định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nếu một chiến lược kinh doanh được hoạch định tốt mà thực thi không tốt thì không có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp. Việc thực thi chiến lược có ảnh hưởng sâu rộng , tác động tới tất cả các bộ phận của doanh nghiệp. Quản trị công tác thực hiện chiến lược là công cụ quan trọng để kiểm soát tiến trình thực hiện chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn đã đặt ra.
Để thực hiện công tác quản trị chiến lược Công ty phải xây dựng được hệ thống cập nhật thông tin theo dõi, kiểm soát hữu hiệu tiến trình thực hiện . chịu trách nhiệm chính và là đầu mối tiếp nhận thông tin là Phòng Tài chính - Kế toán.
- Đánh giá việc thực hiện chiến lược chính là đánh giá ảnh hưởng của những quyết định quản trị trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá chiến lược là hoạt động vô cùng cần thiết do môi trường môi trường kinh doanh luôn biến động và đánh giá chiến lược giúp doanh nghiệp có cách nhìn khách quan và đưa ra những điều chỉnh phù hợp, kịp thời.
Điều kiện để thực hiện giải pháp
- Cần có có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị Công ty .
- Các mục tiêu chiến lược và các kế hoạch triển khai thực hiện phải được được phổ biến, quán triệt đến từng CBCNV Công ty .
- Lãnh đạo Nhà máy phải có sự thống nhất quan điểm và quyết tâm thực hiện các mục tiêu của chiến lược kinh doanh được lựa chọn.
- Phải thu hút được sự tham gia đầy đủ, nhiệt tình của đông đảo đội ngũ cán bộ công nhân viên của Nhà máy.
- Kế hoạch triển khai thực hiện phải được xác định rõ ràng. - Đảm bảo đủ nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chiến lược.
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý trong nội bộ doanh nghiệp và hệ thống kiểm soát hữu hiệu trong việc theo dõi chặt chẽ tiến trình thực hiện chiến lược.
- Đội ngũ các nhà quản lý của Công ty phải có đủ trình độ, năng lực để thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược.
Đánh giá giải pháp Ưu điểm
- Tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty .
- Tạo điều kiện cho Công ty chủ động, linh hoạt trong các lĩnh vực như đầu tư, kinh doanh, tài chính nhân lực..v.v để hoàn thành kế hoạch sản xuất.
- Công ty chủ động có những điều chỉnh thích hợp ứng phó được những biến đổi của môi trường kinh doanh.
- Hạn chế được mức độ rủi ro trong sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
- Quán triệt được quan điểm về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của CBCNV trong toàn Nhà máy.
- Tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của Công ty .
Nhược điểm
- Chi phí thực hiện cao, phức tạp trong phân tích đánh giá, mất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu , khảo sát thị trường.
- Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý hiện nay của Công ty còn hạn chế về nhiều lĩnh vực do vậy chất lượng của công tác hoạch định và quản trị chiến lược sẽ không được như mong muốn.
2.2.3 Xây dựng chính sách sản phẩm tạo điều kiện chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất xây dựng kế hoạch sản xuất
Cơ sở của giải pháp
Sản xuất sản phẩm nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, thị trường và nhằm đạt mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận . Trong thực tế không phải bất cứ nhu cầu nào của khách hàng, thị trường cũng được một doanh nghiệp đáp ứng thoã mãn vì quy mô, nguồn lực của doanh nghiệp có hạn chỉ có thể tập trung cho những hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy, để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp đều phải có chính sách sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp gồm 3 nội dung chính là : Chính sách về sản phẩm mới, chính sách về khác biệt hoá sản phẩm và chính sách về bao gói.
Chính sách đưa một sản phẩm mới vào thị trường hoặc loại bỏ một sản phẩm cũ khỏi thị trường là do chu kỳ sống của sản phẩm quyết định. Để đưa được sản phẩm mới vào thị trường trước hết phải dựa vào khả năng, trình độ công nghệ của doanh nghiệp nhưng yếu tố quyết định là sự sẵn sàng chấp nhận của thị trường.
Chính sách về khác biệt hoá sản phẩm được thực hiện sau khi sản phẩm mới được thị trường chấp nhận nhằm mục đích là tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mà các doanh nghiệp khác không thể bắt chước. Khác biệt hoá sản phẩm phải gắn với việc xác định chất lượng và hình thức biểu hiện của sản phẩm , những thay đổi của sản phẩm theo thời gian, hình thành các nhóm sản phẩm đáp ứng sự đa dạng về nhu cầu của khách hàng, cung cấp những sản phẩm mới trong phạm vi sản phẩm đã có.
Chính sách sản phẩm có vai trò quan trọng đối với công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của Công ty , cụ thể ở những lĩnh vực sau :
- Với những chính sách, định hướng rõ ràng về sản phẩm việc xác định các chỉ tiêu về sản phẩm của kế hoạch sản xuất sẽ đơn giản và dễ dàng hơn.
- Khi Công ty có chính sách sản phẩm rõ ràng thì công tác sản xuất sẽ được chuyên môn hoá ở mức độ cao hơn, năng suất lao động sẽ tăng lên điều này rất thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch năng lực sản xuất.
- Với những sản phẩm có nhu cầu nhỏ bị loại bỏ và tăng số lượng đối với những sản phẩm có nhu cầu lớn thì kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu có được thuận lợi lớn trong việc đàm phán với nhà cung cấp về giá cả và thời hạn giao hàng.
Khác biệt hoá sản phẩm
Sự cạnh tranh trên thị trường là một tất yếu khách quan . Vì vậy , sau khi đã đưa ra thị trường sản phẩm mới Nhà máy cần tăng cường sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm và đối phó với những sản phẩm bắt chước thông qua chính sách khác biệt hoá sản phẩm.
Điều kiện để thực hiện giải pháp
- Công ty phải tổ chức phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các đơn vị trong việc triển khai thực hiện chính sách sản phẩm.
- Nguồn kinh phí tài trợ cho công tác nghiên cứu & phát triển, hoạt động marketing.
- Để thực hiện thành công giải pháp này Công ty cần phải có các chính sách đồng bộ , cụ thể :
- Khả năng về công nghệ kỹ thuật đảm bảo sản xuất hàng đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hàng.
- Tìm được nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào ổn định với giá cạnh tranh phù hợp với việc sản xuất cho các chủng loại hàng hoá có cấp bền khác nhau.
2.2.3 Nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu thị trườngCơ sở của giải pháp Cơ sở của giải pháp
Dự báo nhu cầu thị trường là ước lượng nhu cầu về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của thị trường cho đến khi nhu cầu thực sự được thể hiện. Do vậy, dự báo nhu cầu thị trường có ý nghĩa rất quan trọng và tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp như : Quản lý nhân sự, hoạch định năng lực sản xuất, quản lý hoạt động cung ứng, đầu tư , hoạt động tài chính, hoạt động marketing.v.v. Dự báo nhu cầu
thị trường là cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư – xây dựng cơ bản v.v.