CHƯƠNG 3 CH TRONG VÀ NGOÀI NỊ ƯỚC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bài học kinh nghiệm để phát huy tiềm năng di sản văn hóa tại không gian di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Trang 52)

LAM KINH – THÀNH NHÀ HỒ TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU MỘT

SỐ KHU DU LỊCH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

3.1. Bài học từ việc bảo vệ, tôn tạo, khôi phục các di sản văn hóa trong hoạt động du lịch

Việt Nam có hàng loạt đền, chùa cổ kính, di tích lịch sử - văn hoá hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng và cần được tu bổ, chỉnh trang lại. Mặc dù có nơi đã được trùng tu lại nhưng rất tiếc là kiểu trùng tu nửa tây nửa ta, không phản ánh nét văn hóa kiến trúc Đông phương chút nào. Chẳng hạn như trong khu Hoa Yên, giữa một ngôi chùa cổ kính, người ta lại can tâm xây những trụ đèn điện đen theo kiểu của Tây vào thế kỉ 18 hay 19. Nhìn qua nhiều kiểu trùng tu, ai cũng có cảm giác là cái hồn dân tộc đã bị biến mất, và thay vào đó là những sản phẩm dở tây dở ta. Do đó, đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam phải có kế hoạch trùng tu hợp lý các di tích và bảo tồn nét văn hoá cổ xưa của các điểm du lịch này.

Ở Lam Kinh và Thành Nhà Hồ hiện tại cũng đặt ra hàng loạt vấn đề về việc bảo vệ, tôn tạo và khôi phục các di sản văn hóa trong hoạt động du lịch.

3.2. Vấn đề tổ chức và thương mại

Ngày nay, ở bất cứ chỗ nào có du khách là chỗ đó có các dịch vụ thương mại diễn ra. Tự điều này không phải là vấn đề đáng nói nhưng nó cần được tổ chức và quản lý quy củ hơn. Tại các điểm du lịch Việt Nam, kể cả nơi đền chùa, miếu mạo trang nghiêm hay trong khuôn viên di tích lịch sử - văn hoá, người ta rất dễ thấy cảnh các lán, lều lụp xụp dựng tạm bợ để bán hàng hoá, nước giải khát, kẹo bánh. Đơn cử ngay Chùa Hương chứ chẳng đâu xa. Trong ngày lễ hội, người ta dựng lên hàng trăm lều quán lại thêm khách du lịch thả rác tứ tung ran ngay trên đường làm mất đi quang cảnh thơ mộng của Chùa

Hương thuở nào. Đó là chưa nói đến nạn vòi vĩnh du khách cũng làm cho nhiều người cảm thấy không muốn quay lại thăm Việt Nam vì chịu quá nhiều phiền phức.

Thêm vào đó, các ban ngành có liên quan cần có sự điều chỉnh giả cả hợp lý để thu hút du lịch đến Việt Nam. Thành công phát triển du lịch của Thái Lan, Singapore, Malaysia hiện nay một phần là nhờ chính sách giá cả hợp lý. Bằng cách giảm giá vé máy bay, giá phòng khách sạn, bằng cách biến cả nước thành một trung tâm mua sắm của khu vực với chính sách hạ thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng cao cấp xuống 0% để giảm giá bán, kích thích du khách mua sắm. Việt Nam cũng nên tham khảo những cách làm trên.

3.3. Vấn đề đa dạng hoá các sản phẩm du lịch

Trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, các loại hình du lịch chung chung, chỉ đơn giản vì mục đích tham quan đã nhường chỗ cho các loại hình du lịch chuyên biệt như du lịch sinh thái, du lịch MICE hay du lịch chữa bệnh. Do đó, để phát triển vững mạnh trong thời gian tới, ngành du lịch Việt Nam cần phát triển nhiều loại hình du lịch mới và chuyên môn hoá như hội thảo, hội chợ - triển lãm, đánh golf, tắm nước khoáng, du ngoạn kết hợp chữa bệnh…

Một trong những loại hình du lịch đang có nhu cầu lên cao tại khu vực do tác động của phát triển kinh tế xã hội là loại hình du lịch MICE . Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới cho thấy, thị trường du lịch MICE toàn cầu hàng năm trị giá khoảng 300 tỷ USD và tạo ra guồng máy hoạt động kinh tế trị giá gần 5.490 tỷ USD, chiếm hơn 10% GDP thế giới. Việt Nam hiện đang được xem là điểm sáng trong khu vực về địa điểm để tổ chức MICE. Tuy nhiên, đến nay “mỏ vàng” này vẫn chưa được khai thác đúng tiềm năng. Việt Nam cần chú trọng đầu tư để phát triển loại hình này nhằm tăng doanh thu cho ngành du lịch, khẳng định thương hiệu du lịch Việt trên trường quốc tế. Khách MICE của Việt Nam tập trung chủ yếu ở các thị trường trọng điểm khách quốc tế. Hơn nữa, Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia, quan

hệ đầu tư với trên 80 nước và vùng lãnh thổ, quan hệ XNK đã lên đến trên 200 nước và vùng lãnh thổ. Du khách đến nước ta hàng năm dự hội nghị, hội thảo… thường có số lượng đông đến vài trăm khách đến hàng ngàn khách, mức chi tiêu cao và sử dụng nhiều dịch vụ tổng hợp như phòng họp, hội nghị. Do đó, đẩy mạnh phát triển du lịch MICE cũng là một hướng đi hợp lý của du lịch Việt Nam.

