dạy học môn Lịch sử và Địa lí như: tường thuật, miêu tả, kể chuyện, quan sát, thực hành, hỏi- đáp,... để giảng dạy tài liệu Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa.
V/ Hướng dẫn thực hiện
2/ Tổ chức dạy học:
- Bên cạnh việc giảng dạy theo yêu cầu cần đạt, GV cần chú ý giúp đỡ các HS có khó khăn trong học tập, ví dụ :
+ Khi dạy nội dung về sông ngòi ở Khánh Hòa: GV cho HS biết sông ngòi của Khánh Hòa cũng dày đặc, ngắn và dốc, gây ra lũ lụt vào mùa mưa như ở bài Sông ngòi (phân môn Địa lí 5), có 2 con sông lớn là sông Cái (NT) và sông Dinh (NH). HS khá, giỏi có thể biết thêm về tỉnh Khánh Hòa có khoảng 40 con sông dài từ 10km trở lên, cứ 5-6km là có một cửa biển.
+ Khi dạy về Lịch sử Khánh Hòa, HS có khó khăn chỉ cần nhớ về các thời điểm như : vùng đất Khánh Hòa được hình thành từ năm 1653, tên tỉnh Khánh Hòa được xác lập từ năm 1832, ngày 23-10 hàng năm là ngày kỷ niệm Khánh Hòa kháng chiến, ngày 2-4 hàng năm là ngày kỷ niệm giải phóng Nha Trang-Khánh Hòa,….
V/ Hướng dẫn thực hiện
3/ Đánh giá, xếp loại:
Việc đánh giá kết quả học tập cần phải quan tâm đến tất cả các mặt : kiến thức, kĩ năng và thái độ. Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa là nội dung giảng dạy tài liệu địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí , vì vậy, việc đánh giá được thực hiện theo kế hoạch chung của môn Lịch sử và Địa lí, được đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
+ Kiểm tra thường xuyên: Giáo viên tiến hành kiểm tra thường xuyên trong quá trình dạy Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa, tùy thuộc vào thời điểm đánh giá, GV có thể ghi điểm vào Sổ theo dõi kết quả kiểm tra đánh giá học sinh lớp 5.
+ Kiểm tra định kì: nội dung Lịch sử và Địa lí Khánh Hòa đưa vào đề kiểm tra định kì cuối năm học môn Lịch sử và Địa lí, không quá 1 câu.
CHÂN THÀNH CÁM ƠNQUÝ THẦY CÔ GIÁO QUÝ THẦY CÔ GIÁO
PP dạy học Lịch sử