Hiện trạng canh tác của nông dân trong các tiểu vùng sinh thái ở Huyện Ba Tr

Một phần của tài liệu khảo sát một số đặc tính liên quan đến mặn của đất trong các tiểu vùng sinh thái ngọt, mặn, lợ ở huyện ba tri tỉnh bến tre (Trang 31)

Tri Tỉnh Bến Tre

Tiểu vùng ngọt gồm các xã: An Ngãi Tây, An Phú Trung, Mỹ Chánh, Phú lễ và Phú Ngãi là tiểu vùng chuyên trồng lúa ba vụ .

Tiểu vùng lợ vào mùa hạn gồm các xã: An Đức, Phú Thạnh, Mỹ Thạnh. Là tiểu vùng ngày xưa trồng lúa 3 vụ nhưng hiện nay có hộ vẫn trồng được ba vụ lúa.

Từ Hình 3.1 cho thấy năng suất trung bình của tiểu vùng ngọt đạt 5,16 tấn/ha/vụ. Trong đó vụ Hè Thu đạt 5 tấn/ha,vụ Thu Đông đạt 4,8 tấn/ha và vụ Đông Xuân đạt 5,69 tấn/ha.

Tiểu vùng lợ năng suất trung bình 4,37 tấn/ha/vụ. Trong đó vụ Hè Thu đạt 4,33 tấn/ha,vụ Thu Đông đạt 4,43 tấn/ha và vụ Đông Xuân đạt 4,33 tấn/ha.

Năng suất lúa ở tiểu vùng ngọt luôn cao hơn tiểu vùng lợ qua các vụ nhưng không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê.

20 3.2 Độ mặn của nước trong các hệ thống kênh

Nước là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển của lúa cũng như đời sống của tôm. Sự biến động của nước là vấn đề quan tâm trong sản xuất lúa đặc biệt là nuôi tôm.

Tiểu vùng mặn

Qua kết quả phân tích (Hình 3.2), độ mặn vùng nuôi tôm sú công nghiệp dao động từ 2‰ - 20‰ và cao nhất vào tháng 4 và thấp nhất vào tháng 1. Kết quả này cho thấy độ mặn nước vùng khảo sát phù hợp với tôm sú.

Hình 3.2 Sự biến động độ mặn nước theo thời gian của các tiểu vùng

Tiểu vùng lợ

Trong mô hình lúa, chất lượng nước tưới giữ vai trò quan trọng suốt thời gian canh tác. Nó tác động trực tiếp đến sự phát triển của lúa và chất lượng đất, ảnh hưởng biểu hiện rõ qua năng suất lúa.

Sự nhiễm mặn đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa như: giảm sức nảy mầm của lúa, giảm chiều cao và khả năng đẻ nhánh, hệ rễ phát triển kém, giảm sự cố định đạm sinh học và quá trình khoáng hóa đạm trong đất. Tính trung bình năng suất lúa có thể giảm tới 20 – 25 %, thậm chí tới 50 % (Trung tâm tin học, 2005).

- 5 10 15 20 25 thán g 1/ 2 thán g 2/ 3 thán g 2/ 18 thán g 3/ 21 thán g 4/ 6 thán g 4/ 21 thán g 5/ 5 thán g 5/ 20 thán g 6/ 5 thán g 6/ 25 Thời gian Đ m n Tiểu vùng ngọt Tiểu vùng lợ Tiểu vùng mặn

21

Cây lúa nước có thể sinh trưởng trong môi trường pH biến động từ 4 – 9, sinh trưởng bình thường ở pH từ 5 – 8, nhưng sinh trưởng thích hợp nhất ở pH 6 – 7 (Dương Minh, 1999).

Kết quả phân tích (Hình 3.2) cho thấy độ mặn dao động từ 2 - 5‰, bắt đầu tăng từ tháng 3 và có chiều hướng giảm từ tháng 5, cao nhất vào tháng 4 ( cuối vụ đông xuân). pH và EC bão hoà vào tháng 4 ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của lúa biểu hiện qua năng suất nhỏ hơn 5 tấn/ha. Mặt khác, năng suất vụ Đông Xuân biến động lớn qua từng năm là do nhiều năm mưa nhiều lượng nước lên cao nên người dân xuống giống trễ, dẫn đến gần cuối vụ đã sang tháng 4 (độ mặn > 3‰). Chính sử dụng nước tưới này làm ảnh hưởng đến quá trình ngậm sữa của hạt, đưa đến năng suất thấp.

Tiểu vùng ngọt

Nguồn nước sử dụng tưới tiểu vùng ngọt và tiểu vùng lợ cùng lấy chung nguồn. Tuy nhiên, năng suất của tiểu vùng ngọt cao hơn tiểu vùng lợ qua ba vụ (Hình 3.2) do tính chất đất tiểu vùng ngọt canh tác lúa phù hợp hơn.

