Hiệu quả sử dụng thuốc kháng sinh

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại khoa nhi bệnh viện thanh nhàn hà nội từ năm 2002 2003 (Trang 48)

Hiệu quả sử dụng kháng sinh được đánh giá theo 3 mức: khỏi, đỡ, không khỏi. Việc đánh giá do bác sỹ quyết định dựa vào bệnh nhân trước khi ra viện. Kết quả này được ghi trong hồ sơ bệnh án.

+ Khỏi là hết các triệu chứng bệnh, lành hẳn bệnh.

+ Đỡ là bệnh ổn định: hết các triệu chứng lâm sàng vào thời điểm xuất viện. Bảng 3.20: Hiệu quả điều trị ở bệnh nhân sử dụng KS năm 2002.

TT NHÓM BỆNH

KET QUA ĐIEU TRỊ BẸNH

Khỏi Đ ỡ Không khỏi

Số BN Tỷ lệ % (n=195) Số BN Tỷ lệ % (n=195) Số BN Tỷ lệ % (n=195) 1 Các bệnh đường hô hấp 89 45,64 46 23,59 2 1,03 2 Các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng 14 7,18 24 12,30 1 0,51 3 Các bệnh đường tiêu hoá 2 1,03 8 4,10 0 . 0 4 Các bệnh về tim mạch 0 0 3 1,54 0 0 5 Các bệnh về thận 0 0 3 1,54 0 0 6 Các bệnh khác 1 0,51 2 1,03 0 0 Tổng 106 54,36 86 44,10 3 1,54 - 4 3 -

Bảng 3.21: Hiệu quả điều trị ở bệnh nhân sử dụng KS năm 2003.

TT NHÓM BỆNH

KẾT QUẢ ĐIỂU TRỊ EÌỆNH

Khỏi Đỡ Không khỏi

Số BN Tỷ lệ % (n-186) Số BN Tỷ lệ % (n=186) SỐ BN Tỷ lệ % (n=186) 1 Các bệnh đường hô hấp 83 44,62 31 16,67 5 2,69 2 Các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng 27 14,51 21 11,29 1 0,54 3 Các bệnh đường tiẽu hoá 5 2,69 4 2,15 0 0 4 Các bệnh về tim mạch 2 1,08 3 1,61 1 0,54 5 Các bệnh về thận 0 0 1 0,54 0 0 6 Các bệnh khác 2 1,08 0 0 0 0 Tổng 119 63,98 60 32,26 7 3,76 KẾT QUẢ ĐIỂU TRỊ BỆNH □ Năm 2002 ONăm 3003 Hình 3.4: Kết quả điều trị bệnh

Nhân xét:

Qua bảng 3.20 và bảng 3.21 nhận thấy:

- Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh năm 2002 là 54,36% và năm 2003 là 63,98%.

- Tỷ lệ đỡ năm 2002 là 44,10% và năm 2003 là 32,26% (do gia đình xin ra viện).

- Tỷ lệ bệnh nhân không khỏi năm 2002 là 1,54% và năm 2003 là 3,76% (do bệnh nhân trốn viện và chuyển viện).

- Năm 2002 có 3 bệnh nhân chuyển viện, trong đó có 2 bệnh nhân chuyển viện do mong muốn của gia đình và 1 bệnh nhân phải chuyển do tình trạng bệnh quá nặng.

- Năm 2003 có 6 bệnh nhân chuyển viện do mong muốn của gia đình. Nhìn chung hiệu quả điều tri bệnh của khoa tương đối cao, năm 2003 tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh tăng hơn so với năm 2002 là 9,62%. Nhưng tỷ lệ bệnh nhân đỡ còn nhiều, đặc biệt có một số bênh nhân trốn viện khi điều trị một vài ngày do tình trạng bệnh tật của bệnh nhân và hoàn cảnh kinh tế của gia đình. Do đó, cần có sự quan tâm và quản lý chặt chẽ nhằm giảm số lượng bệnh nhân trốn viện.

