Xuất một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu trong sản xuất Xoan ta (Melia azedarach)

Một phần của tài liệu Một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu trong sản xuất giống cây Xoan ta (Melia azedarach) tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 38)

(Melia azedarach)

Từ kết quả thu hái, chế biến hạt giống, xử lý kích thích hạt nảy mầm, ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Xoan ta và các khâu kỹ

thuật sản xuất loài cây Xoan ta tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên như

sau:

Thu hái, chế biến qu (ht)

Quả Xoan ta được thu hái hạt giống trên những cây mẹ từ 10 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọn phải có hình dáng đẹp, thân thẳng, chiều cao dưới cành từ 6 m trở lên, tán lá đều, không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá, chỉ

thu hái những quả đã chín. Dấu hiệu nhận biết quả đã chín: Vỏ quả thường chuyển từ màu xanh sang vàng, thịt quả mềm, nhân màu trắng.

Quả sau khi thu hái đem về phải chế biến ngay. Tiến hành phân loại quả, những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều,

đống ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại 1 lần. Khi quả

chín đem ngâm trong nước lã, chà hết lớp vỏ hạt, đãi lấy hạt sạch, rửa lại trong nước sạch, rải đều phơi dưới nắng khi hạt đã khô cho vào bảo quản. Không phơi quả trên nền xi măng; chỉ phơi trên vải, cót, nong, nia, …

Phương pháp thu hái trèo lên cây cắt cả chùm quả hoặc có thể thu nhặt quả rụng ở dưới đất.

Khối lượng hạt: 1000 hạt khoảng 450 gram Trung bình trong 1kg quả có khoảng 2200 hạt Tỷ lệ nảy mầm: >80%

Làm đất đóng bu

+ Lầm đất:

Chọn đất cát pha hoặc thịt nhẹ, đất tầng mặt có độ sâu từ 0-30cm. Đất lấy về cần được đập nhỏ, càng lấy đất nhỏ, sàng lấy đất nhỏ và sạch sỏi, đá cỏ, rác...Qua lưới sắt có đường kính lỗ sành nhỏ 0,8-1cm.

Đất làm bầu phải có tiêu chuẩn là tơi xốp thấm và giữ nước tốt thoáng khí cho rễ phát triển thuận lợi nhưng phải có độ kết dính để không bị vỡ bầu khi di chuyển.

* Đóng bầu và xếp lên luống

Vỏ bầu bằng polyetylen kích thước 8*12cm

Đất và phân để tạo hỗn hợp ruột bầu phải được trộn đều trước khi đóng bầu, ruột bầu ta không nên đóng qua chặt hoặc quá lỏng, ruột bầu phải đảm bảo

độ xốp, độẩm. Độ xốp ruột bầu 60–70%.

Luống để xếp bầu phải có nền phẳng. Luống được bố trí bằng mặt vườn

ươm. Xếp bầu sát nhau thẳng hàng hay so le. Cho đất đầy các khe giữa các bầu và phủ kín 2/3 chiều cao bầu ngoài mép luống giữ bầu thẳng đứng.

Tạo bầu trước khi cấy cấy 2–3 tuần. • X lý kích thích ht ny mm:

Hạt sau khi thu hái cần sử lý kích thích hạt nảy mầm bằng phương pháp vật lý sử dụng nước ở nhiệt độ 400C như sau:

- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ dùng sử lý hạt.

- Bước 2: Kiểm tra hạt và loại bỏ hạt lép, thối, mốc hạt lẫn sỏi,... lẫn trong hạt.

- Bước 3: Ngâm hạt trong thuốc diệt trùng (diệt mầm mống sâu bệnh). Thường dùng thuốc tím KMnO4 nồng độ 0,5% (5g pha cho 1 lít nước) ngâm trong 20-30 phút, sau đó vớt hạt rửa sạch thuốc tím)

- Bước 4: Ngâm trong nước nóng có nhiệt độ 2 sôi 3 lạnh (400C)

- Bước 5: Ngâm trong nước nguội dần thời gian là 10 giờ, vớt hạt ra để

ráo nước cho hạt xuống hố rồi lớp đất dày lên trên hạt 10cm.sau đó chất lá khô lên trên rồi đốt, sau đó tưới nước giữ ẩm.

