đến sự vận hành của hệ thống: đường truyền dữ liệu càng rộng, số bit được truyền đi tại một thời điểm càng lớn. Độ rộng của đường truyền địa chỉ lại có ảnh hưởng đến dung lượng hệ thống: độ rộng của đường truyền địa chỉ càng lớn, lượng vị trí nhớ có thể tham chiếu đến càng nhiều.
Kiểu truyền dữ liệu
• Truyền dữ liệu dạng ghi (thiết bị chủ đến thiết bị phụ thuộc) • Truyền dữ liệu dạng đọc (thiết bị phụ thuộc đến thiết bị chủ).
• Trong trường hợp đường truyền dữ liệu/địa chỉ đa công, đường truyền được dùng trước hết cho việc đặc tả địa chỉ và sau đó cho việc chuyển dữ liệu. Với thao tác đọc, thường có khoảng thời gian chờ khi dữ liệu được lấy ra từ thiết bị phụ thuộc và đặt lên đường truyền.
• Trong trường hợp đường truyền dữ liệu và địa chỉ chuyên dụng, địa chỉ được đặt lên đường truyền địa chỉ và tồn tại ở đó trong khi dữ liệu được đặt lên đường truyền dữ liệu. Với thao tác ghi, thiết bị chủ đặt dữ liệu lên đường truyền dữ liệu ngay khi địa chỉ ổn định và thiết bị phụ thuộc khi đó sẽ có cơ hội để nhận biết địa chỉ. Với thao tác đọc, thiết bị phụ thuộc đặt dữ liệu lên trên đường truyền dữ liệu ngay khi nó nhận ra địa chỉ và lấy được dữ liệu.
• Ngoài các kiểu thao tác nói trên, một số đường truyền còn hỗ trợ các thao tác phối hợp. Một thao tác đọc – chỉnh sửa – ghi: một phép đọc tiếp theo bằng một phép ghi trên cùng một địa chỉ. Địa chỉ chỉ được phát đi một lần tại lúc bắt đầu thao tác.
• Một số hệ thống đường truyền cũng hỗ trợ việc truyền dữ liệu dạng khối. Trong trường hợp này, một chu kỳ địa chỉ được theo sau bởi n chu kỳ dữ liệu. Mục dữ liệu đầu tiên được truyền đến hoặc từ một địa chỉ đã được đặc tả, phần dữ liệu còn lại được truyền đến/từ các địa chỉ tiếp sau.
Chương 4