Khái niệm “Độ co giãn của cầu” để chỉ sự phụ thuộc của cầu vào mức giá cả.
Công thức tính:
- Nếu K>1: Sự biến đổi nhỏ của giá cả làm cầu biến đổi lớn hơn được gọi là cầu co giãn.
- Nếu K<1: Sự biến đổi lớn của giá cả chỉ làm cầu biến động không đáng kể được gọi là cầu không co giãn.
- Nếu K=1: Sự biến đổi của cầu và giá cả cùng tỷ lệ được gọi là cầu co giãn đơn vị (hay cầu co giãn bằng đơn vị) .
Nhận xét: Việc xác định K giúp các xí nghiệp độc quyền đưa ra chính sách giá cả
có lợi cho mình (giá cả độc quyền để thu lợi nhuận độc quyền cao), có thể bán số lượng sản phẩm ít hơn mà giá cả cao hơn.
Thành tựu
Những phân tích về kinh tế thị trường hiện đại cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã được vận dụng trong hoạt động thực tiễn.
Đã có phân tích cụ thể sự vận động của nền kinh tế trên cơ sở các quy luật của thị trường, nghiên cứu sâu hơn các quan hệ sản xuất trao đổi.
Đã góp phần vào sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản, đưa ra những biện pháp điều chỉnh chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
Tác động đến việc xây dựng các chính sách kinh tế của các nước tư bản trong thời kỳ này.
Là cơ sở của kinh tế học vĩ mô hiện đại
Hạn chế
Mưu toan bác bỏ học thuyết kinh tế của Mác về giá trị, giá trị thặng dư, tư bản và các kết luận của Mác về mâu thuẫn tư sản và công nhân, về sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản.
Xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm chủ quan, không tính đến vai trò quyết định của nền sản xuất và của các điều kiện lịch sử xã hội. Những điều kiện này quyết định đặc điểm phát triển kinh tế ở một giai đoạn nhất định. Từ đó đi đến khẳng định các phạm trù kinh tế trong chủ nghĩa tư bản là tồn tại vĩnh viễn.
Mưu toan biến kinh tế chính trị thành môn khoa học kinh tế thuần túy. Thực chất
muốn gạt bỏ mối quan hệ kinh tế và chính trị, coi những hoạt động kinh tế là những hoạt động tách rời khỏi một chế độ chính trị nhất định, che giấu những lợi ích kinh tế khác nhau đằng sau những hoạt động kinh tế.
• Trường phái tân cổ điển là trường phái bao gồm các lý thuyết kinh tế ủng hộ tự do
kinh doanh, là sự tiếp tục tư tưởng cổ điển đề cao “bàn tay vô hình”. Những nhà kinh tế thuộc trường phái cổ điển mới tin tưởng vào sức mạnh của nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của các quy luật kinh tế. Theo họ, sự điều tiết của “bàn tay vô hình” sẽ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất phát triển bình thường.
Tóm tắt