3.4. Vấn đề đầu tư quảng bá du lịch

Để có thành quả du lịch như hiện tại, các nước hàng đầu về phát triển du lịch ở Đông Nam Á đã phải đầu tư không ít tiền của vào quảng bá du lịch. Thái Lan đã phải chi khoản ngân sách150 triệu USD/năm, Malaysia chi 120 triệu USD, Indonesia chi 100 triệu USD/năm. Trong khi hiện tại, Tổng cục du lịch Việt Nam (VNAT) mới chỉ được rót khoảng hơn 2 triệu USD/năm. Do đó, để đuổi kịp tốc độ phát triển du lịch như những nhóm nước này, ngành du lịch Việt Nam cần có sự đầu tư hơn nữa.

Việt Nam cũng có thể học hỏi cách quảng bá du lịch đơn giản, ít tốn kém mà lại hiệu quả của ngành du lịch Malaysia thông qua các tờ rơi, bưu ảnh, bản đồ du lịch. Các tờ rơi, bưu ảnh, bản đồ này được thiết kế gọn gàng và bày tại nơi khách du lịch dễ tiếp cận được như ở sân bay, khách sạn, nhà hàng, các điểm du lịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Trần Thị Mai, Th.S Vũ Hoài Phương, Th.S La Anh Hương, Th.S Nguyễn Khắc Toàn, Giáo trình: Tổng quan du lịch – NXB: NXB Hà Nội, 2009

2. Vũ Thị Hạnh Quỳnh, Văn hoá du lịch Châu Á – Singapore (Quốc đảo sư tử) –NXB: Thế giới. Quý I/ 2007

3. Vũ Thị Hạnh Quỳnh, Văn hoá du lịch Châu Á – Thái Lan (Đất nước của nụ cười) NXB: Thế giới. . Quý I/ 2007

4. Nguyễn Thị Hải Yến, Văn hóa du lịch Châu Á – Malayssia Genting Đẹp Nhất Châu Á - NXB: Thế giới, 2007

5. Tổng cục du lịch Việt Nam, Non nước Việt Nam - NXB Hà Nội, 2008, “Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2009, “Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2008”, Vụ Khách sạn – Tổng cục du lịch Việt Nam, Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2009, 2009

6. Tuổi trẻ online – “Du lịch chậm vượt khó” – 12/2008, “Năm chữ A của du lịch Singapore” – 2006

7. Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (1990), Tư liệu địa chất, thuỷ văn, lịch sử, văn hóa tiểu vùng văn hóa sông Mã xứ Thanh,

Viện Âm nhạc, Hà Nội.

8. Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (1999), Nghề thủ công truyền thống Thanh Hóa tập 1, Nxb Thanh Hóa.

9. Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2001), Nghề thủ công truyền thống Thanh Hóa tập 2, Nxb Thanh Hóa.

10. Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2003), Nghề thủ công truyền thống Thanh Hóa tập 3, Nxb Thanh Hóa.

11. Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2009), Nghề thủ công truyền thống Thanh Hóa tập 4, Nxb Thanh Hóa.

12. Bảo tàng tổng hợp tỉnh Thanh Hóa (2000), Di tích và Danh thắng Thanh Hóa, tập 1, Nxb Thanh Hóa.

13. Bảo tàng tổng hợp tỉnh Thanh Hóa (2002), Di tích và Danh thắng Thanh Hóa, tập 2, Nxb Thanh Hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Thanh Hóa (2003), Di tích và Danh thắng Thanh Hóa, tập 3, Nxb Thanh Hóa.

15. Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Thanh Hóa (2004), Di tích và Danh thắng Thanh Hóa, tập 4, Nxb Thanh Hóa.

16. Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Thanh Hóa (2007), Di tích và Danh thắng Thanh Hóa, tập 5, Nxb Thanh Hóa.

17. Ban Quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa (2007), Di tích và Danh thắng Thanh Hóa, tập 6, Nxb Thanh Hóa.

18. Ban Quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa (2009), Di tích và Danh thắng Thanh Hóa, tập 7, Nxb Thanh Hóa.

19. Chu Quang Trứ (1992), Thành nhà Hồ (Thanh Hoá), Tạp chí Khảo cổ học

20. Đặng Kim Ngọc (1982), Điêu khắc trang trí ở Lam Kinh, Tạp chí Khảo cổ

21. Đỗ Văn Ninh (1993), Thành cổ Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội

22. Đào Duy Anh (1950), Nguồn gốc dân tộc Việt Nam, Nxb Thế giới.

