Nghề nghiệp:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (Trang 32)

thờ tổ nghề, hội nghề…Ngược lại, làng nghề phát triển, thu nhập được nâng cao thì người dân có điều kiện để tổ chức các hoạt động văn hóa. Trong các làng nghề, cùng với sự đổi mới về kinh tế, văn hóa của nhân dân là quá trình xây dựng và đổi mới nông thôn theo hướng HĐH.

Thứ năm, LNTT góp phần thu hút vốn nhàn rỗi và tận dụng mọi nguồn lực

trong nhân dân.

Khác với sản xuất công nghiệp và một số ngành khác, sản xuất của các hộ ở làng nghề đa số không đòi hỏi số vốn đầu tư lớn mà chủ yếu quy mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động ít nên rất phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn lực vật chất của các gia đình (bảng 1.3 – phụ lục).

Vào những năm 90 của thế kỷ XX, đầu tư cho một chỗ làm việc ở doanh nghiệp tư nhân từ 5-10 triệu đồng, trong khi đầu tư cho một chỗ làm việc ở làng nghề chỉ khoảng 1 triệu đồng. Bình quân vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn ít hơn 5 lần, đầu tư cho một lao động ít hơn 3 lần so với chỉ tiêu tương ứng của các doanh nghiệp nhỏ ở thành thị [44, tr.90]. Vốn kinh doanh bình quân của một doanh nghiệp là 1.035,9 triệu đồng, của một hộ chuyên nghề là 20,56 triệu đồng và của một hộ nông nghiệp kiêm nghề là 9,18 triệu đồng. Sản xuất ở các làng nghề với rất nhiều hộ gia đình đã huy động được một lượng vốn không nhỏ.

Các làng nghề còn tiết kiệm được các chi phí khác như chi phí xây dựng cơ bản vì đầu tư cho công việc xây dựng nhà xưởng, kho tàng, đường sá…được giảm đến mức thấp nhất vì các hộ sản xuất tận dụng các diện tích sẵn có trong gia đình (nhà ở, sân, vườn) và trong làng để làm nơi sản xuất, bảo quản. Ngoài ra các hộ sản xuất còn huy động vốn thông qua việc vay mượn nhau trong gia đình, họ hàng, làng xóm, bạn bè…thông qua nhiều hình thức rất linh hoạt. Năm 2010 ước tính tổng vốn tích lũy hiện có của các hộ nông thôn khoảng 90.000 tỷ đồng. Đây là khoản tiền nhàn rỗi khá lớn, cần có các biện pháp và chính sách thích hợp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi này phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [42].

29

Thứ sáu, LNTT thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng vừa là tiền đề vừa là kết quả của phát triển làng nghề. Trước hết làng nghề được hình thành ở những vùng có giao thông thuận lợi, đồng thời làng nghề phát triển có nhu cầu xây dựng nhà xưởng, đường sá, hệ thống cấp điện, nước, bưu điện…Kèm theo đó, làng nghề phát triển, người dân có thu nhập cao, có điều kiện đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời người dân có nhu cầu và điều kiện trao đổi hàng hóa, mua sắm các tiện nghi sinh hoạt, xây dựng nhà cửa và do đó hình thành trung tâm giao lưu buôn bán. Những trung tâm này ngày càng mở rộng và phát triển, tạo nên sự đổi mới trong nông thôn.

Thứ bảy, LNTT góp phần bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa, phát triển du lịch.

“Mỗi một làng nghề là một địa chỉ văn hóa, nó phản ánh nét văn hóa độc đáo của từng địa phương, từng vùng” [45]. Nét văn hóa của làng nghề thể hiện qua các nét độc đáo của từng sản phẩm, các lễ hội, các phong tục tập quán của làng nghề, lịch sử phát triển hình thành và phát triển của làng nghề. Đặc biệt là ở các LNTT, các sản phẩm được làm bằng bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, thợ giỏi, với các nguyên liệu, phong cách Việt Nam, được lưu giữ và phát triển qua các thế hệ, trở thành các sản phẩm truyền thống, không chỉ thể hiện nét văn hóa riêng của từng địa phương mà còn là nét văn hóa của Việt Nam. Ngoài ra, tại các LNTT thường tổ chức lễ cúng Tổ nghề để tưởng nhớ các vị Tổ nghề đã có công mang nghề và truyền nghề về cho làng. Đây là lễ hội có nhiều ý nghĩa, mang nhiều nét văn hóa dân gian, rất được các làng nghề coi trọng. Đồng thời, điều kiện kinh tế được nâng lên, các làng nghề có điều kiện tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian khác, tổ chức các cuộc thi như thi tay nghề, các cuộc thi gắn với nghề.

