Thực trạng nợ xấu của ngân hàng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu chi nhánh cần thơ (Trang 32)

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tìm ẩn rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng vì hoạt động tín dụng là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Các khoản nợ quá hạn chƣa thu hồi là nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng.

4.2.1.1 Nợ xấu theo thời hạn và theo nhóm nợ

Dƣ nợ đƣợc phân theo nhóm nợ là tiêu chuẩn để xét nợ xấu. Các nhóm nợ 3, 4, 5 là các nhóm nợ đƣợc xếp vào hàng nợ xấu theo quyết định. 493/2005/QĐ- NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN

Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ và thời hạn đƣợc trình bày tại bảng 4.5. Nhìn chung nợ xấu theo nhóm nợ và theo thời hạn đều tăng qua các năm. Nguyên nhân là do nên kinh tế khó khăn, giá cả nguyên vật liệu lại tăng cao, thêm vào đó tình hình lãi suất tăng cao từ 2 tháng cuối năm 2010 và giữ mức cao sang năm 2011, Điều này gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất và cả trả nợ của khách hàng, việc vay thêm để tái sản xuất cũng khó khăn vì khoản nợ cũ vẫn chƣa trả đƣợc. Sang năm 2012, NHNN kéo giảm khá mạnh các loại lãi suất điều hành, đây đƣợc cho là sự khởi đầu đúng hƣớng của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế của chính phủ nhƣng nền kinh tế vẫn chƣa qua giai đoạn khó khăn. Đến năm 2013 NHNN nên tiếp tục điều hành lãi suất thị trƣờng ổn định theo hƣớng giảm, lúc này nợ nhóm 4 và nhóm 5 vào 6 tháng năm 2013 giảm so với cùng kì năm 2012. Nhƣ vậy, với những chính sách tái cơ cấu nền kinh tế của chính phủ đang tác động tích cực đến nền kinh tế và đời sống xã hội.

Qua bảng 4.5, ta nhân thấy nợ xấu ngắn hạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu, hầu nhƣ luôn giữ mức trên 80% trong tổng nợ xấu. Bên cạnh đó, tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn trong tổng dƣ nợ nhỏ hơn tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn trong tổng nợ xấu qua các năm (xem phụ lục bảng 2), điều này cho thấy

24

so với nợ trung và dài hạn thì nợ ngắn hạn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ xấu của ngân hàng.

25

Bảng 4.5 Nợ xấu theo thời hạn và theo nhóm nợ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 6T2012/6T2013 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Thời hạn vay Ngắn hạn 23.012 36.296 39.302 36.316 32.552 13.284 57,73 3.006 8,28 -3.764 -10,36 Trung dài hạn 3.421 5.209 6.008 4.747 5.370 1.788 52,27 799 15,34 623 13,12 Nhóm nợ Nhóm 3 5.336 10.574 11.065 9 780 5.238 98,16 491 4,64 771 8566,67 Nhóm 4 1.234 9.167 5.654 10.460 9.478 7.933 642,87 -3.513 -38,32 -982 -9,39 Nhóm 5 19.863 21.764 28.591 30.594 27.664 1.901 9,57 6.827 31,37 -2.930 -9,58 Tổng 26.433 41.505 45.310 41.063 37.922 15.072 57,02 3.805 9,17 -3.141 -7,65

Nguồn: phòng tín dụng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ

+ Ghi chú: 6T2012: 6 tháng đầu năm 2012

26

Bảng 4.6 Nợ xấu phân theo ngành và thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: phòng tín dụng doanh nghiệp Eximbank Cần Thơ

Chỉ tiêu

Năm 2011/2010 2012/2011 6T2012/6T2013 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Thành phần KT

Quốc doanh 0 0 0 0 0 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Ngoài quốc doanh 22.535 33.926 22.057 28.754 21.264 11.391 50,55 -11.869 -34,98 -7.490 -26,05 Cá nhân 3.898 7.580 23.253 12.309 16.658 3.682 94,46 15.673 206,77 4.349 35,33 Khác 0 0 0 0 0 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Ngành KT Nông lâm ngƣ nghiệp 150 150 150 150 0 0 0,00 0 0,00 -150 -100,00 Công nghiệp chế biến chế tạo 5.295 8.295 5.404 6.470 4.359 3.000 56,66 -2.891 -34,85 -2.111 -32,63 Xây dựng 14.648 21.203 13.254 17.051 12.325 6.555 44,75 -7.949 -37,49 -4.726 -27,72 Khác 6.340 11.857 26.502 17.392 21.238 5.517 87,02 14.645 123,51 3.846 22,11 - Cá nhân 3.898 7.580 23.253 12.309 16.658 3.682 94,46 15.673 206,77 4.349 35,33 Tổng 26.433 41.506 45.310 41.063 37.922 15.073 57,02 3.805 9,17 -3.141 -7,65

