BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Bài soạn đạo đức - cả năm (Trang 42 - 47)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I.Mục tiêu

Học xong bài này, HS có khả năng:

-Hiểu: Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người phải có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch.

-Biết bảo vệ, gìn giữ môi trường trong sạch.

-Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.

II.Đồ dùng dạy học

-SGK Đạo đức 4.

-Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng. -Phiếu giao việc.

III.Hoạt động trên lớp

Tiết 1

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1.Ổn định 2.KTBC

-GV nêu yêu cầu kiểm tra:

+Nêu phần ghi nhớ của bài “Tôn trọng luật giao thông”. +Nêu ý nghĩa và tác dụng của vài biển báo giao thông

-3 HS thực hiện yêu cầu. -HS nhận xét.

nơi em thường qua lại. -GV nhận xét.

3.Bài mới

a.Giới thiệu bài: “Bảo vệ môi trường” b.Nội dung:

Hoạt động khởi động: Trao đổi ý kiến.

-GV cho HS ngồi thành vòng tròn và nêu câu hỏi: +Em đã nhận được gì từ môi trường?

-GV kết luận: Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của

con người.

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin ở SGK/43- 44) -GV chia nhóm và yêu cầu HS đọc và thảo luận về các sự kiện đã nêu trong SGK

-GV kết luận:

+Đất bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu

lương thực, sẽ dần dần nghèo đói.

+Dầu đổ vào đại dương: gây ô nhiễm biển, các sinh vật biển bị chết hoặc nhiễm bệnh, người bị nhiễm bệnh.

+Rừng bị thu hẹp: lượng nước ngầm dự trữ giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra, giảm hoặc mất hẳn các loại cây, các loại thú, gây xói mòn, đất bị bạc màu.

-GV yêu cầu HS đọc và giải thích câu ghi nhớ.

Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (Bài tập 1- SGK/44) -GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1: Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đánh giá.

+Những việc làm nào dưới đây có tác dụng bảo vệ môi trường?

a) Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư. b) Trồng cây gây rừng.

c) Phân loại rác trước khi xử lí.

d) Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt. đ) Làm ruộng bậc thang.

e) Vứt xác súc vật ra đường.

g) Dọn sạch rác thải trên đường phố.

h) Đặt khu chuồng trại gia súc ở gần nguồn nước ăn. -GV mời 1 số HS giải thích.

-GV kết luận:

+Các việc làm bảo vệ môi trường: b, c, đ, g.

+Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn: a.

+Giết, mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt, vứt xác súc vật ra đường, khu chuồng trại gia súc để gần nguồn nước ăn làm ô nhiễm nguồn nước: d, e, h.

-HS lắng nghe. -HS trả lời

-Mỗi HS trả lời một ý (không được nói trùng lặp ý kiến của nhau)

-Các nhóm thảo luận.

-Đại diện các nhóm trình bày. -Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

-2 HS đọc ghi nhớ ở SGK/44 và giải thích.

-HS bày tỏ ý kiến đánh giá. -HS giải thích.

+Các việc làm bảo vệ môi trường: b, c, đ, g.

+Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn: a. +Giết, mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt, vứt xác súc vật ra đường. Đặt khu chuồng trại gia súc ở gần nguồn nước ăn làm ô nhiễm nguồn nước: d, e, h.

4.Củng cố - Dặn dò

-Tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương. -HS cả lớp thực hiện.

Tiết 2

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Tập làm “Nhà tiên tri” (Bài tập 2- SGK/44- 45)

-GV chia HS thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm một tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết: Điều gì sẽ xảy ra với môi trường, với con người, nếu:

a) Dùng điện, dùng chất nổ để đánh cá, tôm.

b) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định. c) Đố phá rừng.

d) Chất thải nhà máy chưa được xử lí đã cho chảy xuống sông, hồ.

đ) Quá nhiều ôtô, xe máy chạy trong thành phố.

e) Các nhà máy hóa chất nằm gần khu dân cư hay đầu nguồn nước.

-GV đánh giá kết quả làm việc các nhóm và đưa ra đáp án đúng:

Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến của em (Bài tập 3- SGK/45) -GV nêu yêu cầu bài tập 3.

Em hãy thảo luận với các bạn trong nhóm và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau: (tán thành, phân vân hoặc không tán thành)

a) Cần bảo vệ loài vật có ích và loài vật quí hiếm.

b) Việc phá rừng ở các nước khác không liên quan gì đến cuộc sống của em.

c) Tiết kiệm điện, nước và các đồ dùng là một biện pháp để bảo vệ môi trường.

d) Sử dụng, chế biến lại các vật đã cũ là một cách bảo vệ môi trường.

đ) Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi người. -GV mời một số HS lên trình bày ý kiến của mình. -GV kết luận về đáp án đúng.

Hoạt động 3: Xử lí tình huống (Bài tập 4- SGK/45)

-HS thảo luận và giải quyết.

-Từng nhóm trình bày kết quả làm việc. - Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến. Nhóm 1 : Các loại cá tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này.

Nhóm 2: Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước.

Nhóm 3: Gây ra hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn, xói mòn đất, sạt núi, giảm lượng nước ngầm dự trữ …

Nhóm 4: Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết.

Nhóm 5: Làm ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn)

Nhóm 6: Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí.

-HS làm việc theo từng đôi. -HS thảo luận ý kiến . -HS trình bày ý kiến. -Nhóm khác nhận xét , bổ sung. a) Tán thành b) Không tán thành c) Tán thành d) Tán thành đ) Tán thành

-GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

+ Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?

