KẾT LUẬN CHO PHẦN THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Ứng dụng vi xử lý tín hiệu số TMS320 trong điều khiển, phục vụ công tác đào tạo tại trung tâm thí nghiệm trường đại học KTCN thái nguyên (Trang 25)

Đối ĐCTT giống với nguyên lý của động cơ bước, Sau khi viết chương trình bằng CCS và nạp vào TMS320 và tiến hành chạy thực nghiệm ta đã thu được dạng xung ra cấp cho động cơ giống như phần lý thuyết đã đưa ra.Tuy rằng do nhiều yếu tố gây nhiễu nên dạng xung đo được vẫn xuất hiện nhiễu.

Đối với động cơ tuyến tính ĐB-KTVC sau khi tiến hành thực nghiệm ta được kết quả thực nghiệm như giả thiết,

Như vậy có thể thấy qua quá trình thí nghiện ở trên ta có thể rút ra kết luận sử dụng TMS320 có nhiều ưu điểm. Có thể giúp việc điều khiển đối tượng đơn giản hơn. Việc ứng dụng TMS320 cùng với việc kết hợp với các phần mềm như Matlab… sẽ tạo ra nhiều bộ điều khiển linh hoạt như bộ điều khiểm mờ, thích nghi… Và có thể áp dụng để điều khiển nhiều đối tượng khác nhau như động cơ bước, động cơ một chiều, xoay chiều,…

KẾT LUẬN

Nội dung luận văn một lần nữa nói lên những ưu điểm của bộ điều khiển số, sự ứng dụng rộng rãi của các hệ thống điều khiển số trong mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và công nghiệp. Giúp cho chúng ta hiểu hơn về cấu trúc của một bộ điều khiển số, bản chất của các khâu ADC, DAC … Nội dung quan trọng hơn và cũng là nội dung chủ đạo của luận văn này là đã trình bày một cách chi tiết việc thực thi một bộ điều khiển sử dụng phần mềm khá phổ biến trong lĩnh vực điều khiển, mô phỏng – và một họ vi xử lý rất mạnh sử dụng rộng rãi để điều khiển số động cơ, năng lượng…là DSP TMS320F2812 bao gồm việc phần cứng (động lực + điều khiển) và phần mềm điều khiển. Để từ đó chứng minh một cách trực quan về tính đúng đắn của các lý thuyết điều khiển trên cơ sở so sánh các kết quả mô phỏng (trên matlab) và thực nghiệm (trên một họ vi xử lý độc lập ).

Đối với động cơ tuyến tính đồng bộ được sử dụng khi mạch từ là nam châm vĩnh cửu (động cơ có nguyên lý tương tự như động cơ bước) vì thiết bị thí nghiệm còn hạn chế nên chỉ tiến hành thực nghiệm cho mạch hở, xong qua quá trình mô phỏng chúng ta có thể thấy mạch kín đã có phản hồi chất lượng xung ra, vị trí, tốc độ… thu được là tốt hơn so với khi không có mạch vòng phản hồi (mạch hở). Đối với động cơ tuyến tính đồng bộ - kích thích vĩnh cửu không tiến hành thực nghiệm cho phương pháp tuyến tính hóa chính xác nhưng qua mô phỏng có thể thấy được rằng việc van thiệp và đưa phương pháp tuyến tính hóa chính xác vào sẽ làm cho việc điều khiển cho chấp lượng tốt hơn.

KIẾN NGHỊ

Tuy đã bước đầu thành công trong việc thực hiện các bộ điều khiển số trên nền tảng một vi xử lý cụ thể, xong mới dừng lại ở mức độ đơn giản, chưa ứng dụng được các lý thuyết điều khiển hiện đại. Đối tượng điều khiển mới chỉ sử dụng động cơ tuyến tính tức là chưa khai thác được nhiều tài nguyên của Matlab, CCS và DSP TMS320F2812. Chưa tiến hành thực nghiệm được cho hệ kín đã nói ở trên, chưa tiến hành đo và hiển thị được tín hiệu tốc độ ra của động cơ trong phần thực nghiệm đối với động cơ ĐB-KTVC, chưa áp dụng phương pháp tuyến tính hóa chính xác vào thực nghiệm. Do trình độ, thời gian và thiết bị thí nghiệm còn hạn nên những nội dung này sẽ là hướng phát triển tiếp theo của đề tài.

Một phần của tài liệu Ứng dụng vi xử lý tín hiệu số TMS320 trong điều khiển, phục vụ công tác đào tạo tại trung tâm thí nghiệm trường đại học KTCN thái nguyên (Trang 25)