Độ mặn của nước tiểu vùng ngọt và lợ vào mùa khô đều dưới 5‰ và đều có xu hướng gia tăng trong giai đoạn từ tháng 2 đến cuối tháng 5.

3.3Đánh giá đặc tính đất

Đất và nước là hai môi trường quyết định sự sinh tồn của thực vật. Cả hai điều có vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của sinh vật trong một hệ sinh thái. Trạng thái tự nhiên của đất luôn ảnh hưởng đến cung cấp dinh dưỡng và sự phát triển của sinh vật. Môi trường nước biểu hiện tình trạng của thủy vực và là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của thủy sinh vật trong vùng.

3.3.1 Giá trị pH pH bão hòa pH bão hòa

Qua Hình 3.3 cho thấy pH ở vùng mặn dao động từ 5,9 - 6,6, pH tăng dần từ tháng một đến tháng 2, cao nhất vào giữa tháng 2 (pH = 6,6) và giảm dần tới tháng 5, sau đó tăng trở lại. Tiểu vùng lợ pH dao động từ 5,6 – 6,4, cao nhất là cuối tháng 5 (pH = 6,4). pH ở tiểu vùng ngọt dao động từ 5,2 – 6,3, từ tháng 1 đến cuối tháng 4 thì pH trung bình khoảng 5,3, pH tăng dần từ tháng 4 và giá trị pH cao nhất là cuối tháng 5 (pH = 6,3).

22

Hình 3.3 Diễn biến pH bão hòa theo thời gian của các tiểu vùng ngọt, mặn và lợ

3.3.2 Độ mặn EC bão hòa. EC bão hòa.

Qua số liệu phân tích (Hình 3.4) cho thấy, ECe vùng mặn cao dao động từ 15 – 25 mS/cm, cao nhất vào giữa tháng 4 và giảm dần đến tháng 6. EC giảm nhanh từ tháng 1 đến tháng 2 là do vào thời điểm thu mẫu (tháng 2) tôm đã thu hoạch, đầm được phơi, đã có những cơn mưa đầu mùa xuất hiện ở vùng này nên mặn đã được rữa ở ao nuôi tôm sú vì vậy EC thấp. Tiểu vùng lợ dao động từ 3 – 4,8 mS/cm, cao nhất trong tháng 5 và và giảm từ đầu tháng 6, tiểu vùng ngọt từ 2 – 4,8 mS/cm. Kết quả ECe vùng mặn phù hợp với nghiên cứu Abrol và ctv., (1988), ECe>16 là đất rất mặn. Đất này chỉ phù hợp nuôi tôm sú và thẻ.

Vùng lợ là vùng trồng lúa hai vụ nhưng gần đây được nông dân trồng ba vụ lúa trong năm: Vụ Hè (tháng 5 đến tháng 8), Vụ Mùa (tháng 09 đến tháng 11) và vụ Đông Xuân (tháng 12 đến tháng 03). Kết quả khảo sát đất (Hình 3.4) có giá trị EC dao động từ 3 – 4,8 mS/cm. Theo thang đánh giá của Tôn Thất Chiểu (1991), nằm trong khoảng mặn trung bình đến nhiều. Vào giai đoạn mùa khô từ tháng 2 đến tháng 5, độ mặn của đất vùng ngọt và lợ có xu hướng gia tăng tuy nhiên ECe của đất vùng ngọt vẫn ở dưới mức 4 mS/cm không ảnh hưởng đến cây trồng. Riêng ECe

23

tưới từ đầu tháng 3(có độ mặn khoảng 3.5‰) vào đồng ruộng vào lúc lúa đã ngậm sữa no, đến thời điểm thu mẫu nước đã bóc hơi khô.

Hình 3.4 Sự biến động EC bão hòa theo thời gian của các tiểu vùng

3.3.3 Sự sodic hoá

Thành phần Na+ trao đổi trong đất và dung lượng hấp phụ cation (CEC)

Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng trung bình Na+ trao đổi trong mẫu đất tiểu vùng mặn có giá trị 2,59 Cmol/kg, hàm lượng Na+ tiểu vùng lợ có giá trị 0,79 Cmol/kg và tiểu vùng ngọt 0,43 Cmol/kg. Theo thang đánh giá hàm lượng Na+ trao đổi trong đất rất cao ở tiểu vùng mặn (Agricultural Compendium (1989)), nằm ngưỡng trung bình ở vùng ngọt và ở ngưỡng cao ở vùng lợ, có thể ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Giá trị CEC trung bình vùng lợ và vùng ngọt lần lượt là 11,32 – 11,74 cmol/kg. Theo thang đánh giá của phái đoàn Hà Lan (1984), giá trị CEC được đánh giá thấp. Vùng mặn với giá trị CEC trung bình ( 15,06 cmol/kg). CEC trong đất giúp đánh giá khả năng giữ cation như: K, Ca, Mg, NH4+, tránh sự rửa trôi trong đất và các cation này được cung cấp dần cho cây trồng. Khi khả năng hấp thụ cation trong đất cao thì khả năng giữ dưỡng chất của đất cao, chất dinh dưỡng được tích lũy cung cấp cho cây trồng (Võ Thị Gương ctv.,2010). Giá trị CEC ở mô hình hai vụ lúa và