- Bước 6: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tưới nước 1-2 lần bằng nước lã sạch, cho tới khi hạt nứt nanh khoảng 1/3 tổng số hạt đem .

+ (chú ý: Không được dùng nước bẩn, nước ao tù để xử lý hạt. Mỗi lần rửa chua đồng thời quan sát, kiểm tra để phát hiện những thay đổi của hạt).

* Thời vụ gieo hạt:

Thời vụ gieo vào tháng 2–3

* Cấy cây mầm

Sau khi kích thích hạt nảy mầm Cây mạ phải có 1-2 cặp lá, đủ rễ, có chồi. Cây non quá dễ bị mất nước, khô héo; Cây lớn quá dễ bị tổn thương vì vậy cần tưới nước đủ ẩm trước khi cấy một đêm để đất khỏi dính bết vào que cấy. Tiêu chuẩn cây đem cấy (cây mầm hay cây mạ) phải khoẻ mạnh, đồng đều mới có thể

cấy ngay vào bầu đã chuẩn bị sẵn.

Ta nên cấy cây vào những ngày mưa nhỏ hoặc trời dâm mát để cây sau khi cấy có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng thuận lợi. Tránh cấy cây vào những ngày quá nắng nóng, mưa to gió lớn, khô rét hoặc gió mùa đông bắc.

Tưới đủ ẩm cho luống gieo, chọn những cây có chiều cao tương đối bằng nhau, trước khi nhổ cây mạ phải tưới nước đẫm trên luống tránh khi nhổ cây bị đứt rễ, sau khi nhổđến đâu cấy ngay đến đó, không để cây qua đêm tránh cong cây hoặc hỏng cây.

Trình tự các bước thực hiện:

Bước 1: Dùng que cấy tại lỗ giữa bầu, độ sâu dài hơn chiều dài rễ cây từ

Bước 2: Đặt cây vào lỗ cấy ngập phần cổ rễ cây từ 0,5-1cm, tay cầm sát gốc cây. Dùng que chọc sâu ép nhẹ bên cạnh cho cây chặt gốc. Không nên tạo lỗ

quá rộng hoặc quá nông.

Bước 3: Ép đất kín cổ rễ, san cho mặt bầu phẳng tránh đọng nước. Bước 4: Tưới nước sau khi cấy, lượng nước tưới 4-5 lít/m2.

Bước 5: Làm dàn che nắng cho cây

* Chăm sóc:

Thời gian chăm sóc cây gieo kể từ khi gieo hạt xong cho tới khi kết thúc. Công việc chủ yếu là che nắng, tưới nước, làm cỏ phá váng, phòng trừ sâu bệnh hại.

- Che nắng

Xoan ta loài cây ưa sáng hoàn toàn, cần che bóng khi còn nhỏ nên khi cấy cây xong dùng vật liệu che bóng đã được chuẩn bị sẵn để che cho cây tạo bóng râm che chắn được độ che phủ 80-90% mặt luống trong thời gian đầu sau đó giảm dần.

Làm giàn che: Đóng cọc che xung quanh luống cây, buộc các thanh ngang dọc cao hơn mặt luống khoảng 1-1,5m đểđặt tấm lưới che.

- Tưới nước

Trong 3 tháng đầu sau khi gieo hạt phải tưới nhẹ mỗi ngày 1 lần, về sau tưới ẩm hơn nhưng 2-3 ngày tưới 1 lần. Tuy nhiên lượng nước tưới cũng như số

lần tưới tùy thuộc vào độẩm thực tế của đất.

- Làm cỏ phá váng

Làm cỏ phá váng cho cây theo định kỳ 15 ngày/lần, không làm tổn thương cây con non.

* Phòng trừ sâu bệnh:

- Cây còn nhỏ ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăc sóc, làm sạch cỏđể hạn chế sâu bệnh gây hại.

- Ở giai đoạn vườn ươm cây con thường bị bệnh nấm thối cổ rễ, phương pháp phùn thuốc phòng trừ.

PHẦN 5

KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xử lý kích thích hạt nảy mầm:

Công thức 400C Sau khi kích thích hạt nảy mầm, 10 ngày sau khi mới bắt

đầu nảy mầm, 20 ngày kết thúc qua trình nảy mầm.

