Thân bài (11 điểm):

Một phần của tài liệu tuyển tập đề thi học sinh giỏi văn 7 (Trang 25)

* Yêu cầu:

Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em một cách cụ thể chi tiết khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở các văn bản

“ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).

+ Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình trên cơ sở các văn bản “ Những câu

hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).

- Cảm xúc sung sướng, hạnh phúc biết bao khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà, anh chị em, được cha mẹ, ông bà sinh thành dưỡng dục, nâng niu chăm sóc.

- Biết ơn, trân trọng nâng niu những tình cảm, công lao mà cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình đã giành cho mình.

- Bày tỏ tình cảm một cách sâu sắc nhất bằng cách nguyện ghi lòng tạc dạ chín chữ cù lao, làm tròn chữ hiếu, anh em hoà thuận làm cho cha mẹ vui lòng, nhớ thương cha mẹ ông bà trong mọi hoàn cảnh.

- Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. 25

+ Bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).

- Cuộc đời còn biết bao nhiêu bạn sống thgiếu những tình yêu thương của cha mẹ, anh em phải xa cách chia lìa như Thành và Thuỷ trong “Cuộc chia tay của

những con búp bê” (Khánh Hoài) và biết bao tình cảnh éo le khác.

*********************

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7NĂM HỌC 2008 – 2009 NĂM HỌC 2008 – 2009

(Thời gian làm bài 150 phút)

Câu 1 (4 điểm):

Tìm 4 thành ngữ nói về đặc điểm của con người và mỗi thành ngữ đó hãy đặt một câu?

Câu 2: (6,0 điểm):

Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:

“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ, … Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

Câu 3 (10,0 điểm):

Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh (Trong chương trình Ngữ văn 7).

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎIMÔN NGỮ VĂN 7 MÔN NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC 2008-2009

Tổng điểm cho cả bài thi là 20 điểm, phân chia như sau: Câu 1 (4,0 điểm):

* Yêu cầu:

Tìm 4 thành ngữ nói về đặc điểm con người. Ví dụ như: Hiền như đất, đẹp như tiên, vắt cổ chày ra nước, rán sành ra mỡ …

- Đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được (Câu đúng về ngữ pháp, hợp về ngữ nghĩa). * Cho điểm:

Mỗi thành ngữ tìm đúng cho 0,5 điểm, đặt câu đúng yêu cầu cho 0,5 điểm. Câu 2 (6 điểm):

* Yêu cầu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đoạn văn nói về tinh thần yêu nước của nhân dân trong văn bản nghị luận về

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh.

- Đoạn văn đã sử dụng phép lập luận chứng minh, cách lập luận rất rõ ràng theo quan hệ Tổng - Phân - Hợp giàu sức thuyết phục:

+ Câu mở đoạn nêu luận điểm: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ

tiên ta ngày trước để giới thiệu tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay đồng

thời còn có sự so sánh đối chiếu với tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày trước để bày tỏ thái độ ngợi ca, trân trọng.

+ Các câu 2,3,4 liệt kê một loạt dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn diện để chứng minh làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay nêu ra ở câu nêu luận điểm: các cụ già … các cháu thiếu niên nhi đồng; các kiều bào … đồng bào

vùng bị tạm chiếm; nhân dân miền ngược … miền xuôi; những chiến sĩ ngoài mặt trận … các công chức ở hậu phương; những phụ nữ … bà mẹ; nam nữ công nhân và nông dân … những đồng bào điền chủ …

Cùng với những dẫn chứng tác giả trình bày chi tiết, tỉ mỉ những hành động, biểu hiện của tấm lòng yêu nước của những con người này: Ai cũng một lòng nồng

nàn yêu nước, ghét giặc, … nhịn đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, … nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, … khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, … săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình, … thi đua tăng gia sản xuất, … không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, … quyên đất ruộng cho chính phủ…

Kiểu câu “Từ …. đến” tạo ra lối điệp kiểu câu, cùng với điệp từ những, các và phép liệt kê rất tự nhiên, sinh động vừa đảm bảo tính toàn diện vừa giữ được mạch văn trôi chảy thông thoáng cuốn hút người đọc, người nghe. Tác giả đã làm nổi bật tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến rất đã dạng, phong phú ở các lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn, hành động, việc làm. + Cuối đoạn văn khẳng định: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc

làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước.

- Với cách lập luận chặt chẽ, tác giả ca ngợi tấm lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta từ đó kích thích động viên mọi người phát huy cao độ tinh thần yêu nước ấy trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

* Cho điểm:

- Cho 5,5 - 6 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế.

- Cho 4,0 - 5,25 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, có lúc sâu sắc, tinh tế. - Cho 2,0 - 3,75 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ nhưng tản mạn, khô cứng. - Cho 1,0 - 1,75 điểm: Cảm nhận hời hợt, nông cạn.

- Cho 0,25 - 0,75 điểm: Có chi tiết chạm vào yêu cầu. - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.

Câu 3 (10 điểm): A- Mở bài (0,5 điểm):

* Yêu cầu:

Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ qua

“Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.

* Cho điểm:

- Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu.

- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.

Một phần của tài liệu tuyển tập đề thi học sinh giỏi văn 7 (Trang 25)