0 5 10 15 20 25 30 thán g 1/ 2 thán g 2/ 3 thán g 2/ 18 thán g 3/ 21 thán g 4/ 6 thán g 4/ 21 thán g 5/ 5 thán g 5/ 20 thán g 6/ 5 thán g 6/ 25 Thời gian E C ( m S /c m ) Tiểu vùng ngọt Tiểu vùng lợ Tiểu vùng mặn

24

ba vụ lúa ở mức trung bình là 16,6 – 19,5 cmol/kg là đất có khả năng cầm giữ chất dinh dưỡng khoáng ở mức trung bình.

Hình 3.5 Khả năng trao đổi cation và Na trao đổi của đất

Hình 3.6 Phần trăm Na+ trao đổi trong đất (ESP) của các tiểu vùng

Tuy nhiên, phần trăm natri trao đổi (ESP) trên phức hệ hấp thu trong đất mô hình canh tác thuộc vùng đất ngọt có giá trị trung bình là 3.65 %, vùng lợ là 7.0%,

11.74 0.43 0.79 15.06 2.59 11.32 0 2 4 6 8 10 12 14 16

CEC Na trao đổi

Chỉ tiêu G t rị ( m e q /1 0 0 g ) Tiểu vùng ngọt Tiểu vùng lợ Tiểu vùng mặn

25

tất cả đều nằm trong ngưỡng đất chưa bị sodic hóa (<15%), đất vùng mặn có chỉ số sodic cao 17,23% (>15%). Nhưng vùng lợ có chỉ số ESP ở mức trung bình khoảng 7% có bị ảnh hưởng của tiến trình sodic

Do đất ở vùng ngọt và vùng lợ có độ mặn thấp (độ mặn trong các kênh, rạch thấp vào mùa khô cao nhất khoảng 4- 5‰) nên việc tích lũy nước mặn trong mùa khô có hàm lượng muối thấp và sau đó được rửa mặn trong mùa mưa trong thời gian tương đối dài (khoảng 6 - 8 tháng) nên giá trị ESP trong đất còn thấp, chưa tới ngưỡng sodic hóa.

Ở các mô hình canh tác thuộc vùng lợ, nước trong các ao nuôi và ruộng lúa cũng giảm độ mặn vào mùa mưa và các hộ dân trồng lúa xen canh với nuôi càng xanh hoặc tôm thẻ, tuy nhiên thời gian rửa mặn ngắn, thường khoảng 3 tháng nên chân đất vẫn còn nhiễm mặn và giá trị ESP vẫn thấp hơn so với đất ở vùng mặn. Vì vậy, khi nuôi tôm liên tục trong một thời gian dài (trên 10 năm) thì đất bị nhiễm mặn và đất bị sodic hóa (Võ Thị Gương,2003).

26 CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

- Đất tiểu vùng mặn có pH bão hoà dao động 5,9 - 6,6 gần trung tính, EC bão hoà dao động từ 15 – 25 mS/cm, đất có muối hòa tan rất cao.

- Đất tiểu vùng ngọt và lợ vào giai đoạn mùa khô từ tháng 2 đến tháng 5, EC bão hòa của đất vùng ngọt dao động từ 2 – 4,8 mS/cm vẫn ở dưới mức không ảnh hưởng đến cây trồng và đất vùng lợ EC bão hoà dao động từ 3 – 4,8 mS/cm vừa ở mức có thể gây hại cho cây trồng. pH trích bão hòa của vùng lợ dao động từ 5,6 – 6,4 và vùng ngọt dao động từ 5,2 – 6,3 tương đối phù hợp cho canh tác lúa.

- Phần trăm natri trao đổi (ESP) trên phức hệ hấp thu trong đất mô hình canh tác thuộc vùng đất ngọt có giá trị trung bình là 3.65 %, vùng lợ là 7.0%, tất cả đều nằm trong ngưỡng đất chưa bị sodic hóa (<15%), đất vùng mặn có chỉ số sodic cao 17,23% (>15%). Vùng lợ có chỉ số ESP ở mức trung bình khoảng 7% nhưng bị ảnh hưởng của tiến trình sodic.