Nhóm 1 : Hàng xóm nhà em đặt bếp than tổ ong ở lối đi

chung để đun nấu.

Nhóm 2 : Anh trai em nghe nhạc, mở tiếng quá lớn.

Nhóm 3 : Lớp em thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường

làng.

-GV nhận xét xử lí của từng nhóm và đưa ra những cách xử lí có thể như sau:

Hoạt động 4: Dự án “Tình nguyện xanh”

-GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:

Nhóm 1 : Tìm hiểu về tình hình môi trường, ở xóm / phố,

những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết.

Nhóm 2 : Tương tự đối với môi trường trường học. Nhóm 3 : Tương tự đối với môi trường lớp học.

-GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm. -GV Kết luận chung

+ nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường. + mời 1 vài em đọc to phần Ghi nhớ (SGK/44).

4.Củng cố - Dặn dò

-Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.

-Từng nhóm nhận một nhiệm vụ, thảo luận và tìm cách xử lí.

-Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .

+Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác.

+ Đề nghị giảm âm thanh.

+Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.

-Từng nhóm HS thảo luận.

-Từng nhóm HS trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.

-3 em đọc

-HS cả lớp thực hiện.

DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG

Tiết 1 GIỮ GÌN TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG

I. Mục tiêu

-HS hiểu được phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng, nơi có nhiều người qua lại. -Giữ trật tự vệ sinh công cộng là thực hiện nếp sống văn minh.

-Giáo dục cho Hs có thói quen giữ trật tự, vệ nơi công cộng.

II. Đồ dùng dạy học

Câu chuyện “Lê-nin trong hiệu cắt tóc”; Truyện thơ “Em Mai” tự sưu tầm.

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Ổn định 2. KTBC

-Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi đã học ở bài “Bảo vệ môi Hát

-3 em trả lời

trường” (Tiết 2)

-Gv nhận xét ghi điểm

3. Bài mới

a. Giới thiệu:

Ơû địa phương ta có nhiều vấn đề mà mỗi Hs các em cần quan tâm nhất là về vệ sinh nơi công cộng, để giúp các em hiểu rõ về vấn đề này cô cùng các em tìm hiểu một số việc làm giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng ở địa phương mình.

b.Hướng dẫn tìm hiểu

+ Theo em những nơi nào được gọi là nơi công cộng? + Điều gì sẽ xảy ra, nếu ta làm mất trật tự ở những nơi đó?

-Gv: Nếu ta không biết giữ trật, tự vệ sinh nơi công cộng thì sẽ gây ra nhiều tác hại cho những người xung quanh và cho chính bản thân mình.

-Gv kể nhanh câu chuyện : “Lê-nin trong hiệu cắt tóc” + Lê Nin đã có thái độ thế nào khi có người nhường chỗ cho Lê Nin cắt trước?

+ Thái độ đó của Lê Nin nói lên điều gì? -Cho Hs đọc bài thơ “Em Mai”

+Em Mai tuy bé nhưng đã có thái độ như thế nào khi đến cửa hàng mua kẹo?

+Thái độ đó của em Mai nói lên điều gì?

-Gv Lê nin, em Mai là những tấm gương sáng trong việc thực hiện nếp sống giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng mà ta cần noi theo. Vậy còn các em đã biết giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng chưa, hãy bày tỏ trước lớp qua các tình huống sau.

-Gv nêu tình huống

+Đến lớp em xé giấy vất bừa bãi trong lớp học.

+Khi ăn quà bánh em vất bao bọc ngay trên mặt đường. +Nhà em ở ngay khu tập thể, đã 10 giờ đêm em liền vặn ti vi nhỏ lại.

+Em và các bạn em tổ chức đá bóng ở mặt đường. +Khi thấy ông bà, cha mẹ nghỉ trưa, em và bạn em liền

-Hs nhận xét

-Hs lắng nghe

-Hs nhắc lại tựa bài.

+Đường đi, ttrường học, công viên, bệnh viện, chợ, nhà văn hóa, thư viện,…

+Sẽ làm phiền đến người khác, sẽ gây ô nhiễm môi trường, nếu ta xả rác, khạc nhổ bừa bãi.hs lắng nghe.

-Hs lắng nghe

+Lê Nin nói đến lượt ai thì người đó cắt, phải theo thứ tự chứ rồi Lê Nin ngồi chờ đến lượt mình.

+Cho biết Lê Nin đã giữ đúng trật tự nơi công cộng, mặc dù ông là một vị chủ tịch nước. - Lớp chú ý lắng nghe

+Em không chen lấn vào mua mà nép vào một bên chờ. Có người nhường cho em mua trước nhưng em nói chưa đến lượt, rồi em kiên trì chờ đến lượt mình.

+Em Mai biết giữ trật tự nơi đông người, không chen lấn vào mua trước.

- Hs lắng nghe

-Hs nêu cách giải quyết.

+Sai, vì làm như thế sẽ mất vệ sinh lớp học, làm bẩn phòng học.

+Sai, vì làm bẩn đường, làm mất vẻ đẹp của mặt đường.

+Đúng, vì không gây mất trật tự, không gây tiếng ồn, trong lúc mọi người đang nghỉ ngơi. +Sai, vì làm như vậy dễ gây tai nạn cho mình và cho người đi đường.

nói chuyện nhỏ và đi lại rất nhẹ nhàng.

+Qua những biểu hiện trên, em rút ra bài học gì?

Một phần của tài liệu Bài soạn đạo đức - cả năm (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w