III. Phương pháp nghị luận
3. Chứng minh và bình luận sức mạnh tri thức qua các thời kì lịch sử 4.Bình luận mở rộng
4. Bình luận mở rộng
B.BÀI LÀM THAM KHẢO
I. Mở bài
Động vật mạnh mẽ nhờ có cơ bắp to khoẻ và móng vuốt sắc nhọn. Còn “con người là một cây sậy biết nói” (Đề các), tuy yếu ớt về mặt thể chất, nhưng lại có một sức mạnh vô địch về tinh
thần, về trí tuệ. Nhớ có trí tuệ mà con người có hiểu biết, có tri thức. Đó là một thứ vũ khí vô song giúp con người có một sức mạnh vĩ đại có thể chiến thắng bất cứ kẻ thù nào.Vì thế ngay từ
thế kỉ XVI-XVII, nhà khoa học Anh Phơ-răng-xít Bê-Cơn đã khẳng định: “Tri thức là sức mạnh”.
II. Thân bài
1)Giải thích thế nào là “Tri thức”
Theo từ điển tiếng Việt: “Tri thức là những hiểu biết có tính chất hệ thống về sự vật nói chung”. Nhưng hiểu theo nghĩa rộng nhất,tri thức là những hiểu biết về thế giới tự nhiên, xã hội
2)Vì sao “tri thức là sức mạnh”
Nhà quân sự vĩ đại nhất của lịch sử cổ đại Trung Quốc là Tôn Tử đã có một câu nói rất nổi
tiếng: “Biết địch biết ta, trăm trận đánh, trăm trận thắng”. Đúng như vậy, những tri thức tích
lũy,được qua hoạt động thực tiễn và lao động, chiến đấu đã giúp cho con người hiểu biết được kẻ thù hai chân (là xã hội) và kẻ thù bốn chân (là tự nhiên) (theo cách nói của M.Gooc-ki). Từ đó,họ có một sức mạnh lớn lao, lần lượt đánh bại hai kẻ thù ấy, để làm chủ được cuộc sống làm chủ được chính mình và tiến dần từng bước từ xã hội nguyên thủy mông muội đến thời đại văn minh như ngày nay với khoa học chinh phục vũ trụ, khoa học công nghệ thông tin, khoa học công nghệ vi sinh cùng nền sản xuất tiên tiến, từng ngày từng giờ sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần ngày một dồi dào cho nhân loại.
3)Chứng minh và binh luận sức mạnh tri thức qua các thời kì lịch sử.
a.Lịch sử loài người hàng vạn năm nay đã đi qua biết bao “con đường đau khổ” và “con đường đói khát”, nhưng họ đã lần lượt vượt qua và tiến lên phía trước là nhờ sức mạnh của tri
thức. Cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai, hơn 25 triệu người đã bị nướng trong biển lửa và dìm trong bể máu bởi sự tàn bạo của phát xít Đức. Nhưng nhờ sức mạnh của trí tuệ được kết tinh ở các kế hoạch phản gián, ở tên lửa Ca-chiu-sa, ở bom nguyên tử...mà Đồng minh đã đánh bại Hitle để cứu loài người khỏi họa diệt chủng.
b. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta đã viết nên những trang hiển hách: phá Tống,
bình Nguyên, diệt Minh, đuổi Thanh cũng chủ yếu là nhờ vào sức mạnh của tri thức. “Giặc Nguyên-Mông ác liệt; Ngựa dẫm nát Á-Âu” .Thế mà “Ngang tàng sang đất Việt”, “Ba lần vỡ tan đầu” (Thơ Tố Hữu) bởi sức mạnh trí tuệ Việt Nam được mài sắc ở cọc nhọn Bạch Đằng.
c. Bước vào thời đại Hồ Chí Minh,trong một khoảng thời gian ngắn, chúng ta phải đương đầu với mấy tên Đế quốc hùng mạnh nhất thế giới như Pháp, Nhật, Mỹ. Những trí thức Việt Nam nổi tiếng như kĩ sư Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học Tạ Quang Bửu, giáo sư Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Đàm Trung Đồn, Vũ Đình Cự...đã đem tri thức xây dựng ngành khoa học, giáo dục, khoa học y tế, khoa học quân sự...với những liều thuốc chống sốt rét đặc hiệu, với những vũ khí
Ba-dô-ka, tàu phá thủy lôi...đã góp phần vô cùng quan trọng làm nên chiến công “Điện Biên lừng lẫy địa cầu” và ngày 30-4 “Toàn thắng về ta!” để có một Tổ quốc Việt Nam toàn vẹn “Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước. Đỏ bình minh mặt sáng khơi xa”.
