CHƯƠNG 1 NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT SAU 1975 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG – MỘT CÁI NHÌN TOÀN CẢNH

Một phần của tài liệu Sự vận động của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975 - Từ góc nhìn nhân vật (Trang 133)

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1 NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT SAU 1975 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG – MỘT CÁI NHÌN TOÀN CẢNH

CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG – MỘT CÁI NHÌN TOÀN CẢNH

Nhân vật là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học.

Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiền đề để bộc lộ chủ đề và tư tưởng chủ đề, đến lượt nó lại được các yếu tố có tính hệ thống của các tác phẩm tập trung khắc hoạ. Nhân vật do đó là nơi tập trung mọi giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học.

1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết.

1.2.1. Nhìn chung về nhân vật trong tiểu thuyết.

Trong tiểu thuyết, nhân vật luôn giữ vai trò chủ yếu, có vị trí trung tâm, cho nên khi sáng tác các nhà văn rất chú trọng xây dựng nhân vật. Bởi nó không chỉ có chức năng khái quát các quy luật của cuộc sống con người thông qua quan điểm của các nhân vật mà nó còn khái quát được nhiều tính cách các số phận, những lối sống của cá nhân hay cộng đồng ở một không gian, thời gian nào đó. Nhà văn xây dựng nhân vật là để thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của mình gắn với chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Tiểu thuyết sử thi trước 1975 đều thống nhất với nguyên tắc xây dựng nhân vật đậm chất lý tưởng, mỗi nhân vật đều biểu đạt cho cái chung mang ý nghĩa

thời đại, dân tộc, giai cấp. Xung kích – (Nguyễn Đình Thi), Vùng mỏ (Vũ Huy Tâm), Con trâu (Nguyễn Văn Bổng), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc)... đều

khắc hoạ được những tập thể anh hùng.

Đến thời kỳ tiếp theo (1955-1964) bắt đầu xuất hiện thêm kiểu nhân vật ít

nhiều có số phận riêng, được cá thể hoá: Hoan (Đi bước nữa), Lão Am (Cái sân gạch), Phượng (Vỡ bờ), Nhân (Bão Biển)... Những nhân vật này cho thấy quan

niệm về con người trong văn học lúc này đã có lưu tâm đến cái chung và cả cái riêng.

Như vậy nhân vật trong tiểu thuyết liên quan chặt chẽ đến quan niệm về con người của mỗi giai đoạn lịch sử.

1.2.2. Nhân vật của tiểu thuyết sử thi.

Nhân vật anh hùng luôn là nhân vật trung tâm của tác phẩm sử thi. Các nhân vật khác thường chỉ giữ vai trò quy tụ “ làm nền” để sáng tỏ vẻ đẹp của người anh hùng. Ở đây những sức mạnh thể chất, tinh thần, tài năng được thể hiện.

Song, nói đến vẻ đẹp của người anh hùng thì chủ yếu phải nói đến vẻ đẹp của phẩm chất, của tài năng phi thường. Phẩm chất đầu tiên thường gặp ở người anh hùng sử thi là lòng dũng cảm, ý chí và nghị lực phi thường.

Trong những hình tượng nổi bật của tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945- 1975, hình tượng người lính cách mạng được nhiều nhà văn xây dựng hơn cả.

(Dấu chân người lính) trước hết là ở phẩm chất dũng cảm.

Một phẩm chất lớn khác của người anh hùng là họ luôn mang một lý tưởng cao cả, khát vọng lớn lao, dâng hiến tài năng, sức lực, là xả thân cho quyền lợi thiêng liêng của dân tộc, của tổ quốc, người anh hùng sử thi luôn lập được những chiến công hiển hách. Những chiến sĩ lái máy bay như Đông, Quỳnh, Tú

(Vùng Trời) là những anh hùng trên trận chiến trên không.

