1.Lò phản ứng nhanh làm mát bằng natri (SFR)

Một phần của tài liệu công nghệ lò phản ứng (Trang 36)

IV. Phân loại một số lò phản ứng nhanh

1.Lò phản ứng nhanh làm mát bằng natri (SFR)

Chất tải nhiệt trong lò SFR

Trong loại lò phản ứng nhanh này thì kim loại lỏng là chất tải nhiệt lý tưởng. Không giống nước kim loại lỏng không có khả năng làm chậm và hấp thụ neutron nhanh. Trong loại lò SFR này chất tải nhiệt được chọn là Natri với một số tính chất nhiệt vượt trội sau:

− Điểm nóng chảy thấp ở 97,8°C

− Có khoảng rộng nhiệt độ ở pha lỏng (97,8°C – 881,5°C)

− Khối lượng riêng thấp và độ nhớt thấp

− Khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện rất tốt

− Áp suất hóa hơi thấp

− Không làm chậm neutron

− Không độc

− Trữ lượng lớn, giá rẻ

Tuy nhiên Na lại phản ứng mạnh với nước và cần phải yêu cầu loại thép đặc biệt để làm ống.

Cấu tạo lò phản ứng

Có hai loại lò hay được sử dụng là:

a) Hệ thống trao đổi nhiệt kiểu bể (Pool type)

Kiểu lò này phổ biến nhất hiện nay ở châu Âu. Ví dụ với loại lò Superphénix 1200MWe

Ưu điểm:

Na được giữ bên trong bình (an toàn) Quán tính nhiệt của hệ thống chính cao Vòng làm mát thủy lực luôn luôn duy trì Thuận lợi cho lưu thông tự nhiên

Thuận lợi để bảo vệ phóng xạ

Nhược điểm:

Kích thước cồng kềnh

Hạn chế khả năng tiếp cận các cấu trúc nội bộ (ISI & R). Nhưng, tiến triển quan trọng cho SPX

Máy bơm phải đặt bên trong bình chứa Đáp ứng địa chấn bị hạn chế

Ưu điểm

•Kích thước lò giảm đi nhiều

•Có thể chế tạo từng bộ phận rồi mang đến lắp đặt

•Hệ thống đường ống có thể dài hơn, phức tạp hơn nhưng lại dễ dàng kiểm tra

•Loại lò này không phổ biến ở châu Âu (chỉ loại

nguyên mẫu Rapsodie là chế tạo theo kiểu này) nhưng lại có nhiều ở Nhật do kích thước nhỏ gọn hơn và khả năng chống chịu địa chấn tốt.

Một phần của tài liệu công nghệ lò phản ứng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(45 trang)