Giá trị văn hóa của làng nghề nước ta còn thể hiện trong các nghệ nhân – những người lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc trong các sản phẩm làng nghề, đồng thời không ngừng sáng tạo để làng nghề có thêm nhiều sản phẩm mới vừa phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc vừa thể hiện sức sáng tạo của nghệ

30

nhân trong điều kiện mới. Nghệ nhân cũng là những người giữ vai trò quyết định trong việc truyền dạy nghề cho đời sau. Với ý nghĩa ấy, UNESCO đã đề nghị tặng họ danh hiệu “Báu vật nhân văn sống”.

Do các LNTT là nơi kết tinh và phát triển các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của dân tộc, ngày càng có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong nước và quốc tế. Du lịch làng nghề là một sản phẩm mới, trong những năm gần đây đang có xu thế phát triển mạnh mẽ, như làng gốm Bát Tràng, khách du lịch đến đây có thể tham quan nơi sản xuất, vẽ thử lên đồ gốm sứ…

Thứ tám, LNTT góp phần phát triển xã hội.

Làng nghề là một lực lượng có vị thế, một cộng đồng có sự liên kết bền chặt bởi những mối liên hệ khăng khít, nhiều mặt: về lãnh thổ, huyết thống, kinh tế, có chung Thành hoàng làng và Tổ nghề; có chung văn hóa và tâm linh; v.v…Từ những mối liên hệ đó, hình thành một cộng đồng đoàn kết, tập hợp đông đảo nhân dân trên một địa bàn đã từng cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn thử thách trong lịch sử giữ nước và dựng nước. Người thợ thủ công trong làng nghề gắn bó với làng, không chỉ vì yếu tố kinh tế mà do nhiều yếu tố tâm linh, thiêng liêng, trở thành chất kết dính bền vững trong các làng nghề. Chính vì vậy, tính cộng đồng làng xã rất gắn bó. Cư dân làng nghề rất quan tâm đến việc thờ cúng, tôn vinh và tri ân các vị Tổ nghề. Qua các sinh hoạt mang tính cộng đồng đa dạng và phong phú như các lễ hội, đã gắn kết tình làng nghĩa xóm, góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa dân làng với những người đi buôn bán ở xa; đồng thời còn làm cho người dân trong làng gần gũi nhau nhiều hơn.

Ngày nay, nói đến làng nghề là nói đến một không gian kinh tế và văn hóa, xã hội đặc thù, trong đó có những người lao động trong các làng nghề, những chủ doanh nghiệp – doanh nhân với những trình độ khác nhau và những người hoạt động trong các lĩnh vực khác, gọi chung là cư dân nông thôn. Cư dân đô thị ngày nay có đủ mọi tầng lớp người, mọi lứa tuổi; nếu các đoàn thể, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp được quan tâm hình thành sẽ là những tổ chức sinh hoạt cộng đồng bổ ích, nơi góp phần quan trọng gắn kết các quan hệ lứa tuổi, nghề nghiệp, sở thích,

31

truyền thống dòng họ, làng xã, nơi các cư dân trong đô thị tự rèn luyện và tự khẳng định, v.v…hình thành “vốn xã hội” của một cộng đồng dân cư bền vững.

1.2.3. Vai trò của làng nghề truyền thống đối với phát triển du lịch

Sự tồn tại và phát triển của mỗi LNTT luôn gắn với một vùng văn hóa với những nét đặc sắc và truyền thống riêng. Chính sự riêng biệt và đặc thù của mỗi địa phương đã tạo nên những sản phẩm riêng, độc đáo. Bắt đầu từ sự ham tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ của con người, hoạt động du lịch về các LNTT ngày càng được thúc đẩy. Các chương trình du lịch này nhằm mục đích cho khách thập phương thấy rõ hơn bản sắc cũng như đặc trưng kinh tế, văn hóa của mỗi vùng. Do đó, có thể nói, các LNTT có khả năng thu hút khách du lịch.