- Sinh trưởng chiều cao trung bình (Hvn) của cây Xoan ta ở các công thức: CT1 (ĐC) có X 1 = 4.37 (cm)

CT2 (3% Phân vi sinh hoai mục) có X 2 = 11,08 (cm) CT3 (5% Phân vi sinh hoai mục) có X 3 = 11,20 (cm) CT4 (7% Phân vi sinh hoai mục) có X 4 = 10,74 (cm)

Kiểm tra bảng phân tích phương sai 1 nhân tố cho thấy FA(Hvn) = 906,50 > F05(Hvn) =4,07 Vậy nhân tố A (CTTN) tác động không đồng đều đến chiều cao của cây Xoan ta, Do đó công thức hỗ hợp ruột bầu 3 có ảnh hưởng sinh trưởng chiều cao của cây Xoan ta ở giai đoạn vườn ươm là tốt nhất.

Ta thấy sự tăng trưởng giữa các công thức ảnh hưởng ruột bầu có sự chênh lệch nhau không đáng kể. nên công thức ruột bầu cho cây Xoan ta ở giai đoạn vườn

ươm từ 3-7 tháng tuổi hợp lý nhất là công thức 3 (5% phân vi sinh hữu cơ hoai mục)

- Về ảnh hưởng của công thức tới động thái ra lá của cây Xoan ta trung bình là:

CT1 (ĐC) có X 1 = 3 lá

CT2 (3% Phân vi sinh hoai mục) có X2 = 6 lá CT3 (5% Phân vi sinh hoai mục) có X3 = 4,33 lá CT4 (7% Phân vi sinh hoai mục) có X4 = 4 lá

Kiểm tra bằng phân tích phương sai 1 nhân tố cho thấy FA( Động thái ra lá) = 59,37 < F05( Động thái ra lá) = 4,07

Kết quả cho thấy công thức có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng Hvn và

động thái ra lá (Sl) cây Xoan ta là công thức 3 với tỷ lệ hỗn hợp ruột bầu (95% tầng đất A+5% phân chuồng hoai mục) có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng về chiều cao (Hvn), động thái ra lá (Sl) là công thức trội nhất.

Ta thấy sự tăng trưởng giữa các công thức ảnh hưởng ruột bầu có sự chênh lệch nhau không đáng kể. nên công thức ruột bầu cho cây Xoa ta ở giai đoạn vườn

ươm từ 3-7 tháng tuổi hợp lý nhất là công thức 2 (3% phân vi sinh hữu cơ hoai mục)

- Tỷ lệ chất lượng cây con ở các công thức CT1: (ĐC) Tốt: 7,78%, TB: 47,78%, Xấu: 4,44%

CT2: (3% Phân vi sinh hoai mục) Tốt: 75,56%, TB: 20%, Xấu: 4,44% CT3: (5% Phân vi sinh hoai mục) Tốt: 65,56%, TB: 22,22%, Xấu: 4,44% CT4: (7% Phân vi sinh hoai mục) Tốt: 11,11%, TB: 58,89%, Xấu: 30% Kết quả cho thấy công thức 2 cho tỷ lệ chất lượng cây con cao nhất, với tỷ lệ ruột bầu (95% tầng đất A+3% phân chuồng hoai mục).

Ta thấy sự tăng trưởng giữa các công thức ảnh hưởng ruột bầu có sự chênh lệch nhau không đáng kể. nên công thức ruột bầu cho cây Xoan ta ở giai đoạn vườn

ươm từ 3-7 tháng tuổi hợp lý nhất là công thức 2 (3% phân vi sinh hữu cơ hoai mục)

Hướng dẫn kỹ thuật bao gồm kỹ thuật thu hái, chế biến/tách hạt ra khỏi quả, xử lý kích thích hạt nảy mầm và gieo ươm cây Xoan ta.

5.2. Tồn tại

Do thời gian có hạn, lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện. Đề tài chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu kỹ thuật sản xuất gieo ươm.

Đề tài chưa nghiên cứu được hàm lượng nước tiêu chuẩn của hạt giống Xoan ta, phương pháp bảo quản hạt giống, và phương pháp xử lý kích thích hạt nảy mầm khác và cũng như chưa nghiên cứu được công thức ảnh hưởng hỗn hợp ruột bầu khác.