Bên cạnh người anh hùng là nhân vật trung tâm, trong tác phẩm sử thi còn tồn tại một tập thể nhân dân có sức sống bền bỉ, có sức mạnh luôn tiếp sức cho người anh hùng làm nên những chiến công hiển hách. Hình tượng nhân dân trong tiểu thuyết sử thi thường được thể hiện thông qua những nhân vật cụ thể : nhân vật người già, nhân vật phụ nữ và nhân vật đám đông. Về kiểu nhân vật

người già này trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam có thể kể đến má Ba, ông Hai

Bền (Rừng U Minh), má Sáu, thím Ba Ú (Hòn Đất), ông cụ Lâm, ông Vàng (Cửa Sông ).... Đặc biệt, trong tiểu thuyết sử thi hiện đại, hình ảnh của những nguời

phụ nữ bình thường, những người mẹ, người vợ, người chị, người yêu.... đã trở thành những biểu tượng đích thực về dân tộc, nhân dân. Họ đẹp vì phẩm chất của chính họ và họ còn đẹp hơn bởi những gì họ đã đưa lại cho mọi người với một đức hi sinh đến vô cùng.

Đóng vai trò làm nổi bật hình tượng ngừơi anh hùng trong tiểu thuyết sử thi chính là hình ảnh nhân vật - đám đông. Đó là những ngươì quần chúng có tên hoặc không tên. Họ luôn luôn là những tập hợp làm chỗ dựa vững chắc cho người anh hùng. Họ luôn là một tập thể thống nhất, không tính toán thiệt hơn mà

chỉ nghĩ tới bổn phận của mình với tập thể. Trong tiểu thuyết Hòn Đất (Anh

Đức) ngoài thành công trong xây dựng nhân vật Sứ như một điển hình của người phụ nữ Việt Nam thời đại cách mạng, tác phẩm còn khắc hoạ rõ nét chân dung và tâm hồn tập thể. Ở đây, tất cả không trừ ai, đều sống và hành động theo một lẽ sống lớn – giết giặc cứu nước. Tập thể anh hùng ấy là Quyên, Ngạn, anh Tám Chấn, em Bé...

Nhìn chung, nhân dân chính là nguồn cội, là nền tảng, là điểm tựa để người anh hùng có thể thực thi lý tưởng cao cả và lập nên những chiến công hiển hách đem lại vinh quang cho chính những con người số đông ấy.

1.2.3. Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh cách mạng sau năm 2000.

Từ 2004 đến nay đã có rất nhiều cuốn tiểu thuyết sử thi đạt giải thưởng của Bộ Quốc phòng và Hội nhà văn. Tuy nhiên số lượng các bài phê bình không

nhiều chủ yếu tập trung ở phương diện hình thức biểu hiện, ít chú ý đến ý nghĩa xã hội của những tác phẩm này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những tài liệu hiện có, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu rất chú ý đến vấn đề nhân vật, thành công và hạn chế trong cách xây dựng nhân vật của những cuốn tiểu thuyết. Nhân vật được xây dựng đa sắc diện là điểm chung mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra.

Các ý kiến bàn về nhân vật trong tiểu thuyết viết về chiến tranh đã chỉ ra sự vận động của hình tượng từ sử thi xuyên khối đến sự phá vỡ cấu trúc để nhân vật trở về với đời thường.

1.3. Nhân vật trong tiểu thuyết 1945 – 1975 về đề tài chiến tranh. 1.3.1. Nhân vật trong tiểu thuyết 1945 – 1975 về đề tài chiến tranh.

Trong giai đoạn văn học 1945 – 1954 tiểu thuyết chưa thực sự phát triển và do vậy tiểu thuyết viết về chiến tranh và hình tượng người lính mới chỉ là sự

manh nha và góp mặt rất khiêm tốn như “Xung kích” của Nguyễn Đình Thi, “ Vùng mỏ” của Võ Huy Tâm, “ Con Trâu ” của Nguyễn Văn Bổng. Nhìn chung

những tiểu thuyết này đã bám sát được những sự kiện trọng đại của cuộc kháng chiến “toàn dân, toàn diện” của dân tộc ta lúc bấy giờ.