Thông qua việc giới thiệu, quảng bá làng nghề và sản phẩm truyền thống để tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm, các làng nghề đã thu hút được một lượng đông đảo khách du lịch hàng năm đến tham quan, tìm hiểu sản phẩm truyền thống, quy trình, phương pháp sản xuất, tìm hiểu thị trường và ký kết hợp đồng kinh tế. Thực tế, chỉ tính riêng năm 2010, làng gốm Bát Tràng đã có 1002 lượt đoàn và 5460 lượt khách tham quan. Con số này vẫn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

Để phát huy thế mạnh du lịch của các LNTT, nhiều địa phương đã chú trọng đầu tư, nâng cấp, xây dựng hệ thống các đường giao thông, cảng sông phục vụ cho tàu du lịch. Đồng thời, các địa phương cũng đưa ra biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên để đem lại những dấu ấn tốt đẹp cho mỗi du khách khi đến thăm các LNTT, nhất là đối với khách du lịch quốc tế.

Qua thực tế cho thấy, hình thành các làng nghề du lịch thì cần thiết phải có hai yếu tố. Thứ nhất, sản phẩm của các làng nghề du lịch cần phải phong phú và độc đáo, thể hiện được tính sáng tạo nghệ thuật và tài hoa của người thợ, ẩn chứa trong đó những nét đặc thù của văn hóa bản địa. Thứ hai, làng nghề phải bảo tồn được những nét văn hóa mang bản sắc riêng của mình. Đối với mỗi LNTT, du lịch làng nghề là một cơ hội lớn để giữ làng, giữ nghề. Vì vậy, các LNTT đều cố gắng thúc đẩy loại hình du lịch mới mẻ này. Mặt khác, ngành du lịch cũng xác định hệ thống các LNTT là một nhân tố quan trọng để phát triển du lịch.

32

Trên cả nước, đã có một số khu du lịch kết hợp với làng nghề, hình thành những làng nghề du lịch, những điểm và các tuyến du lịch làng nghề, tạo ra những SPDL ngày càng hấp dẫn. Nhiều làng nghề đang xúc tiến xây dựng các phòng trưng bày, nhà truyền thống giới thiệu với du khách lịch sử hình thành làng nghề và phát triển của các sản phẩm độc đáo của làng nghề. Nhiều vấn đề về bảo tồn không gian làng nghề, kết hợp du lịch làng nghề với quần thể kiến trúc địa phương, mở mang đường giao thông, khắc phục ô nhiễm môi trường, v.v…cũng đang được các làng nghề chú trọng xử lý.

Đã có nhiều lễ hội kết hợp du lịch làng nghề được tổ chức khá thành công. Tỉnh Hà Tây – “đất trăm nghề” đã nhiều năm tổ chức thành công Lễ hội du lịch LNTT từ năm 2001, đồng thời đầu tư 124 tỷ đồng thực hiện Dự án Đường Du lịch làng nghề, đưa khách du lịch và làng nghề xích lại gần nhau. Khu Du lịch “Một thoáng Việt Nam” đang được xây dựng tại Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) hứa hẹn giới thiệu những làng nghề tiêu biểu, thu hút du khách với những công trình kiến trúc, những sản phẩm mới tạo bằng những nguyên liệu độc đáo. Tại Liên hoan Văn hóa – Du lịch Đà Nẵng (đầu tháng 7 năm 2004), 12 làng nghề tiêu biểu của cả nước đã đem đến cho du khách những khám phá bất ngờ, thú vị về tiềm năng sáng tạo của thợ TCMN Việt Nam. Hội chợ ẩm thực Làng nghề Quy Nhơn (tháng 8 năm 2008) và Hội chợ Làng nghề Bến Tre (tháng 1 năm 2009) do Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cùng phối hợp với địa phương tổ chức đã góp phần giới thiệu và tôn vinh những tài năng quý báu của đội ngũ làng nghề và nghệ nhân.