27

+ Ghi chú: 6T2012: 6 tháng đầu năm 2012

6T2013: 6 tháng đầu năm 2013 KT: kinh tế

4.2.1.2 Nợ xấu theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế

Nợ xấu theo thành phần kinh tế vào năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010, nợ xấu nhóm ngành ngoài quốc doanh tăng 50,55%, nợ xấu nhóm khách hàng cá nhân tăng đến 94,46%. Nợ xấu tăng cao nhƣ vậy là do tình hình khó khăn của nền kinh tế vẫn còn bị ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng thế giới. Sang đến năm 2012, nợ xấu thuộc nhóm cá nhân vẫn tăng, trong khi nợ xấu của nhóm khách hàng ngoài quốc doanh đã giảm. Do đến 2012 nền kinh tế dần dần hồi phục, nhà nƣớc cũng có nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong kinh doanh, hơn nữa các doanh nghiệp với nguồn vốn mạnh hơn so với các cá nhân, việc kinh doanh sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn vì vậy tốc độ trả nợ của doanh nghiệp sẽ nhanh hơn. Qua bảng 4.6, ta nhân thấy nợ xấu ngoài quốc doanh qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu, cụ thể nợ xấu thuộc các Công ty Cổ phần và các công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất. Bên cạnh đó, tỷ trọng dƣ nợ của các Công ty Cổ phần và các công ty TNHH trong tổng dƣ nợ nhỏ hơn tỷ trọng nợ xấu của nhóm công ty này trong tổng nợ xấu qua các năm, điều này cho thấy so với các thành phần kinh tế khác thì nợ của các các Công ty Cổ phần và các công ty TNHH là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ xấu của ngân hàng. (Xem phụ lục bảng 4)

Nợ xấu phân theo ngành kinh tế tăng ở giai đoạn 2010 – 2011 và giảm ở giai đoạn 2011 – 2012. Tốc độ giảm của khối ngành xây dựng nhanh hơn so với khối ngành khác trong những năm 2010 – 2012, vì trong giai đoạn đó là giai đoạn đầu Cần Thơ đƣợc công nhận là Thành Phố trực thuộc trung ƣơng do vậy việc xây dƣng cơ sở hạ tầng phát triển. Đến giai đoạn 2012 – 2013, các khối ngành nhƣ công nghiệp chế biến và nông nghiệp đƣợc chú trọng nhiều hơn do đó nợ xấu cửa các khối ngành này cũng dần giảm xuống. Bên cạnh đó ngân hàng cũng nhận thức đƣợc cơ hội kinh doanh nên cũng tạo điều kiện cho các các doanh nghiệp thuộc khối ngành đƣợc khuyến khích của thành phố.

Ngoài ra tỷ trọng dƣ nợ của khối ngành Xây dựng trong tổng dƣ nợ nhỏ hơn tỷ trọng nợ xấu của khối ngành này trong tổng nợ xấu qua các năm, điều này cho thấy so với các ngành kinh tế khác thì ngành Xây dựng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ xấu của ngân hàng. (Xem phụ lục bảng 3)

28

4.2.2 về dự phòng rủi ro và khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng đều giảm qua 3 năm trong khi nợ xấu qua 3 năm ngày một tăng, điều này là không tốt cho việc bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Là khả năng của ngân hàng có thể bù đắp khi ngân hàng gặp rủi ro các khoản vay mất vốn, dựa trên số dự phòng RRTD mà ngân hàng trích lập ra. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tài chính linh hoạt của ngân hàng trong việc bù đắp các rủi ro trong hoạt động tín dụng. Hệ số bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng luôn ở dƣới mức 1%, điều này là không tốt cho ngân hàng vì hệ số này là quá thấp, ngân hàng có thể sẽ gặp rủi ro với các khoản cho vay không thanh toán đƣợc.