Có thể nói, công cuộc kháng chiến đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược ở miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã mở ra cho tiểu thuyết một hướng đi mới, đánh dấu sự phát triển thực sự của thể loại này và đặc biệt là hình tượng người lính bắt đầu được khám phá và được khai thác có chiều sâu.. Các

tiểu thuyết lần lượt ra đời như : Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Vượt côn đảo (Phùng Quán), Một chuyện chép ở bệnh viện (Bùi Đức Á), Bên kia biên giới,

Trước giờ nổ súng (Lê Khâm), Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Cao điểm cuối cùng (Hữu Mai), Đất lửa (Nguyễn Quang Sáng)...

Những tiểu thuyết này đã làm sống lại hình ảnh cuộc kháng chiến trường kỳ và anh dũng của toàn dân ở nhiều địa phương trên nhiều mặt trận, trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách có những chiến công to lớn và cả những hy sinh mất mát. Đã có những hình tượng đẹp, những nhân vật điển hình, những tính cách điển hình đặt trong những hoàn cảnh điển hình. Chiến tranh đã tôi luyện nên những mẫu anh hùng vẻ vang, hun đúc nên vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu và chiến thắng.

Giai đoạn văn học thời kỳ chống Mỹ đã xuất hiện những tiểu thuyết xuất sắc và hình tượng người lính đã được khắc hoạ một cách rõ nét thấm đẫm tính sử thi. Người lính được xây dựng là con người lí tưởng của thời đại, là người anh hùng trong tư thế tiến công, chiến đấu và chiến thắng.

1.3.2. Nét đặc thù của việc khám phá thể hiện số phận con người ở tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh trong văn học cách mạng Việt Nam trước 1975.

1.3.2.1. Tô đậm “những lựa chọn cao cả”.

Tô đậm những lựa chọn cao cả trong mỗi cá nhân con người, đó là việc các nhà văn thể hiện, phản ánh chung cái không khí tưng bừng nhiệt huyết vì cách mạng, vì dân tộc của những con người phải sống trong cảnh đất nước có chiến tranh. Họ sẵn sàng xả thân, hy sinh, chịu mất mát về quyền lợi cá nhân cho đất nước, dân tộc. Họ xác định sự sống còn của đất nước cao hơn những gì thuộc về cá nhân. Dường như cái nhu cầu cá nhân, cái ý thức cá nhân bị lu mờ đi trước cái ý thức cộng đồng tập thể. Họ sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân (ước mơ, hoài bão, sự nghiệp, tuổi xuân... ) để “nhập cuộc”, và ngay cả phải hy sinh đến tính mạng thì họ cũng không nuối tiếc.

Ta bắt gặp hàng loạt sáng tác của các nhà văn dựng lên những con người

anh hùng: Núp Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, chị Út Tịch trong truyện ký Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, chị Sứ trong Hòn đất của Anh Đức...

Có thể nói rằng trong các tiểu thuyết trước 1975 viết về chiến tranh, các nhà văn đã hết lời ca ngợi về những gì là cao cả, vĩ đại, đẹp đẽ. Họ hiện lên với vẻ đẹp toàn diện, một vẻ đẹp mang tính chất sử thi, mang vẻ đẹp của cộng đồng dân tộc, là “viên ngọc không tỳ vết”. Vì vậy mà ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình đánh giá là: viết về những con người như vậy là khiếm khuyết, là công thức, đơn giản và sơ lược. Thực ra các nhà văn viết như vậy (tô đậm những lựa chọn cao cả) của những con người trong chiến tranh, cũng xuất phát từ những đặc điểm về nền văn học giai đoạn trước 1975, do cách quan niệm nghệ thuật về con người của các cây bút lúc bấy giờ và đồng thời cũng do thị hiếu của ban đọc. Thời điểm ấy, thích đọc và tìm hiểu những con người mang ý nghĩa tầm vóc của thời đại, tiêu biểu cho ý chí và cộng đồng.

