Giai đoạn xây dựng

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động với môi trường từ nhà máy bia hơi Hà Nội (Trang 60)

7. Kết cấu chuyên đề

3.2.1. Giai đoạn xây dựng

3.2.1.1. Quy hoạch xây dựng hợp lý

Khả năng phát thải nước thải là không tránh khỏi và chất thải phát sinh có tính độc không cao và có thể xử lý. Mặt khác, do nhà máy nằm cạnh các nhà máy khác nên khả năng lam truyền chất ô nhiễm nhanh khi có sự cố môi trường xảy ra. Vì vậy, Công ty đã có thiết kế và kế hoạch xây dựng các phân xưởng sản xuất hợp lý không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn đảm bảo an toàn môi trường.

3.2.1.2. Các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn thi công

Việc giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường chủ yếu là các biện pháp hạn chế tác động trong quá trình thi công đến môi trường nước mặt, nước ngầm, đất, bảo vệ sức khỏe con người và phòng tránh tai nạn lao động, tệ nạn xã hội.

a. Biên pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước

Ô nhiễm đất là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến ô nhiễm nước ngầm và nước mặt, tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm đất là do quá trình vận chuyển vật liệu và thi công xây dựng nhà máy không thích hợp. Vì vậy các giải pháp thích hợp bao gồm:

Tại các tuyến đường chuyên chở vật liệu, tại khu vực thi công bố trí hệ thống tiêu thoát nước tạm thời hợp lý, đẩy nhanh tiến độ thi công.

Tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật khoan, đóng cọc nhằm tránh tình trạng thâm nhập của nước mặt vào nước ngầm.

Gỉam thiểu sự xả thải chất thải bao gồm các biện pháp sau:

Đối với chất thải sinh hoạt: Hợp lý hóa quá trình thi công nhằm giảm mật độ người trên công trường. Xây dựng lán trại tạm cùng với nhà vệ sinh di động, hệ thống cấp thoát nước tạm thời. Mỗi khu lán trại có 1 thùng đựng rác riêng. Gíao dục công nhân ý thức bảo vệ môi trường sống.

Đối với chất thải xây dựng: Trong thi công, xây dựng thải ra rất nhiều chất thải rắn như sắt, thép, gỗ, gạch đá… do đó sẽ có các giải pháp:

Hạn chế phát thải chất thải trong thi công như gạch vỡ, đất cát,..

Các phế liệu có thể tái chế, tái sử dụng như bao bì, xi măng... cần thu gom và tập trung tại nơi quy định để bán cho người đi thu mua.

Nhiên liệu phế thải do máy móc thải ra được bỏ vào thùng riêng. Không xả thải ra môi trường.

b. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

Trong thời gian thi công xây dựng nhà máy tiến hành tưới ướt đường, đất xây dựng để khống chế ô nhiễm bụi.

Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động (mũ bảo hiểm, khẩu trang, găng tay, ủng quần áo bảo hộ và các thiết bị bảo hộ khác) cho công nhân nhằm tránh tác hại của khí, bụi,..và tai nạn lao động.

Các xe vận chuyển vật liệu (sỏi, đá, cát, gạch) phải có bạt che.

Các công trình trong quá trình xây dựng phải có bạt che xung quanh, nhằm tránh bụi công trình và tai nạn lao động có thể xảy ra.

Không sử dụng thiết bị thi công quá cũ nhằm hạn chế ô nhiễm không khí và tiếng ồn quá lớn.

Có nội quy cụ thể đối với nhà thấu đến xây dựng nhà máy như: không đổ đất, cát từ trên cao xuống, tưới đất trong phạm vi xây dựng (03 lần/ngày).

Chất lượng môi trường không khí tại khu vực xây dựng nhà máy phải đạt các tiêu chuẩn TCVN 59372005, TCVN 59382005.

Gỉam tối đa tiếng ồn tại nguồn: thiết kế các bộ phận giảm âm, trang thiết bị tránh ồn bảo hộ cá nhân cho công nhân làm việc tại những bộ phận gây ồn như mũ chụp tai hoặc nút chống ồn bằng chất dẻo.

Tính toán thiết kế các móng máy có đủ khối lượng, chiều sâu để làm giảm độ rung của thiết bị.

Bố trí thời gian thi công vào ban đêm để giảm tối đa các tác động, nhất là tiếng ồn đối với những người đang hoạt động trong khu vực.

3.2.1.3. Biện pháp giảm thiểu các tác động khác: Tai nạn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh phòng dịch.

a. An toàn lao động

Thiết lập các hệ thống đèn báo hiệu, chuông báo cháy, kiểm tra rò rỉ các đường ống kỹ thuật, ống dẫn nhiên liệu... theo tiêu chuẩn quy định.

Các công nhân trực tiếp thi công, vận hành máy móc và thiết bi được đào tạo thực hành theo nguyên tắc đúng đắn, vận hành đúng nguyên lý máy móc thiết bị, kiểm tra và bảo trì kỹ thuật định kỳ.

Khi thi công, lắp ráp ở trên giàn giáo hoặc thiết bị trên cao phải đeo dây an toàn. Công nhân được đào tạo hoặc hướng dẫn thực hành để ứng xử với các tình huống theo quy tắc an toàn khi có sự cố. Chuẩn bị phương án dự phòng cho những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

b. Phòng chống cháy nổ

Hạn chế số lượng vật liệu cháy dự trữ như: gỗ, tranh, tre, nứa lá...

Loại thải hơi dầu, dung môi và các chất lỏng cháy, dễ cháy tạo ra khi tiến hành công việc hoặc khi bảo quản.

Dựng các biển hiệu cấm đốt lửa tại những khu vực để vật liệu dễ cháy, không cho phéo đốt lửa không đúng quy định trên công trường.

Quy định nơi hút thuốc riêng, nơi sử dụng lửa.

Loại trừ nguyên nhân gây nổ các máy nén khí, bình chứa khí và các thiết bị áp lực khác.

Đề phòng xảy ra sự cố đối với các dây dẫn và cáp bọc cách điện, không được để chúng bị đốt nóng quá 60-100°C.

Để đảm bảo dòng điện khỏi quá tải và ngắn mạch nên dùng cầu chì an toàn và rơle tự ngắt mắc nối tiếp vào mạch.

c. Vệ sinh phòng dịch

Trong đời sống, đảm bảo vệ sinh ăn ở cho công nhân như: Bố trí hợp lý hệ thống đường xá, khơi thông cống rãnh.

Tạo hàng rào ngăn cách để tách biệt với khu vực nguy hiểm, đảm bảo an toàn. Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng cần thiết phục vụ thi công.

Nhà vệ sinh, nhà tắm đầy đủ. Nơi ăn ở thoáng mát.

Thực hiện ăn chín, uống sôi không sử dụng thức ăn ôi thiu. Xây dựng phòng y tế tạm thời, thuốc men đầy đủ.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động với môi trường từ nhà máy bia hơi Hà Nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)