Tính X2 = 3,644 và so sánh trị số này với %2 (095 1) = 3,841 nhận thấy X2 < x2(095 1) - Vậy tỷ lệ bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh tăng dần trong hai năm, kết luận này không có ý nghĩa thống kê với xác suất 95% (hay mức ý nghĩa 0,05)

PH Ã N IV

KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

KẾT LUẬN

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy số bệnh nhân vào điều trị tại khoa năm 2003 giảm hơn năm 2002 là 77 bệnh nhân (Năm 2002 có 1696 BN và năm 2003 có 1619 BN).

Số ngày điều tiị trung bình của khoa năm 2003 giảm 1 ngày so với năm

2002 (8,2-7,2).

Tỷ lệ bệnh nhi vào viện ở lứa tuổi trước tuổi đi học (từ 1—> dưới 6 tuổi) là cao nhất: năm 2002 có tỷ lệ 56,87% và năm 2003 có tỷ lệ 51,49%. Trẻ sơ sinh có tỷ lệ thấp nhất trong hai năm.

Các bệnh đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (năm 2002 là 64,93% và năm 2003 là 61,39%), tiếp đó là các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, tiêu hoá, tim mạch, thận.

Số thuốc trung bình trong một đơn năm 2002 là 6,23 thuốc và năm 2003 là 6,5 thuốc, trong đó các thuốc kê tên gốc có tỷ lệ 78,81% năm 2002 và 77,38% năm 2003. Tỷ lệ các thuốc tiêm được kê là gần như nhau trong hai năm (khoảng 28%).

Thiamin (A11DA01) là thuốc có tần suất sử dụng nhiều nhất trong cả

hai năm: Tỷ lệ năm 2002 là 71,56% và năm 2003 là 86,63%.

Kháng sinh được sử dụng để điều trị tại khoa chiếm tỷ lệ rất cao trong cả hai năm (khoảng 92%).

Số thuốc KS trung bình trong một đơn năm 2002 là 1,86 thuốc và năm 2003 là 1,72 thuốc.

Trong hai năm có 7 nhóm kháng sinh được sử dụng, trong đó có 3 nhóm thường được sử dụng đó là: P-lactam, Aminosid, Macrolid.

KS có tần suất sử dụng nhiều nhất trong năm 20Ơ2 là Gentamycin

(58,88% ) và năm 2003 là Ampicillin (46,24% ).

Số bệnh nhân sử dụng KS phối hợp chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ lệ sử dụng kháng sinh đơn độc trong cả hai năm 2002 và 2003 (Tỷ lệ sử dụng KS

phối hợp năm 2002 là 66,67% và năm 2003 là 58,60%).

Năm 2002 có 19 kiểu phối hợp KS và năm 2003 có 11 kiểu, trong đó cặp phối hợp Ampicillin + Gentamycin chiếm tỷ lệ cao nhất trong cả hai

năm ( năm 2002 là 56,92% và năm 2003 là 53,21% ).

Tỷ lệ thay đổi KS năm 2002 là 16,41% và năm 2003 là 14,52%.

Có 14 kiểu thay đổi KS năm 2002 và 16 kiểu thay đổi KS năm 2003, trong đó các bệnh nhân phải thay đổi KS chủ yếu tập trung vào các bệnh đường hô hấp ( năm 2002 có 24 BN và năm 2003 có 19 BN).

Các bệnh đường hô hấp có thời gian sử dụng KS trung bình cao nhất (khoảng 7 ngày) trong ba nhóm bệnh phổ biến tại khoa trong hai năm 2002 và 2003 (các bệnh đường hô hấp, các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, các bệnh đường tiêu hoá).

Hiệu quả điều trị bệnh của khoa tương đối cao, tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh năm 2002 là 54,36% và năm 2003 là 63,98% (tăng hơn năm 2002 là 9,62%).

ĐỂ XUẤT

Chấn chỉnh việc kê đơn bằng phương pháp tăng cường bình bệnh án. Nâng cao vai trò của Dược sĩ lâm sàng trong việc hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn-hợp lý-hiệu quả, đặc biệt là sử dụng kháng sinh.

Đề nghị các bác sĩ nên tăng cường kê đơn thuốc theo tên gốc.