d.Chuyển sang thời kì xây dựng đất nước, những nhà khoa học, những kĩ sư trong các
ngành kinh tế, bằng tri thức của mình đã “bắt núi phải cúi đầu, bắt sông phải nhận tội” để làm nên “nhiều điện thép cho con người hạnh phúc hôm nay”. Từ một nước thường xuyên thiếu đói
vào dịp giáp hạt, mà nay chúng ta hàng năm đã xuất khẩu trên 4 triệu tấn gạo đưa về cho đất nước hơn 2 tỉ Đô la. Đấy chẳng phải là nhờ tri thức sâu rộng của các viện sĩ Lương Đình Của, Vũ Tuyên Hoàng...lai tạo nhiều giống lúa mới có năng suất, chất lượng gạo gấp nhiều lần so với ngày xưa đó sao? Cũng nhờ có tri thức hiện đại mà chúng ta đã và đang ngăn chặn được những kẻ thù bệnh tật khủng khiếp nhất của thời đại ngày nay như dịch SARS, H5N1, sốt rét...v.v.
4)Bình luận mở rộng
Rõ ràng là tri thức có một sức mạnh to lớn như vậy. Nó có thể giúp con người đánh bại mọi kẻ thù, vượt qua mọi trở ngại. Tri thức là nguồn sức mạnh của một quốc gia nói chung, của một con người trong đời sống thường ngày nói riêng. Ngược lại, ngu dốt là yếu hèn, ngu dốt là một bi kịch. Nhưng đáng tiếc là trong xã hội chúng ta, vẫn còn những người chưa biết quý trọng tri thức. Họ chưa coi việc học nhằm mục đích là có nhiều tri thức, nhiều hiểu biết để làm con người có đầy đủ sức mạnh để chiến thắng bản thân và chiến thắng mọi kẻ thù hai chân và bốn chân, mà họ chỉ coi mục đích việc học là cốt có tấm bằng để tìm kiếm công ăn việc làm hoặc để thăng quan tiến chức.
III. Kết luận
Nhận rõ sức mạnh lớn lao của tri thức, Lê-nin, vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp Vô sản đã
khẳng định “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh!”. Mà muốn có tri thức thì phải “Học!Học nữa!Học mãi!”. Có như thế, chúng ta mới có thể biến Việt Nam thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh để “Sánh vai với các cường quốc năm châu” như
Bác Hồ hằng mong mỏi.
I. Đề 2 điểm:
A.
Câu 1. Tình huống độc đáo của Chữ người tử tù Câu 2: Hoàn cảnh sáng tác Tây tiến và bút pháp
Câu 4: Quan điểm sáng tác (sự nghiệp) + Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh Câu 5: Sự nghiệp sáng tác + Phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
B.
Câu 1: Thành tựu của văn học Việt Nam 1945 – 1975
Câu 2: Đặc sắc nghệ thuật của Chí Phèo, Hai đứa trẻ, Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ, Những đứa con trong gia đình.
Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác của Từ ấy.
Câu 4: Phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu (Nguyễn Tuân) II. Đề 3 điểm:
A
Câu 1: Vấn nạn giao thông
Câu 2: Vào đại học có phải là con đường duy nhất của tuổi trẻ hiện nay không? Câu 3: Suy nghĩ về nạn phá rừng
Câu 4: HIV Câu 5: Thuốc lá
Câu 6: Quỹ người nghèo
B
Câu 1: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường Câu 2: Sống đẹp là thế nào hỡi bạn? Câu 3: Tri thức là sức mạnh
Câu 4: Tôn sư trọng đạo.
Câu 5: Công cha nghĩa mẹ (Hoặc: Bạo hành phụ nữ, trẻ em) Câu 6: Hiểm họa ma túy.
III. Đề 5 điểm
A.
Câu 1: Cảnh cho chữ
Câu 2: Vẻ đẹp người lính Tây tiến (Đoạn giữa Tây tiến)
Câu 4: Tnú (So sánh sự giống và khác nhau của Những đứa con trong gia đình và Rừng xà nu Hoặc Hình tượng người nông dân trong Chí Phèo và Vợ nhặt; Cảm hứng riền chung về đất nước trong Việt Bắc và Đất nước.)
Câu 5: Từ ấy
B.
Câu 1: Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Câu 2: 8 câu đầu Việt Bắc (Bức tranh tứ bình) Câu 3: Hạnh phúc của một tang gia
Câu 4: Nhân vật Chí Phèo (Lần thứ ba Chí Phèo đến nhà Bá Kiến) Câu 5: Đoạn đầu Đàn ghita của Lorca
IV. Những đề cảnh giác:
Câu 1: Nhân vật Bá Kiến, A Phủ
Câu 2: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn học Việt Nam.
Câu 3: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của HCM trong Chiều tối (Hoặc: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại hoặc :Lai tân; Một người Hà Nội)