Tuy nhiên, nhƣ đã biết, hiện nay các ngân hàng trích dự phòn rủi ro tín dụng theo quy định của quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, nghĩa là Ngân hàng sẽ trích lập dự phòng cụ thể dựa vào giá trị tài sản đảm bảo mà ngân hàng định giá, do đó mỗi ngân hàng sẽ có cách định giá riêng, vì thế việc trích lập dự phòng rủi ro thấp có thể do tài sản đảm bảo mà ngân hàng định giá có giá trị cao.

29

CHƢƠNG 5

NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ BIỆN PHÁP GIÚP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN

DỤNG CHO EXIMBANK CẦN THƠ

5.1 KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

5.1.1 Kết quả đạt đƣợc

Tuy hiện tại nền kinh tế vẫn chƣa thoát khỏi tình trạng khó khăn nhƣng tình hình huy động vốn của ngân hàng tƣơng đối ổn định qua 3 năm 2010 – 2012. Số vốn huy động của ngân hàng vào năm 2011 giảm không đáng kể so với 2010 và đến 2012 thì số vốn huy động tăng lên. Nhƣ vậy, dù hiện tại vấn đề lạm phát vẫn còn tồn tại nhƣng với những chính sách về huy động vốn cũng nhƣ các gói sản phẩm huy động ƣu đãi dành cho khách hàng, tình hình huy động vốn của ngân hàng EIB Cần Thơ nhìn chung vẫn tăng trong giai đoạn 2010 – 2012.

Nắm bắt đƣợc cơ hội nền kinh tế năm 2013 đang phục hồi chậm, ngân hàng đã đƣa ra những giải pháp kinh doanh phù hợp, làm cho dƣ nợ 6 tháng năm 2013 tăng so với cùng kì 6 tháng đầu năm 2012.

Công tác cho vay và theo dõi khoản vay hiên đang đƣợc thực hiện chặt chẽ hơn, hạn chế rủi ro tín dụng. Định kỳ, cán bộ tín dụng phân loại xếp hạng cho các món vay để có những biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay của khách hàng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hơn.Kết quả tính đến thời điểm này là tỷ lệ nợ xấu/ dƣ nợ tín dụng của EIB Cần Thơ vào 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm nhiều so với 6 tháng năm 2012.

Công tác thu hồi nợ đƣợc ngân hàng đặc biệt chú trọng và kết quả là doanh số thu nợ của Ngân hàng luôn xấp xỉ hoặc cao hơn doanh số cho vay.

5.1.2 Những hạn chế

Giai đoạn 2010 – 2012, dƣ nợ liên tục giảm qua các năm, tỷ lệ nợ xấu/ dƣ nợ năm 2012 lên đến 2,03%, đây là mức tƣơng đối cao so với tỷ lệ khuyến khích 3% của NHNN.

Ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, các khoản vay trung hạn và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Trong thời gian tới khi nền kinh tế dần dần hồi phục thì nhu cầu vay trung và dài hạn để xây

30

dƣng mới, mở rông quy mô kinh doanh sản xuất, trang bị thêm trang thiết bị...là rất quan trọng, vì vậy nhu cầu đối với các khoản vay trung và dài hạn sẽ gia tăng.

Nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn trong những năm qua luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu (chiếm trên 80%), và nợ xấu thuộc thành phần khách hàng cá nhân cũng tăng cao trong năm 2012 và chiếm hơn 50% trong tổng nợ xấu.

Khối ngành Xây dựng không đóng góp nhiều cho dƣ nợ nhƣng về nợ xấu thì lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành kinh tế. Ngân hàng chƣa có biện pháp hợp lý để xử lý nợ đối với dƣ nợ ngành này.

5.2BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 5.2.1 Định hƣớng khách hàng cụ thể 5.2.1 Định hƣớng khách hàng cụ thể

Hiện nay, ngân hàng nên chú trọng vào đối tƣợng doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Vì đây là nhóm khách hàng doanh nghiệp thƣờng có tiềm lực tài chính, năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh cao, do đó phần lớn hoạt đông sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có uy tín trong quan hệ tín dụng.

