KẾ HOẠCH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KHOAN CỌC

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI TRÊN CẠN, DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TP HCM (Trang 27)

7 KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

7.6KẾ HOẠCH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KHOAN CỌC

Mỗi hoạt động kiểm tra được thực hiện theo bảng dưới đây

1.0 CHUẨN BỊ HỐ KHOAN TRÁCH NHIỆM

1.1 Vị trí cọc được đánh dấu bằng cọc thép / gỗ đóng xuống nên đất, sử dụng hệ tọa độ

Khảo sát

1.2 Kiểm tra vị trí cọc Khảo sát

1.3 Hai cọc qui chiếu sẽ được đóng xuống nền đất một

góc xấp xỉ 90° so với cọc mốc chuẩn Đội trưởng / Kỹ sưhiện trường 1.4 Kiểm tra lắp đặt ống vách – đồng tâm với tim cọc Đội trưởng / Kỹ sư

hiện trường 1.5 Kiểm tra vị trí, độ thẳng đứng, chuyển vị và cao độ

đỉnh ống vách

Khảo sát, Kỹ sư hiện trường

1.6 Sau đó tiếp tục khoan sử dụng dung dịch khoan (Bentonite), ghi chép địa tầng trong khi khoan cọc và đưa số liệu vào bảng ghi dữ liệu cọc

Đội trưởng / Kỹ sư hiện trường

1.7 Kiểm tra mẫu và thí nghiệm bentonite về các đặc tính và chỉ tiêu được yêu cầu trong tiêu chuẩn kỹ thuật

Đội trưởng, nhân viên QC

1.8 Kiểm tra chiều sâu cọc bằng cách dùng thước đo có quả dọi ở đầu

Đội trưởng / Kỹ sư hiện trường

1.9 Khi đạt chiều sâu yêu cầu, đáy cọc sẽ được làm sạch; bùn sẽ được kiểm tra theo Tiêu chuẩn kỹ thuật

Đội trưởng / Kỹ sư hiện trường

2.0 CỐT THÉP TRÁCH NHIỆM

2.1 Cốt thép, ống siêu âm, v.v.. phải được vận chuyển đến công trường và kiểm tra xuất xứ và chấp thuận theo đệ trình đã đươc duyệt và theo tất cả các khoản liên quan của tiêu chuẩn kỹ thuật

Kỹ sư hiện trường / nhân viên QC

2.2 Lồng cốt thép phải được gia công theo thiết kế cọc Đội trưởng / Kỹ sư hiện trường

2.3 Lồng cốt thép phải đúng theo bản vẽ và nhãn mác phải được gắn vào lồng thép

Đội trưởng / Kỹ sư hiện trường

2.4 Lồng cốt thép lắp cùng ống siêu âm phải được kiểm tra độ sạch và phù hợp với bản vẽ & tiêu chuẩn kỹ thuật

Đội trưởng / Kỹ sư hiện trường

2.5 Lồng thép phải được nâng cẩn thận và được đặt với độ biến dạng nhỏ nhất

Đội trưởng / Kỹ sư hiện trường

3.0 BÊ TÔNG TRÁCH NHIỆM

3.1 Bê tông được nhận tại hiện trường và phiếu giao hàng phải được kiểm tra độ chính xác theo thiết kế mác bê tông (Mác 30)

Kỹ sư hiện trường / nhân viên QC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2 Bê tông phải được thí nghiệm khả năng dễ thi công bằng côn đo độ sụt theo tiêu chuẩn kỹ thuật; Độ sụt = Min. 180 mm

Kỹ sư hiện trường / nhân viên QC

3.3 Nếu khả năng dễ thi công của bê tông nằm trong giới hạn cho phép sau đó các mẫu thí nghiệm sẽ được lấy (mẫu hình trụ) theo kế hoạch kiểm tra và thí nghiệm

Kỹ sư hiện trường / nhân viên QC

4.0 ĐỔ BÊ TÔNG CỌC TRÁCH NHIỆM

4.1 Bê tông phải được đổ bằng phương pháp ống đổ bê tông có nghĩa là đổ bằng bơm bê tông hoặc đổ trực tiếp từ xe chở bê tông, kích cỡ ống đổ không được nhỏ hơn 250 mm

Đội trưởng / Kỹ sư hiện trường

4.2 Ống đổ bê tông được làm bằng các đoạn có đủ chiều dài để chạm đáy cọc, các đoạn nối được bịt kín

Đội trưởng / Kỹ sư hiện trường

4.3 Ống đổ bê tông được đưa vào tim cọc cách cao độ đáy cọc 300mm

Đội trưởng / Kỹ sư hiện trường

4.4 Nối ống Bentonite và bơm và sắp xếp tất cả để đổ bê tông

Đội trưởng / Kỹ sư hiện trường

4.5 Đổ bê tông vào hố khoan, chiều dài của ống đổ sẽ được rút ngắn nếu cần, nhưng ống đổ phải duy trì liên tục trong bê tông ít nhất 1.5 ~ 2.0 m

Đội trưởng / Kỹ sư hiện trường

4.6 Bê tông được đổ liên tục cho đến khi đạt cao độ cắt cọc (khối lượng bê tông dư sẽ được đổ trên cao độ cắt cọc)

Đội trưởng / Kỹ sư hiện trường

4.7 Cao độ bê tông cuối cùng và khối lượng đổ sẽ được ghi chép trong bảng ghi dữ liệu cọc

Đội trưởng / Kỹ sư hiện trường

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI TRÊN CẠN, DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TP HCM (Trang 27)