Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp của học sinh đang theo học tại trường TCQY 2 năm học 2011

Một phần của tài liệu Khảo sát chất lượng và định hướng nghề nghiệp của học sinh đang theo học dươc sĩ trung học tại trường trung cấp quân y 2, giai đoạn 2009 2012 (Trang 57)

- Tổ chức và biên chế

2. Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp của học sinh đang theo học tại trường TCQY 2 năm học 2011

trường TCQY 2 năm học 2011 - 2012

Lựa chọn công việc cụ thể sau khi ra trường: Có một tỉ lệ lớn học sinh lựa chọn bán thuốc, trình dược viên (42,9%), đây cũng là xu hướng chung vì tham gia kinh doanh, phân phối dược phẩm hiện nay dễ xin việc và cho thu nhập tương đối ổn định. Tuy nhiên có nhiều học sinh mong muốn công việc ổn định lâu dài như công tác Dược bệnh viện (20,5%).

Năm 2011 - 2012 tại Trường trung cấp quân y 2 về cơ bản chương trình

đào tạo của nhà trường đáp ứng tích cực với học sinh. Tuy còn một số môn học, học sinh chưa xác định tốt động cơ học tập đầy đủ, song với sự quan tâm trong công tác giảng dạy, quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động ngoại khóa nên chất lượng đào tạo luôn được duy trì, tỉ lệ học sinh TB khá và khá, giỏi đạt tỉ lệ

tương đối cao. Để kết quả đào tạo đạt chất lượng cao hơn nữa, nhà trường cần trang bị thêm các thiết bị máy móc cho học thực hành, trong quá trình học tập giáo viên phải thường xuyên kiểm tra bài cũ, nâng cao hiệu quả phục vụ của thư

viện nhà trường và thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa bổ trợ

học tập.

Qua khảo sát các học sinh đã tốt nghiệp và đi làm thì thời gian thành thạo công việc được giao có 25% Dược sĩ trung học thành thạo công việc được giao sau 01 tháng làm quen, 18 % sau 02 tháng và 43 % quen việc sau 3 tháng,14 trường hợp quen việc trên 3 tháng. Như vậy, có thể nhận thấy nhiều Dược sĩ

trung học sau khi ra trường chưa bắt nhịp nhanh với công việc được giao, có nhiều Dược sĩ trung học (43%) cần có thời gian 3 tháng mới làm quen được với công việc. Để thành thạo công việc thực tế thì trong quá trình học tập học sinh phải rèn luyện thực hành nhiều, đặc biệt là thời gian thực tập tốt nghiệp. Thời gian dành cho thực tập tốt nghiệp khá nhiều, hình thức thực tập chưa đa dạng, học sinh thực tập tốt nghiệp tại các cơ sở bán lẻ thuốc tân dược là chủ yếu, do đó chỉ có thể đáp ứng được với công việc kinh doanh, còn các nhiệm vụ khác cần có thời gian làm quen dài hơn. Điều này cho thấy học sinh cuối khóa cần phải thực tập ở các cơ sở Dược có các chức năng như công tác Dược bệnh viện, công tác sản xuất, kinh doanh , kiểm nghiệm…

Các môn học mong muốn được đào tạo nhiều hơn: Qua kết quả khảo sát thấy môn học hoá dược – dược lý nhiều Dược sĩ trung học yêu cầu học bổ sung nhiều nhất. Các môn học khác cũng cần được bổ sung như quản lý dược, môn bào chế (thực hành sản xuất thuốc tốt G.M.P) cũng được yêu cầu bổ sung cho phù hợp. Trên thực tế, nhà trường chưa đưa việc học các học phần tự chọn mà những kiến thức trên được giảng dạy chung trong các học phần bắt buộc do vậy học sinh chưa có những kiến thức chuyên sâu vào từng lĩnh vực chuyên môn. Trong thời gian tới nhà trường cần đưa các học phần tự chọn vào giảng dạy,

đồng thời định kỳ tổ chức đào tạo lại để nâng cao khả năng công tác cho các Dược sĩ trung học mà nhà trường đã đào tạo.

Như vậy kiến thức của nhà trường trang bị cho Dược sĩ trung học đã đáp

ứng được phần lớn nhu cầu công việc. Để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà

trường cần điều chỉnh một số nội dung trong chương trình đào tạo như tăng thời gian học thực hành và thực tập ngoại khoá, đồng thời cần có nội dung và hình thức thực tập tốt nghiệp hợp lý hơn để sau khi ra trường người Dược sĩ trung học sớm làm tốt công việc của mình. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm những học phần tự chọn mang tính chuyên ngành (cả lý thuyết và thực hành) cho phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế. Đồng thời nhà trường nên định kỳ tổ chức các lớp đào tạo lại, đào tạo theo từng lĩnh vực công tác để Dược sĩ trung học của trường đáp

ứng tốt hơn với thực tế công việc. Một số mặt hạn chế của đề tài:

+ Chưa thống kê được số lượng Dược sĩ trung học tốt nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 đã tìm được việc làm phù hợp với ngành học trên địa bàn TP. Hồ

Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

+ Chưa thăm dò, điều tra đối với các chủ cơ sở, đơn vị có sử dụng Dược sĩ

trung học do nhà trường đào tạo.

+ Nhà trường chưa có trung tâm tư vấn việc làm nhằm hỗ trợ học sinh tìm việc sau khi ra trường, chưa liên kết với các nhà tuyển dụng của các nhà sản xuất, phân phối dược phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

KẾT LUẬN

* Kết quả đào tạo Dược sĩ trung học giai đoạn 2009 – 2012

Số lượng đào tạo Dược sĩ trung học của Trường trung cấp quân y 2 – QK 7 trong 3 năm từ 2009 – 2012 cụ thể là: năm học 2009 – 2010 có 141 sinh viên hệ ngắn hạn, 193 học sinh hệ dài hạn, năm học 2010 – 2011 có 70 học sinh hệ

ngắn hạn, năm học 2011 – 2012 có 87 học sinh hệ ngắn hạn, 264 học sinh hệ dài hạn tổng số sinh viên trong 3 năm học tập tại Trường 775, chủ yếu là hệ dân sự

và tăng dần qua các năm. Tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm đạt khá, trung bình khá tương đối cao.

* Thực trạng chất lượng hoạt động đào tạo Dược sĩ trung học tại Trường trung cấp quân y 2, giai đoạn 2009 - 2012

Cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo đạt yêu cầu cho công tác dạy và học, đầu tư mua sắm những trang thiết bị cần thiết phục vụ học tập còn thiếu trang thiết bị

hiện đại cho các phòng thực hành.

* Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp của học sinh đang theo học tại trường TCQY 2 năm học 2011 - 2012

Phần lớn Dược sĩ trung học tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn

được đào tạo trong thời gian ra trường, 42,9% bán thuốc, trình dược viên.

Thời gian làm quen và thành thạo với công việc chuyên môn tương đối dài (có 43% thành thạo công việc trong 3 tháng).

Kiến thức được nhà trường trang bị cơ bản đáp ứng về yêu cầu thực tế, các môn chuyên môn đều được vận dụng vào thực tế công việc. Môn hóa dược – dược lý được áp dụng nhiều nhất sau tốt nghiệp, nhu cầu học bổ sung kiến thức trong môn tổ chức quản lý dược, bào chế sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn G.M.P và bảo quản tồn trữ theo tiêu chuẩn G.S.P trong môn bảo quản.

Một phần của tài liệu Khảo sát chất lượng và định hướng nghề nghiệp của học sinh đang theo học dươc sĩ trung học tại trường trung cấp quân y 2, giai đoạn 2009 2012 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)