C2H4O2, NaHCO3.

Câu 37: Phản ứng của NH3 với Cl2 tạo ra “khói trắng”, chất này có công thức hoá học là: A. HCl. B. N2. C. NH4Cl. D. NH3.

Câu 38: Cho công thức cấu tạo của hai chất sau: CH3-CH2-OH và CH3-O-CH3. Đặc điểm chung của hai hợp chất trên là gì?

A. Đồng phân. B. Đồng đẳng. C. Hợp chất este. D. Hợp chất rượu.

Câu 39: Môi trường axit là môi trường trong đó:

A. [ H+ ] < 1,0.10-7 M. B. [ H+ ] > 1,0.10-7 M. C. [ H+ ] < 1,0.107 M. D. [ H+ ] > 1,0.107 M.

Câu 40: Sục V (l) khí CO2 (đktc) vào bình đựng 3 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01 M thu được 2 g kết

tủa. Giá trị của V:

A. 6,72. B. 0,224. C. 0,448. D. 0,896.---Hết--- ---Hết---

Một phần của tài liệu KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG học kì II lớp 11 THPT năm học 2014 2015 môn THI hóa học (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w