Bệnh viện nên ứng dụng hệ thống phân loại ATC vào công tác quản lý. Bệnh viện nên có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nhằm giảm tỷ lệ bệnh nhân trốn viện.

PHIẾU ĐIỂU TRA s ử DỤNG THUỐC

Phụ lục 1

Địa điểm: Khoa Nhi - Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội.

Người điều tra:... Ngày:... Ngày nhập viện:... Ngày ra viện:__

Số bệnh án Họ và tên Tuổi Giới Người kê

đơn

BỆNH

Mô tả bệnh Code bệnh

THUỐC

Tên thuốc, hàm

lượng (nồng độ) INN KS nhóm ATC Code

Số lượng Số ngày 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7 8. 9. 10. + Tổng số ngày dùng thuốc: + Số ngày dùng thuốc kháng sinh

+ Kết quả: 1. Khỏi □ 3. Không thay đổi □ 2. Đỡ □ 4. Chuyển viện □ + Số thuốc đã sử dụng là kháng sinh:

+ Số thuốc kháng sinh kê tên gốc: + Số thuốc kháng sinh tiêm:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT.

1. Nguyễn Văn Bàng (2001), sổ tay sử dụng kháng sinh trong Nhi khoa,

Nhà xuất bản Y học, trang 14 - 16.

2. Nguyễn Thanh Bình, (2001), Giáo trình dịch tễ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, trang 37-69.

3. Bộ môn công nghiệp dược, Trường Đại học Dược Hà Nội (2001), Kỹ thuật sản xuất dược phẩm, tập 1, trang 143.

4. Bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại học Dược Hà Nội (2000), Giáo

trình Dược lâm sàng đại cương, trang 8-54.

5. Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Y khoa Hà Nội (2001), Dược lý học,

Nhà xuất bản Y học, trang 241 - 280.

6. Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y khoa Hà Nội (2000), Giáo trình bài

giảng nhỉ khoa, Nhà xuất bản Y học, tập 1, trang 5-15.

7. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội

(2002), Giáo trình Pháp ch ế hành nghề Dược, trang 233 -242.

8. Bộ Y Tế (2001), Bảng phân loại quốc tế - Bệnh tật (ICD X), Nhà xuất bản Y học.

9. Bộ Y Tế (2003), Thuốc và Biệt Dược, Nhà xuất bản Y học, tập 2.

10. Bộ Y Tế, Ban tư vấn sử dụng kháng sinh (2000), Hướng dẫn sử dụng

kháng sinh, Nhà xuất bản Y học, trang 5 8 - 6 1 .

11. Bộ Y Tế, Ban tư vấn sử dụng kháng sinh (1999), Hướng dẫn điều trị

bằng kháng sinh một s ố bệnh thường gặp, Nhà xuất bản Y học.

12. Nguyễn Tiến Dũng (2001), “Lựa chọn kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em”, Thông tin Dược lâm sàng, số 7, trang 12 - 18.

13. Hy Thanh Hà (2001), Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và phản

ứng có hại của kháng sinh tại một số khoa Bệnh viện Bạch Mai từ năm

1998 - 2000, Khoá luận tốt nghiệp Dược sỹ khoá 1996 - 2001.

14. Trần Đình Long (2002), Đại cương sơ sinh học, Nhà xuất bản Y học, trang 23-28.

15. Phạm Ngọc Trí (1997), Từ điển Y học Anh-Việt, Nhà xuất bản Y học.

16. Trường Đại học Sư Phạm (2000), Giáo trình Sinh lý học Trẻ em, Nhà

xuất bản Đại học Sư Phạm, trang 3-13.

17. Bùi Xuân Vĩnh và cộng sự (1998), Thuốc kháng sinh và cách sử dụng,

Nhà xuất bản Y học, trang 41 - 45. B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH VÀ INTERNET

18. ATC code (2000).

19. ATC - DDD Classiỷication WHO Model Formulary

20. Department of Essential Drugs and Medicines Policy (1999), How to

investigate drug use ỉn health /acỉlỉtỉes

21. WHO Collaborating Center for Drug Statistics methodology - The

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại khoa nhi bệnh viện thanh nhàn hà nội từ năm 2002 2003 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)