Hình 19: SEM của hạt tương ứng mức độ thủy phân 0, 3.1, 18.4% (Qiang Huang, 2007)

Một phần của tài liệu Ứng dụng sóng siêu âm trong quá trình thủy phân tinh bột (Trang 34 - 35)

6 7.8 9 15.7 12 17.6 15 18.4

Nhận xét: mức độ thủy phân tăng nhanh khi thời gian xử lí bằng sóng siêu âm tăng từ 3 – 9 phút. Sóng siêu âm có thể ảnh hưởng đến vùng vô định hình trong thời gian 3 – 9 phút trong khi đó vùng kết tinh không dễ dàng bị ảnh hưởng. Từ 9 – 15 phút quá trình thủy phân các vùng kết tinh xảy ra chủ yếu. Do có các vùng này có cấu trúc khá chặt chẽ nên mức độ thủy phân trong khoảng thời gian này tăng khá chậm. Khi hạt chưa bị thủy phân, bề mặt hạt trơn láng nhưng khi hạt bị thủy phân trên bề mặt hạt bắt đầu xuất hiện các lỗ nhỏ trên bề mặt. Các lỗ to và nhiều hơn khi mức độ thủy phân tăng lên. Các lỗ này phân phối đều nhau và có hình dạng như tổ ong.

Hình 19 : SEM của hạt tương ứng mức độ thủy phân 0 , 3.1, 18.4% (Qiang Huang, 2007) Wenjian Cheng (2010) cũng tiến hành thí nghiệm với mục đích tương tự. Tinh bột bắp với thành phần hóa học carbonhydrate 99.05%, proteins 0.24%, chất béo 0.45%, tro 0.12% và tỉ lệ amylose là 28%. Huyền phù tinh bột với nồng độ 3%, 5%, 7%, 10% đầu tiên sẽ hồ hóa trước ở 900C trong 30 phút và tốc độ khuấy là 100 rpm. Sau đó được làm nguội xuống 600C và tiến hành chiếu sóng siêu âm trong các khoảng thời gian khác nhau 0, 2.5, 5, 10, 15 và 30 phút ở nhiệt độ là 60 ± 30C với máy phát siêu âm có tần số 20kHz và đầu phát ra âm thanh có đường kính cuối là 0.6 cm, năng lượng được cài đặt ở 74 W/cm2. Mẫu đem chiếu sóng siêu âm được đặt trong bể điều nhiệt để tránh sự tăng nhiệt.

Hình 20 : Ảnh hưởng của sóng siêu âm lên độ nhớt biểu kiến với sự thay đổi nồng độ dịch tinh bột (Wenjian Cheng, 2010)

Một phần của tài liệu Ứng dụng sóng siêu âm trong quá trình thủy phân tinh bột (Trang 34 - 35)