Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỘC SINH LỚP 12 NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẢM THỤ VÀ PHÂN TÍCH TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ (Trang 28)

Dạy Văn thật khó, rất khó, nhất lại là dạy văn cho HS lớp 12, ở lứa tuổi 18,19 – ngưỡng cửa của tuổi trưởng thành với bao biến động tâm lí tinh tế, phức tạp. Nếu chỉ thuyết giảng kiến thức văn chương theo kiểu “rót nước” thì chưa đủ mà người thầy cần xây dựng lối dạy riêng, với những phương pháp thích hợp. Bài học kinh nghiệm – theo thiết nghĩ của tôi rút ra qua đề tài này là:

1. Kết hợp hài hòa kiến thức tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học với giảng văn cho HS. Muốn học tốt trước hết cần củng cố cho các em kĩ năng về phân tích nhân vật trong các tác phẩm tự sự, đặc biệt là cách tìm hiểu các nhân vật thiên về đời sống nội tâm chứ không phải các nét tính cách trọn vẹn, đầy đặn. Nên lưu ý điều này trong các giờ ôn tập tiến tới chuẩn bị thi tốt nghiệp (và thi chuyên nghiệp).

2. Nhất thiết HS phải soạn bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Để kiểm tra đôn đốc việc này có thể giao cho cán bộ lớp, cán sự bộ môn. Cuối mỗi kì, GV có thể thu, chấm điểm của một số em nhằm nhắc nhở động viên.

3. Cần tính đến sự vừa sức với các đối tượng HS trong quá trình giảng dạy để điều chỉnh dung lượng kiến thức và phương pháp lên lớp hợp lí. Chẳng hạn với các lớp khối A,B, nên hạn chế những vấn đề khó, sử dụng vừa phải các câu hỏi cảm thụ, phân tích…mà tăng lờn những câu hỏi gợi mở, phát hiện chi tiết… Ngay trong một lớp học cũng cần có sự phân loại HS nhằm tạo ra những tiết học hấp dẫn, tránh tình trạng thấy quá nhàm chán – “biết rồi khổ lắm nói mãi” hoặc lơ mơ không hiểu kiểu “vịt nghe sấm”. Muốn vậy có thể đưa ra kiến thức hợp với trình độ của đa số HS trong lớp, với các em khá, giỏi GV gợi ý để các em tự

khám phá bộc lộ mình (ngay trên lớp hoặc tiếp tục về nhà suy nghĩ) qua việc đặt giả thiết, tình huống nào đó…

4. Tăng cường sử dụng câu hỏi tái tạo, câu hỏi nêu vấn đề, xoáy vào các điểm sáng thẩm mĩ trong tác phẩm, ở nhân vật với hai mục đích:

- Giờ học phát huy vai trò tích cực, chủ động của HS trong hoạt động nhận thức, cảm thụ tác phẩm văn học; trong việc ứng dụng các kiến thức, kĩ năng văn học vào cuộc sống.

- Bài học phải rung lên những cảm xúc đích thực tự đáy lòng, các em cảm nhận về nhân vật bằng những trải nghiệm tâm lí của chính mình đã từng trải qua, đó từng nghe thấy, hay dự đoán linh cảm…Do đó, người thầy không chỉ đúng vai trò truyền thụ mà phải biết cách tổ chức, hướng dẫn HS đi vào đời sống tinh thần của nhân vật, tức là khám phá nhân vật, chiếm lĩnh tác phẩm. Đảm bảo cung cấp những kiến thức tinh giản, vững chắc có trọng tâm theo yêu cầu của bài dạy, mục tiêu của chương trình.

II. Lời kết :

Dạy học thuộc vào những nghề giàu sáng tạo nhất. Một trong những nghệ thuật sáng tạo của người giáo viên văn học – người kĩ sư thiết kế cây cầu vô hình để HS bước vào tác phẩm, vào thế giới nội tâm vốn đầy bí mật của nhân vật – là giúp HS hiểu, cảm, lĩnh hội, thẩm thấu được những điều phức tạp khó nắm bắt nhất với tất cả sự tinh tế của nó. (Chứ không phải việc đơn giản hóa, sơ lược hóa). Đề tài này không nằm ngoài mục đích ấy, nhất là khi đề cập đến chiều sâu tâm hồn của nhân vật. Tất nhiên, không nên cho đây là phương pháp tối ưu để vận dụng máy móc cho mọi trường hợp tức là đã “quy cái lung linh sắc màu của văn học về một vài gam màu cơ bản” mà quên mất rằng “mọi lí thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi (Gơt). Hơn nữa với trình độ và thời gian còn nhiều hạn chế, đề tài ắt hẳn còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý tân tâm của các bạn đồng nghiệp ! Xin chân thành cảm ơn

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết không sao chép.

Người thực hiện

Hoàng Thị Uyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. SGK Văn 12, tập một, sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000 – NXB Giáo dục. 2. Trần Đình Sử – Phương Lựu – Nguyễn Xuân Nam: Lí luận văn học, tập

hai, Nxb Giáo dục 1987.

3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên): Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội – 1997.

4. Nguyễn Đăng Mạnh – Trần Đăng Xuyễn: Phân tích bình giảng và bình luận tác phẩm văn học lớp 12, Nxb Giáo dục 1998.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỘC SINH LỚP 12 NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẢM THỤ VÀ PHÂN TÍCH TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w