Vùng tỉ lệ giới hạn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu buồng ion hóa và ống đếm tỉ lệ (Trang 25)

III. Ống đếm tỉ lệ

b.Vùng tỉ lệ giới hạn

Khuếch đại khí xảy ra chủ yếu ở gần anot cùng với việc tạo ra thác electron thì cũng tạo ra ion dương, nếu điện tích dương này lớn thì sẽ gây méo điện trường và làm giảm hệ số khuếch đại khí.

Xét hai hạt ion hóa có cùng năng lượng chuyển động theo hướng vuông góc với anốt và song song với anốt thì trường hợp I sẽ gây méo điên trường mạnh hơn trường hợp II , dẫn đến biên độ xung ra của hạt II sẽ lớn hơn.

Khi làm việc với ống đếm tỉ lệ cần chú ý khi khuếch đại khí lớn thì hệ số M có thể phụ thuộc vào bản chất các hạt ion hóa . vùng làm việc mà biên độ xung không tỉ lệ tuyến tính với năng lượng mất trông ống đếm gọi là vùng tỉ lệ giới hạn.

4. Ứng dụng ống đếm tỉ lệ.

Xác định năng lượng của bức xạ ion hóa nhờ vào tỉ lệ giữa xung ra và năng lượng hạt bị mất.

Là thành phần chủ yếu trong máy năng phổ bức xạ gamma và Renghen. Trong nhiều phòng thí nghiệm ống đếm tỉ lệ được sử dụng để đo hoạt độ của các chất phóng xạ bêta.

KẾT LUẬN

Sau khi tìm hiểu về đề tài này cùng với những bài thí nghiệm thực tế, đã giúp em hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các ứng dụng của các loại detector trong thực tế. Vì mới là sinh viên năm thứ ba do đó những kiến thức chuyên sâu còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó những giáo trình tham khảo bằng tiếng việt còn hiếm hoi. Khả năng đọc giáo trình nước ngoài còn nhiều hạn chế và thời gian tìm hiểu đề tài có giới hạn chính vì vậy mà bài báo cáo chưa thực sự tìm hiểu kĩ càng mọi vấn đề liên quan đến detector. Trong thời gian tới em sẽ cố gắng trao dồi thêm những kiến thức chuyên môn, và đặc biệt là cách tìm và đọc tài liệu tham khảo nước ngoài.

Để hoàn thành được bản báo cáo này em xin chân thành cảm ơn cô Hoàng Ngọc Liên đã hướng dẫn tận tình và có những góp ý bổ ích giúp em hoàn thiện bài báo cáo này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ghi nhận và đo lường bức xạ, Nguyễn Triệu Tú, 2007, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.

2. Điện tử hạt nhân, Nguyễn Đức Hòa, 2012, ĐH Đà Lạt.

3. An toàn bức xạ bảo vệ môi trường, Phùng Văn Duân, NXB Khoa Học và Kĩ Thuật.

4. Radiation detection and Measurement, Glenn F.Knoll

5. Các loại tài liệu khác: Các diễn đàn, các trang mạng, google.com.

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………... ... ... ... ...

... ... ...

Một phần của tài liệu Tìm hiểu buồng ion hóa và ống đếm tỉ lệ (Trang 25)