Kiến nghị

- Đối với các mô hình canh tác thuộc tiểu vùng lợ, đất có tiến trình sodic hóa, do đó cần theo dõi sự mặn hóa và sodic hóa tiếp tục trong vụ canh tác lúa. Chọn các giống lúa chịu mặn thích hợp và các vật nuôi thích hợp để canh tác theo thời vụ.

- Đối với tiểu vùng ngọt và lợ, vào mùa khô độ mặn nước tưới khá cao. Vì vậy khi lấy nước vào đồng ruộng cần tránh thời điểm này.

- Xâm nhập mặn thay đổi theo năm, điều kiện nghiên cứu chỉ trong một năm nên chưa đánh giá hết sự thay đổi đặc tính đất của mô hình canh tác trên các tiểu vùng do đó cần tiếp tục theo dõi trong những năm kế tiếp để có cơ sở khoa học hơn cho việc xây mô hình canh tác thích hợp hơn.

27

TÀI LIỆU THAM KHẢO -oOo-

1. Bảo Thạnh và Bùi Chí Nam, 2008. Đánh giá thiệt hại do mực nước biển dâng ở khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam. Hội thảo: “Tác động của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long”, thành phố Cần Thơ, ngày 2 – 3 tháng 10 năm 2008.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.

4. Cục Thống kê tỉnh Bến Tre. 2010. Niên giám Thống kê Bến Tre 2010.

5. Lê Quốc Khải, 2010. Mô hình cân bằng muối và sinh trưởng của lúa trên đất nhiễm mặn. Luận văn cao học. Khoa Nông nghiệp và SHƯD. Đại học Cần Thơ. 6. Lê Văn Khoa và ctv., 2003. Đất và Môi trường. Nhà xuất bản giáo dục. Trang: 152 – 156.

7. Ngô Phạm Trúc Hạnh, 2010. Tính chất lý hóa học đất phù sa, đất giồng và đất ven biển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Khoa Nông nghiệp và SHƯD, Đại học Cần Thơ. 44 trang.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre, 2009. Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2008 – 2010 và định hướng đến năm 2020.

9. Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre, 2010. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2005 – 2010.

10. UBND huyện Ba Tri, Báo cáo đánh giá, điều tra hiện trạng môi trường huyện Bình Đại năm 2010.

11. UBND tỉnh Bến Tre, 2009. Đề án phát triển toàn diện 03 huyện ven biển Thạnh Phú, Bình Đại và Ba Tri đến năm 2020.

12. UBND tỉnh Bến Tre, 2012. Báo cáo Chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre và tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 năm 2012 theo số 119/BC-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2012.

13. Võ Thị Gương và ctv, 2010. Ảnh hưởng của mất tầng đất mặt đến đặt tính hóa lý đất và năng suất lúa. Trích từ: Kỷ yếu Hội nghị khoa học Phát triển Nông nghiệp

28

bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Phần II: Khoa học đất, Môi trường, Tài nguyên đất đai, Bảo vệ thực vật, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trang: 311 – 312.

14. Võ Thị Gương, 2003. Giáo trình các trở ngại của đất trong sản xuất nông nghiệp. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Trang: 4 – 18.

15. Nguyễn Vy và Đỗ Đình Thuận (1977), Các loại đất chính ở nước ta, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Trường đại học Nông nghiệp.

16. Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre (2005), Báo cáo hiện trạng môi tường tỉnh Bến Tre năm 2005, Bến Tre.

17. Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre (2009), Báo cáo kết quả phân tích và quan trắc môi trường tỉnh Bến Tre năm 2009, Bến Tre.

18. Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre (2009), Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2020, Bến Tre. 19. D.Soil Survey Laboratory Methods Manual. August 1992. Soil Survey Investigations Report No. 42. Soil Conservation Service, USDA, National Soil Survey Center.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC : THANG ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HOÁ HỌC ĐẤT Bảng 1: Thang đánh giá độ dẫn điện (Lê Văn Khoa, Trần Bá Linh, 2009)

EC (dS m-1) Phản ứng của cây trồng

0 – 2 Không phản ứng

2 – 4 Tăng trưởng của một số cây nhạy cảm với mặn giảm

4 – 8 Tăng trưởng của nhiều loại cây bị giới hạn

8 – 16 Chỉ những cây chịu mặn thích ứng

> 16 Chỉ những cây đặc biệt chịu mặn tốt thích ứng

Bảng 2: Độ dẫn điện (EC)

EC (mS/cm) Đánh giá

< 4,0 Không giới hạn năng suất

0,4 – 0,8 Không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng

0,81 – 1,2 Một số cây trồng có năng suất giảm

1,21 – 1,6 Năng suất phần lớn cây trồng bị hạn chế

Một phần của tài liệu khảo sát một số đặc tính liên quan đến mặn của đất trong các tiểu vùng sinh thái ngọt, mặn, lợ ở huyện ba tri tỉnh bến tre (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)