Xét về mặt kinh tế thì TNDL nhân văn có nhiều ưu thế hơn TNDL tự nhiên do hầu như không mang tính mùa vụ, không chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố thời tiết, khí hậu. Do đó, các hoạt động du lịch ở các LNTT diễn ra liên tục, quanh năm, không bị gián đoạn, ít ảnh hưởng đến doanh thu. Việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này là vấn đề quan trọng, không chỉ để phát triển du lịch mà còn nhằm gìn giữ và phát huy những truyền thống vốn có của các làng nghề.

Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, do có nhiều làng nghề thủ công phát triển mang tính bộc phát, thiếu sự quy hoạch đồng bộ hoặc không được chính quyền địa

33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phương chú trọng nên hiệu quả kinh tế thu được chưa cao. Khi mức sống và trình độ dân trí của người dân ở các vùng nông thôn còn thấp, cơ sở hạ tầng và điều kiện vật chất kỹ thuật còn yếu kém và chưa đồng bộ thì việc khai thác các TNDL nói chung và các LNTT nói riêng một cách hợp lý sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Do đó, cần chú ý phát huy và bảo tồn các làng nghề trước khi chú ý đến lợi ích kinh tế. Điều này góp phần quan trọng cho sự phát triển du lịch bền vững.

1.2.4. Vai trò của du lịch đối với việc phát triển làng nghề truyền thống

Một nơi muốn trở thành một điểm du lịch thì thuận lợi nhất là phải có TNDL hấp dẫn, được sử dụng để phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. Đối với phần lớn du khách, chính sự hấp dẫn của điểm du lịch mới là động cơ thúc đẩy họ đi du lịch chứ không phải là tiện nghi của khách sạn hay khu du lịch. Chỉ những điểm du lịch hấp dẫn, an toàn và thân thiện, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh, an ninh và chất lượng, mới thu hút được khách du lịch, mới có thể thành công cả trong hiện tại và tương lai, hay nói một cách khác là mới phát triển bền vững được.

TNDL tự nhiên của nước ta rất đa dạng, phong phú; vị trí địa lý thuận lợi cho việc đi lại của khách cả đường bộ, đường không và đường thuỷ là những thế mạnh của Việt nam. Song, TNDL nhân văn mang đậm nét bản sắc dân tộc của cộng đồng 54 dân tộc trên đất Việt, công cuộc đổi mới đất nước thu được nhiều thành tựu, kinh tế phát triển, chính trị ổn định, đường lối đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá, muốn làm bạn với tất cả các nước, càng nhân lên sức hấp dẫn du lịch. Các LNTT Việt Nam là một TNDL nhân văn vô giá, là điểm du lịch hấp dẫn tạo nên loại hình du lịch mới là du lịch LNTT đang có sức thu hút mạnh mẽ nhiều lượt khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến tìm hiểu, tham quan, khám phá.

Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hóa chất lượng cao, giới thiệu với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế những đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán của mỗi dân tộc, mỗi làng nghề, làm phong phú thêm các SPDL. Phát triển du lịch làng nghề là khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các sản phẩm TCMN do lao động làng nghề làm ra, như là một đối tượng TNDL phục vụ cho việc tìm hiểu văn hóa, tham quan, vui chơi, giải trí, đặc biệt khách du lịch được trực tiếp xem và tham gia vào một số công đoạn sản xuất sản phẩm đặc trưng của làng nghề.

34

Bên cạnh những sản phẩm làng nghề nổi tiếng, một số địa phương còn có nhiều SPDL hấp dẫn có thể kết nối thành tour du lịch phong phú về văn hóa, lịch sử, như các đền, chùa, miếu mạo, danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. Du lịch làng nghề góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng các làng nghề, kể cả đường giao thông, cấp thoát nước, bến cảng, các công trình công cộng như viễn thông, y tế. Du lịch làng nghề được quảng bá và thị trường các sản phẩm của làng nghề được mở rộng sẽ nâng cao thu nhập của cư dân làng nghề, mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho làng nghề và cho địa phương có làng nghề.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (Trang 32)