5.3. Kiến nghị

Cần nghiên cứu thêm: Hàm lượng nước tiêu chuẩn của hạt giống Xoan ta, phương pháp bảo quản hạt giống, phương pháp xử lý kích thích hạt nảy mầm khác và hỗn hợp khác.

Để có kết quả rõ ràng thì phải tiếp tục nghiên cứu theo dõi cây trong thời gian dài hơn nữa.

Áp dụng hướng dẫn kỹ thuật thu hái, xử lý kích thích và gieo ươm cây Xoan ta vào thực tế sản xuất tại Thái Nguyên và các vùng có điều kiện khí hậu tương tự.

Cần tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của độ che bóng cho cây Xoan ta để

tìm ra điều kiện thích hợp nhất cho công tác sản xuất cây giống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp tục nghiên cứu các loại phân bón khác để tìm ra loại phân có ảnh hưởng tốt hơn tới sinh trưởng của cây để tạo ra được cây giống có chất lượng tốt nhất phục vụ cho công tác trồng rừng

Nhổ cỏ phá váng định kỳ 10-15 ngày 1 lần vào trước những ngày chăm sóc tưới nước tạo mặt xốp để tạo điều kiện cho cây con hấp thụđược nhiều phân nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Lương Thị Anh và Mai Xuân Trường,(2007), Giáo trình trồng rừng, Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Nxb nông nghiệp Hà Nội.

2. Nguyễn Tuấn Bình (2002), kích thước bầu thích hợp cho gieo ươm Dầu song nàng

3. Nguyễn Đăng Cường,(2010), bài giảng thống kê ứng dụng trong lâm nghiệp,

Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Tủ sách trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

4. Hoàng Công Đãng (2000) đã bón lót super lân, kaliclorua, sunphat amôn với tỷ lệ từ 0-6% so với trọng lượng ruột bầu.

5. Nguyễn Văn Thêm Phạm Thanh Hải,(2004), Ảnh hưởng của hỗ hợp ruột bầu

đến sinh trưởng của Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai)

6. Viện thổ nhưỡng nông hóa, (1998), Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón cây trồng. nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Mừng,(1997), Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng, hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis Pierre) trong

giai đoạn vườn ươm ở Kon Tum, Luận án thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, trường Đại Học Lâm Nghiệp.

8. Nguyễn Thị Cẩm Nhung,(2006) Nghiên cứu điền kiện cất trữ và gieo ươm cây Huỷnh liên (Tecoma stans) phục vụ cho trồng rừng cây xanh đô thị Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Hồ Chí Minh.

9. Nguyên Xuân Quát, (1985), Thông nhựa ở việt nam- yêu cầu chất lượng cây con và hỗ hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng, Tóm tắt luận án phó tiến sĩ kho nông nghiệp.Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

10. Công ty giống và phục vụ trồng rừng: sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 1995

11. Nguyễn Văn Sở, (2004). Kỹ thuật sản xuất cây con tại vườn ươm. Tủ sách trường đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Văn Sở, 2004. Kỹ thuật sản xuất cây con tại vườn ươm. Tủ sách trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

13. Trịnh Xuân Vũ và tác các giả khác, (1975) Sinh lý thực vật. Nhà xauats bản Nông nghiệp, Hà Nội.

TIẾNG ANH

14. Thomas D. Landis, (1985), Mineral nutrition as an index of seedling quality. Evaluating seedling quality: principles, procedures, and predictive abilities of major tests. Workshop help October 16 – 8, 1984.

15. Ekta Khurana and J.S. Singh, (2000), Ecology of seed and seedling growth for cosnervation and restoration of tropical dry forest: a review. Department of Botany, Banaras Hindu University, Varanasi India.- JackB. Fisher, (1976), Inducation of juvenle leaf from in a palm (Caryota mistis ) by Gibberellin 16. http://www.maxwellsci.com/print/ajas/v4-193-197.pdf 17. http://en.wikipedia.org/wiki/Melia_azedarach 18. http://www.gionglamnghiepvungnambo.com/thu-vien/ky-thuat-gieo-uom- giong-lam-nghiep/183-ky-thuat-gieo-uom-xoan-ta.html INTERNET

Một phần của tài liệu Một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu trong sản xuất giống cây Xoan ta (Melia azedarach) tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (Trang 38)