23. Hà Mạnh Khoa (2002), Sông đào ở Thanh Hóa (thế kỷ X đến thế kỷ XIX), Nxb KHXH, Hà Nội.

24. Hoàng Anh Nhân, Lễ tục, lễ hội truyền thống xứ Thanh, tập 2, Nxb VH Dân tộc, 2006

25. Huyện ủy-HĐND-UBND huyện Thọ Xuân, Địa chí huyện Thọ Xuân, Nxb KHXH, 2005

26. Lê Hồng Cẩm (2008), Nghiên cứu xác định giá trị văn hóa tiêu biểu làm luận cứ khoa học việc xác định không gian văn hóa Lam Sơn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, ở KHCN Thanh Hóa.

27. Lê Văn Tạo (2010), Nghiên cứu sản phẩm du lịch Thanh Hóa phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa, Đề tài NCKH cấp Tỉnh, Sở KHCN Thanh Hóa.

28. Lê Văn Tạo, Di sản văn hóa, nguồn lực đặc biệt cho phát triển du lịch Thanh Hóa, Nxb Thế giới, 2011.

29. Lê Xuân Kì, Hoàng Hùng (2003), Vua Lê Đại Hành và quê hương làng Trung Lập, Nxb Thanh hoá 2003.

30. Lê Văn Tạo (2010), Di sản văn hóa- nguồn lực đặc biệt cho phát triển du lịch Thanh Hóa, Nxb Thế giới.

31. Lưu Công Đạo (2007), Vĩnh Lộc huyện chí, Nxb Thanh Hóa.

32. Mai Thị Hồng Hải (2011), Vận dụng lý thuyết văn hóa vùng và phân vùng văn hóa nhằm quản lý, bảo tồn và phát huy sắc thái văn hóa tỉnh Thanh Hóa, Sở KHNC Thanh Hóa.

33. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa-văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội.

34. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

35. Nguyễn Diên Niên (khảo chứng), Lê Văn Uông (chú dịch), Lam Sơn Thực lục, Nxb KHXH, Hà Nội, 2006

36. Nguyễn Quang Long (2002), Tổng thuật tổng quan lưu vực sông Mã, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội.

37. Nguyễn Văn Đoàn-Lê Văn Chiến (2002), Báo cáo khai quật khảo cổ học trung tâm di tích lịch sử Lam Kinh (Thanh Hoá) năm 2001, Tư liệu bảo tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội.

38. Nguyễn Mạnh Lợi (1976), Khai quật di tích Lam Kinh (Thanh Hoá), Nxb KHXH, Hà Nội.

39. Nguyễn Quốc Chấn (chủ biên) (2007), Những thắng tích xứ Thanh,

Nxb Thanh Hóa.

40. Nhữ Bá Sỹ (bản chữ Hán), Nguyễn Mạnh Duân (người dịch) (2010), Thanh Hóa tỉnh chí, Thư viện Tỉnh Thanh Hóa.

41. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb VHTT, Hà Nội.

42. Phan Ngọc (2000), Một cách tiếp cận văn hóa, Nxb Thanh niên, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

43. Phạm Như Hồ (1984), Ly cung (Thanh Hoá) qua ba lần khai quật, Khảo cổ học

44. Phạm Quang Trung (2002), Tìm hiểu tượng đá trang trí lăng mộ thời Trần- Lê Sơ, Nghiên cứu mỹ thuật số 3/2002.

45. Quốc sử quán triều Nguyễn (1997), Đại Nam nhất thống chí, NXB Thuận Hóa.

46. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (2010), Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2020.

47. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

48. Trần Thị Liên, xứ Thanh những sắc màu văn hóa, Nxb Thanh Hóa, 2010

49. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy nghĩ,

Nxb Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hóa-Nghệ thuật, Hà Nội.

50. Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa-văn hóa, Nxb Văn hóa Dân tộc.

51. Trịnh Căn-Chu Văn Vệ (1995), Phục dựng đầu rồng ở Lam Kinh, Thông báo khoa học Bảo tàng lịch sử Việt Nam.

52. Trịnh Ngữ (2001), Di tích lịch sử Lam Kinh, Nxb Thanh Hoá

53. Trường Đại học Hồng Đức (2005), Thực trạng và các giải pháp bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử thành nhà Hồ, Tài liệu NCKH của Đại học Hồng Đức.

54. Vũ Ngọc Khánh-Anh Sơn (1979), Đất Lam Sơn, Nxb Văn hoá, Hà Nội

55. Vũ Ngọc Khánh, Lê Lợi – con người và sự nghiệp, Nxb Thanh Hóa

56. Vũ Ngọc Khánh, Truyền thuyết và cổ tích Lam Sơn, Nxb Thanh Hóa, 1973

57. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2008), Thanh Hóa trên con đường hội nhập, Nxb Lao động.

58. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2008), Thanh Hóa tiềm năng du lịch và hợp tác phát triển kinh tế-xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bài học kinh nghiệm để phát huy tiềm năng di sản văn hóa tại không gian di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Trang 52)