Về lựa chọn thành phần vỏ lipid cho liposome

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế liposome doxorubicin PEG hóa (Trang 46)

Nghiên cứu khảo sát 3 nồng độ DSPE-PEG2000 1 %mol, 5 %mol, 10 %mol. Kết quả cho thấy hiệu suất liposome hóa và độ ổn định khác nhau với từng công thức. Công thức DSPE-PEG2000 10 %mol cho hiệu suất liposome hóa thấp nhất và độ ổn định kém nhất sau 28 ngày. Hiệu suất liposome hóa thấp có thể do nồng độ PEG cao khiến hỗn dịch quá nhớt, gây khó khăn cho quá trình gắn dƣợc chất. Độ ổn định kém có thể do xảy ra chuyển dạng từ cấu trúc liposome sang cấu trúc micell đĩa hoặc cấu trúc đa giác đã quan sát đƣợc trên hình ảnh khi chụp TEM. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu tham khảo trƣớc [20]. Có thể do mật độ DSPE-PEG2000 cao nên hình dạng của PEG trên bề mặt của liposome đã thay đổi từ cấu trúc dạng nấm (mushroom) sang cấu trúc dạng bàn chải (brush). Theo một số tài liệu [10], [17], [19] thì ở cấu trúc dạng nấm, liposome bền hơn do PEG làm tăng lực đẩy và giảm lực hút Van der waals giữa các tiểu phân. Còn khi ở cấu trúc dạng bàn chải thì liposome lại kém ổn định do hình thành lực đẩy ngang giữa các chuỗi PEG gây ra, do vậy gây mất ổn định lớp màng kép lipid. Công thức có nồng độ PEG 1 %mol độ ổn định cũng kém hơn so với nồng độ 5 %mol vì lƣợng PEG quá ít nên không đủ mức độ che phủ với tất cả liposome. Điều này đƣợc quan sát rõ trên hình ảnh chụp TEM. Các liposome không đƣợc PEG hóa cũng dễ bị kết tụ lại đồng thời cũng không đạt đƣợc thời gian tuần hoàn trong máu kéo dài nhƣ mong muốn.

Mẫu có nồng độ DSPE-PEG2000 5 %mol có độ ổn định tốt nhất sau 1 tháng đồng thời quan sát hình ảnh chụp TEM cho thấy PEG phủ đều bề mặt liposome. Do vậy lựa chọn nồng độ DSPE-PEG2000 là 5 %mol để bào chế liposome là thích hợp nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế liposome doxorubicin PEG hóa (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)