Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ những tranh, ảnh về địa lí

Một phần của tài liệu Chương 7. Qúa trình dạy học ở trường phổ thông và các phương pháp dạy học Địa lí (Trang 29)

Trong giảng dạy Địa lí, việc quan sát các sự vật, hiện tượng, quá trình địa lí xảy ra trong các không gian

lãnh thổ khác nhau không phải lúc nào cũng làm được. Vì vậy, việc hình thành các biểu tượng và khái niệm cụ thể cũng rất hạn chế. Để bổ khuyết cho nhược điểm này, trong quá trình dạy học Địa lí, giáo viên thường bắt buộc phải hình thành cho học sinh những biểu tượng và khái niệm tưởng tượng dựa vào một số

phương tiện dạy học như: tranh ảnh, mô hình, mẫu vật…Nhược điểm của các phương tiện này là chúng chỉ biểu hiện được một số đặc điểm, thuộc tính bên ngoài, tĩnh, rất hạn chế của các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lí.

Để nắm được đầy đủ các thuộc tính quan trọng nhất, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác, bổ sung them các thuộc tính khác qua việc sử dụng các bản đồ, tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo…Ví dụ: một bức tranh về song Nin ở châu Phi không thể biểu hiện được đầy đủ tất cả các thuộc tính và đặc điểm của con song về mặt địa lí như vị trí địa lí, chiều dài, lưu vực, lưu lượng, thuỷ chế, tác dụng về mặt công nghiệp, giao thông vận tải, thuỷ điện…bằng hình ảnh. Trong khi đó, học sinh lại rất cần phải nắm được những đặc điểm và thuộc tính này để hình thành các biểu tượng và khái niệm toàn vẹn.

Như vậy, rõ rang là các phương tiện trực quan như: tranh ảnh, mô hình, mẫu vật…chỉ có tác dụng giúp cho học sinh khai thác được một số đặc điểm và thuộc tính nhất định về đối tượng. Các đặc điểm và thuộc tính này có giá trị khi chúng có khả năng làm rõ tính độc đáo của đối tượng, nghĩa là giúp cho học sinh phân biệt được nó với các đối tượng cùng loại khác.

Chính vì vậy, khi sử dụng các phương tiện tranh ảnh, giáo viên cần:

- Trước tiên, xác định và đánh giá được những đặc điểm và thuộc tính của đối tượng mà chúng biểu hiện. Trong các đặc điểm và thuộc tính đó, học sinh có thể khai thác được những gì cần thiết cho việc hình thành biểu tượng và khái niệm.

- Xác định những đặc điểm và thuộc tính cần phải bổ sing bằng các nguồn tri thức khác như: bản đồ, tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo…

Dự kiến cách hướng dẫn học sinh khai thác những tri thức cần thiết phục vụ cho mục đích dạy học.

Nói tóm lại, trong quá trình dạy học Địa lí, các phương tiện trực quan như: tranh ảnh, mô hình, mẫu vật… là những nguồn tri thức có giá trị để cho học sinh khai thác và rèn luyện kĩ năng địa lí. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, giáo viên cần có một quá trình chọn lựa, đánh giá trước khi sử dụng để khỏi lãng phí thời gian và làm loãng trọng tâm giờ học (vì không phải tranh ảnh, mô hình, mẫu vật nào cũng cần thiết và đáp ứng đúng yêu cầu của các giờ học.

Một phần của tài liệu Chương 7. Qúa trình dạy học ở trường phổ thông và các phương pháp dạy học Địa lí (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w