IV- nước ngầm Hoặc khi áo
CHƯƠNG 11 ĐỊNH TUYẾN TRÊN ĐỊA HÌNH VAÌ THIẾT KẾ ĐƯỜNG TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN THIÊN NHIÊN KHÁC NHAU
11.3.1 Lối đi tuyến thung lũng (ven sông suối ):
- Trước hết cần xem xét nên đặt tuyến bên bờ trái, bên bờ phải hay đi bên trái một đoạn rồi đi bên phải. Chọn tuyến đi phía nào cần cân nhắc các điều kiện khí hậu, địa hình, tình hình phân bố dân
cư và số lượng, chiều dài các đoạn cắt qua sông suối. - Có các trường hợp sau :
+ Tuyến ven sông gặp các mõm núi hẹp hoặc bám theo thềm sông. Phải cân nhắc việc chọn bán kính đường cong, chọn phương án đi gần hay xa sông suối.
+ Nếu gặp các mõm đá dựng đứng ven sông thì có thể áp dụng các bện pháp như : triển tuyến từ xa để vượt lên trên vách đá; làm nền đường kiểu nửa hầm, đắp nền đường bằng đá và kè lấn ra sông. Phương án này không nên dùng ở những đoạn thung lũng sông, suối hẹp, 2 bên đều là vách núi cao.
+ Khi tuyến gặp các cửa suối nhánh không nên đặt tuyến cắt ngang bãi bồi ở suối nhánh vì dòng nước hay ổi dòng và bãi bồi thay đổi. Nên lợi dụng men theo dòng suối
nhánh để triển tuyến vòng vào trong, càng vòng sâu thì đường càng dài nhưng cầu càng ngắn, cần luận chứng so sánh.
11.3.2 Triển tuyến trên sườn núi :
- Phải cân nhắc chọn phía sườn núi ( bên trái hay bên phải) để triển tuyến.
- Căn cứ địa chất để chọn tuyến tránh hiện tượng trượt sườn, đá lăn, tránh qua các vùng sườn tích, các sườn có mạch nước ngầm chảy ra và các sườn có thế nằm của đá dốc ra phía ngoài.
- Khi thiết kế tuyến trên sườn núi cần gắn liền với các biện pháp đảm bảo ổn định nền đường và phải kết hợp các yếu tố bình đồ, trắc dọc, trắc ngang.
- Khi tuyến gặp các hõm núi sâu, vách dốc thì phải cân nhắc bán kính đường cong nằm, bố trí các công trình thoát nước, các công trình gia cố chống đỡ.