Cân bằng nước trong cây 1 Cân bằng nước trong cây

Một phần của tài liệu chương 2: trao đổi nước ở thực vật lớp 11 (Trang 32 - 33)

L ượng nước thoát qua lá

2.5. Cân bằng nước trong cây 1 Cân bằng nước trong cây

2.5.1. Cân bằng nước trong cây

Trước đây nhiều tác giả (Condo, Vaxilev, Loftfield, v.v...) xem sự chuyển động khí khổng là nhân tố điều tiết chính của quá trình thoát hơi nước. Một số khác thì hoàn toàn phủ nhận ý kiến đó (Naito, 1923; Cokinna, 1927; Lloyd, 1908; Vante, 1934; v.v...). Song nhiều sự kiện không thể phủ nhận tác động điều tiết của bộ máy khí khổng đối với quá trình thoát hơi nước. Sự khép kín vi khẩu trong lúc mô thiếu nước là một phương thức tự vệ đáng kể. Ngoài ra, trong cây còn có điều chỉnh quá trình thoát hơi nước không phải bằng khí khổng (Macximov, 1926; Alecxeev, 1948; Livíngston, Brown, 1962; v.v...)

Trong những ngày nóng, cây bông thường ngừng thoát hơi nước trong khi khí khổng mở rộng. Hiện tượng đó xẩy ra do sự khô màng tế bào nhu mô lá. Lúc khí hậu khô nóng, có gió mạnh thường xẩy ra sự bốc hơi nhanh nước từ bề mặt tế bào nhu mô lá bao quanh các khoang hở dưới khe khí khổng khiến màng tế bào bị khô và sự bốc hơi từ bề mặt đó bị ngừng.

Ngoài ra theo Macximov (1917) sự ngừng trệ thoát hơi nước trong điều kiện hạn hán chính cũng do cơ chế điều tiết của hệ rễ. Sự chậm trễ dòng nước phần cuối kéo theo sự chậm trễ sự bốc hơi nước ở phần trên.

Nói chung, thực vật có khả năng điều tiết trong một giới hạn nhất định nhờ cơ chế khí khổng và ngoài khí khổng. Những cây phương nam có khả năng điều tiết ngoài khí khổng hơn các cây ôn đới. Vì vậy mà nước tương đối được cân bằng ở trong cây

Mặt khác, sự hấp thụ, vận chuyển và thoát hơi nước có liên quan khăng khít với nhau. Tùy thuộc vào quá trình “thu”, “chi” mà chếđộ nước trong cây có thểở 1 trong 3 trạng thái:

- Hấp thụ nước quá mức tiêu dùng (sau khi thiếu nước được cung cấp nước).

- Hấp thụ nước bằng tiêu dùng (tối hảo với sự chăm sóc). - Tiêu phí vượt quá sức hấp thụ (thiếu hụt nước).

Người ta thấy có sự thiếu hụt nước ban ngày (ban trưa) là trong hoàn cảnh thoát hơi nước quá mạnh rễ cây không kịp bù lượng nước mất

và do đó gây nên cân bằng âm tạm thời của nước trong cây. Về chiều, đặc biệt về ban đêm lúc thoát hơi nước hạ tới mức cực tiểu. Sự thiếu hụt nước ban ngày được bù lại, nếu trong đất có đủ nước để hấp thụ, tới sáng mai nước được cân bằng trở lại.

Nếu độẩm đất thấp (hạn hán trong đất) thì tới lúc mặt trời mọc ở lá cây vẫn thấy độ thiếu nước còn lại nhất định chưa bù được. Đó là triệu chứng bắt đầu hạn hán trong đất.

Thực tiễn phong phú đã cho thấy sự tai hại nhiều mặt và sâu sắc của hiện tượng mất cân bằng nước dẫu chỉ nhất thời đối với cây. Đúng như Macximov đã nói: “hạn hán dầu có tính chất nhất thời cũng không phải đi qua mà không để lại dấu vết gì cho cây”.

Theo tài liệu thống kê ở Nhật Bản, 1km2đồng ruộng được tưới nước đầy đủ có thể nuôi 2000 người, trong khi 1km2ở nơi không có nước chỉ nuôi sống được 20 người.

Bởi vậy để bảo đảm năng suất cây trồng, chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp nước kịp thời cho cây trồng trong suốt thời kỳ dinh dưỡng bằng cách tưới tiêu hợp lý.

Một phần của tài liệu chương 2: trao đổi nước ở thực vật lớp 11 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)