Khi tiến hành cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng, cần kiểm tra chặt chẽ hợp đồng cho vay, nhằm đảm bảo nợ xấu thuộc khối ngành này không tăng thêm nữa.

5.2.2 Xây dựng doanh mục đầu tƣ hợp lý

Xác định đƣợc lĩnh vực cần đầu tƣ, nhận thức và trănh thủ đƣợc cơ hội sẽ mang đến hiệu quả kinh doanh cao cho ngân hàng.

Ngân hàng nên hạn chế đầu tƣ vào lĩnh vực bất động sản và thị trƣờng vàng. Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng.

Cần cân đối tỷ trọng cho vay theo thời hạn. Nghĩa là tăng cho vay trung và dài hạn thay vì chú trọng vào cho vay ngắn hạn nhƣ trƣớc đây. Nhằm phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng, phân tán rủi ro.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần tiếp tục triển khai các chƣơng trình khuyến mãi thƣờng xuyên và hấp dẫn nhƣ: bóc thăm trúng thƣởng, tặng phiếu mua hàng, khuyến mãi dịch vụ kèm theo.

5.2.3 Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định tín dụng

Chú trọng đến phƣơng pháp phân tích định lƣợng, lƣợng hóa rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, sử dụng các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng

31

cụ thể, đồng thời kết hợp phân tích định tính dựa trên tình hình thực tế để đƣa ra quyết định tín dụng hợp lý. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Trƣờng hợp khách hàng vay không có TSĐB, ngoài các nguyên tắc xét cho vay, ngân hàng nhất thiết phải quy định hạn mức cho vay cụ thể đối với từng đối tƣợng là doanh nghiệp.

5.2.4 Tăng cƣờng chức năng xử lý nợ, quản lý nợ của phòng quản lý rủi ro tín dụng ro tín dụng

Theo mô hình hiện nay thì EIB Cần Thơ đã thành lập bộ phân xử lý nợ với chức năng chủ yếu là quản lý các khoản vay sau khi đƣợc giải ngân. Với tỷ lệ nợ xấu nhƣ hiện nay, bộ phận xử lý nợ cần phải chú trọng điều tra khoản nợ, xem xét khả năng trả nợ của khách hàng. Ví dụ nhƣ cán bộ xử lý nợ phải tiến hành khảo sát thực tế tình hình kinh doanh của khách hàng vay nợ, để xác thực chính xác tình trạng tài chính cũng nhƣ khả năng trả nợ của khách hàng.

Yêu cầu khách hàng báo cáo tình hình kinh doanh định kì hoặc đột xuất nhằm sớm phát hiện tình trạng suy giảm khả năng trả nợ để nắm bắt kịp thời và xử lý các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên cần căn cứ vào uy tín tín dụng của khách hàng, ngân hàng xác định mức độ giám sát khoản vay phù hợp để không gây phiền hà cho khách hàng.

Kết hợp với chính quyền địa phƣơng để giải quyết những trƣờng hợp khách hàng cố tình không trả nợ vay cho ngân hàng khi đã quá hạn. Có nhƣ vậy mới có thể thu hồi đƣợc nợ tránh tổn thất và nâng cao uy tín cho ngân hàng.

5.2.5 Đối với công ty con Công ty Quản lý nợ và Khai thác Tài sản (AMC) (AMC)

Đối với công ty con là Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản (AMC), Ngân hàng phải luôn hỗ trợ công ty để công ty thực hiện tốt các công việc theo ủy quyền của Eximbank cụ thể nhƣ: khai thác một số tài sản (thuộc sở hữu của Eximbank) thông qua hoạt động cho thuê; thay mặt Eximbank là chủ đầu tƣ xây dựng một số công trình; thực hiện mua và khai thác một số tài sản có nguồn gốc từ nợ vay, thực hiện hồ sơ pháp lý tiến hành đầu tƣ xây dựng để làm trụ sở cho các điểm giao dịch của Eximbank.

32

CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn trong những năm vừa qua và đang dần phục hồi trong năm 2013 thì chất lƣợng tín dụng của ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu chi nhánh Cần Thơ đang giảm sút. Do đó việc nâng cao chất lƣợng tín dụng thông qua công tác quản trị rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng EIB Cần Thơ trong thời điểm này.

Trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận của ngân

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu chi nhánh cần thơ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)