Phƣơng pháp chuẩn bị nguồn côn trùng thí nghiệm

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và dinh dưỡng đến thời gian sống của thành trùng ong ký sinh microplitis manilae ash (hymenoptera braconidae) (Trang 25)

a) Nguồn sâu ăn tạp

Ấu trùng sâu ăn tạp đƣợc thu ngẫu nhiên từ các ruộng cù nèo xung quanh khu vực thành phố Cần Thơ. Trong phòng thí nghiệm (T: 29,5 ± 0,89 0

C, 63 - 80 RH), sâu đƣợc nuôi trong các hộp nhựa (22 x 22 x 8 cm) bằng thức ăn nhân tạo (thành phần gồm 300 g hạt đậu hòa lan, 300 g bột mì, 120 g nấm men, 12 g vitamin C, 8,5 g metyl-p, 1,2 g l-cystein, 500 mg chloramphenicol, 30 g agar, 1800 ml nƣớc) (Huỳnh Phƣớc Mẫn, 2012). Sau khi vũ hóa, thành trùng đƣợc thả thành từng cặp (một con đực và một con cái) vào trong túi giấy (một cặp/túi) để cho bắt cặp. Sau khi bƣớm cái đẻ trứng, ổ trứng trên thành túi đƣợc cắt ra, ngâm trong trong dung dịch formaline 3% trong 15 phút rồi chuyển vào các hộp nhựa có đựng thức ăn nhân tạo đã khử trùng để cho trứng nở. Song song đó, cơ thể của cặp thành trùng cha mẹ đƣợc nghiền với 1 – 2 ml nƣớc cất rồi quan sát dung dịnh nghiền dƣới kính hiển vi (vật kính 40X) để kiểm tra sự xâm nhiễm của vi sinh vật. Chỉ những ấu trùng nở ra từ các ổ trứng của các cặp thành trùng cha mẹ không bị nhiễm protozoa và NPV mới đƣợc sử dụng cho thí nghiệm.

b) Nguồn ong ký sinh

Ấu trùng sâu ăn tạp ở tuổi 1 và 2, đƣợc thu thập và nuôi trong phòng thí nghiệm, nhƣ mô tả bên trên, để theo dõi sự hóa nhộng của ấu trùng ong M. manilae. Khi ấu trùng của ong chui ra khỏi cơ thể sâu làm nhộng, nhộng đƣợc chuyển vào trong ống thủy tinh nhỏ có nắp

- 13 -

đậy (mỗi nhộng/ống) cho đến khi vũ hóa. Ong đực và ong cái đƣợc thả thành từng cặp vào hộp nhựa (20 x 20 x 8 cm) có chứa 50 - 60 ấu trùng sâu ăn tạp tuổi 2 và tuổi 3 để cho ong bắt cặp và đẻ trứng. Sâu trong hộp đƣợc nuôi bằng thức ăn nhân tạo; thành trùng ong ký sinh đƣợc nuôi bằng mật ong nguyên chất. Nhộng hình thành (khoảng 10 ngày sau khi thả ong trƣởng thành) từ đợt trứng đƣợc chuyển vào nuôi riêng từng con trong các ống thủy tinh nhỏ có nắp đậy. Ong ngày tuổi đầu tiên sau khi vũ hóa đƣợc sử dụng cho các khảo sát tiếp theo.

c) Phƣơng pháp phân biệt giới tính ong kén vàng

Hình 2.1 ong Microplitis manilae cái.

Hình 2.2 ong Microplitis manilae đực.

Sau khi vũ hóa, ong kén vàng đƣợc phân biệt giới tính dƣới kính soi nổi. Phân biệt giới tính của ong kén vàng dựa trên ống đẻ trứng cuối bụng của ong cái. Ở phần cuối bụng của ong cái có một ống đẻ trứng ngắn. Ở phần cuối bụng của ong đực thì không có ống đẻ trứng.

2.2.2 Khảo sát ảnh hƣởng của dinh dƣỡng (mật ong, nƣớc đƣờng) lên sự phát triển của ong M. manilae ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm (T: 29,57 ± 0,89 0C, RH: 63% - 80

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và dinh dưỡng đến thời gian sống của thành trùng ong ký sinh microplitis manilae ash (hymenoptera braconidae) (Trang 25)