PHẦN III KẾT LUẬN III.1 KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu khai thác tính chất của hàm số (Trang 33)

III.1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Tôi đã giới thiệu về hai tính chất và phần vận dụng cho hàm số y = sinx đã nêu trong đề tài cho những học sinh khá giỏi toán lớp 12 tham khảo. Sau đó tôi “khởi xướng” và “phát động” một cuộc thi có thưởng mang tên “Ai sẽ là tác giả của nhiều bài toán nhất”. Kết quả thu được có thể nói rất khả quan: sau một tháng phát động cuộc thi tôi đã nhận được rất nhiều bài viết của các em học sinh lớp 12 tham gia. Phần lớn các em đã vận dụng hai tính chất của hàm số vào khai thác các hàm số lượng giác, hàm số đa thức đơn giản, hàm số luỷ thừa đơn giản, hàm số mũ đơn giản từ đó tạo ra được rất nhiều bài toán khá hay và mới lạ. Tôi đã chấm, trao giải thưởng và thống kê cụ thể như sau: các em học sinh khá đã xây dựng được khoảng 30% đến 50% bài toán tương tự như các bài toán có trong bài viết của tôi, các em học sinh giỏi toán đã tạo ra được khoảng 55% đến 75% bài toán tương tự với các bài toán có trong đề tài của tôi; có vài học trò xuất sắc còn “đề xuất” khai thác một số vấn đề khác trong SGK như: vận dụng tính đơn điệu của hàm số để sáng tạo ra những phương trình, bất phương trình và bất đẳng thức; khai thác các bài toán trong SGK để tạo ra những bài toán

mới,…..Nhưng cái được lớn nhất của cuộc thi là đã khởi xướng được một phong trào thi đua học tập và nghiên cứu trong một bộ phận học sinh khá giỏi toán; từ đó ta có thể nhân rộng phong trào cho tất cả đối tượng học sinh.

III.2. LỜI KẾT

Chúng ta cùng với học sinh “hợp tác đôi bên cùng có lợi” để thực hiện tốt hoạt động này thì tôi tin rằng một ngày không xa các em sẽ trở thành những học sinh giỏi toán; chúng ta có thể trở thành những giáo viên giỏi toán;…… và một ngày nào đó các em hoặc tôi và đồng nghiệp sẽ khám phá ra những bài toán, những định lý mang tầm của “một nhà toán học”. Chúc các đồng nghiệp thành công.

Xin chân thành cảm ơn !!!

CÁC TÀI LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ VIẾT ĐỀ TÀI

1. Sách GK Hình học 10 cơ bản – NXB Giáo Dục

2. Sách GK Đại số và Giải tích 11 cơ bản – NXB Giáo Dục 3. Sách GK Giải tích 12 cơ bản – NXB Giáo Dục

4. Tuyển tập các chuyên đề luyện thi đại học môn toán về Hệ thức lượng giác – TG: Trần Phương – NXB Hà Nội

5. Sáng tạo bất đẳng thức – TG: Phạm Kim Hùng – NXB Tri Thức 6. Báo Toán học & Tuổi trẻ - NXB Giáo Dục.

Một phần của tài liệu khai thác tính chất của hàm số (Trang 33)