1.3.2.2. Né tránh thể hiện những bi kịch số phận.

Do đặc điểm chi phối của nền văn học mà ta thấy rằng ở các tiểu thuyết trước 1975 trong văn học cách mạng Việt Nam viết về đề tài chiến tranh, các nhà văn thường chú ý để biểu hiện được cái tinh thần cổ vũ chiến đấu cho cách mạng, cái không khí tưng bừng của cách mạng, nên cảm hứng bao trùm là lãng mạn, ngợi ca. Vì thế trong tác phẩm của họ bạn đọc ít bắt gặp những bi kịch số phận nhân vật như trong một số tiểu thuyết cùng viết về đề tài này ở giai đoạn sau 1975.

Né tránh thể hiện những bi kịch số phận con người cũng có nghĩa là các nhà tiểu thuyết ở giai đoạn trước 1975 viết về chiến tranh đã đáp ứng đúng yêu cầu mà văn học đặt ra lúc bấy giờ, phù hợp với khuynh hướng thẩm mỹ, thị hiếu độc

giả trong giai đoạn này. Đồng thời góp nên những trang viết để làm rõ hơn đặc điểm của nền văn học Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử.

1.3.2.3. Ưu tiên sự kiện hơn là tâm lý.

Đọc các tiểu thuyết trước 1975 viết về đề tài chiến tranh, một đặc điểm mà chúng ta dễ dàng nhận ra là : các nhà văn ưu tiên miêu tả sự kiện hơn là tâm lý. Vì sao lại như vậy ? Trở lại đặc điểm của văn học thời kỳ này chúng ta thấy rằng : khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn chi phối rất mạnh sáng tác của các nhà văn. Các nhà văn tập trung phản ánh các sự kiện, hiện tượng có ý nghĩa đối với vận mệnh dân tộc, với cuộc sống và sự đấu tranh anh dũng của nhân dân ta.

1.4. Nhân vật trong tiểu thuyết 1975- 1986 về đề tài chiến tranh. 1.4.1. Nhân vật trong tiểu thuyết 1975 – 1986 về đề tài chiến tranh.

Nhìn chung văn học từ sau 1975 đã phát triển theo 2 chặng : chặng đầu trong khoảng 10 năm từ 1975-1985 được coi là chặng chuyển tiếp, văn học từ chỗ “trượt theo quán tính cũ ” đến chỗ dần xác định cho mình con đường đổi mới. Chặng tiếp theo từ 1986 đến nay là thời kỳ văn học đổi mới mạnh mẽ và toàn diện “vượt qua những hạn chế của thời kỳ trước cả về phương diện hình

thức lẫn phương pháp tiếp cận hiện thực” (Thành Lê. Văn học viết về chiến tranh cách mạng, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, 12-2001).

1.4.2. Những điều kiện đưa đến bước chuyển trong việc khám phá, thể hiện số phận nhân vật ở tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về đề tài chiến tranh.

1.4.2.1. Hiện thực bề bộn của đất nước thời hậu chiến.

Ở bình diện tư duy nghệ thuật cũng có sự đổi mới : văn xuôi sau 1975 chuyển dần từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết. Văn học lúc này không chỉ chú trọng vào hai đề tài Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội như trước, một mảng hiện

thực lớn trước đây hầu như bị bỏ quên nay được đặc biệt chú ý : đó là vấn đề đời tư đời thường và thế sự đạo đức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.2.2. Sự trăn trở về thiên chức của nhà văn.

Ở mỗi thời điểm lịch sử, quan niệm về văn chương có biến đổi phù hợp với yêu cầu và tâm lý công chúng văn học. Sự chuyển biến của văn học trước hết ở sự chuyển biến trong ý thức của người cầm bút. Sau 1975 đến nay, thì nhu cầu đổi mới cách viết, cách nghĩ, đổi mới để tồn tại và phát triển càng trở nên cấp thiết, các nhà văn hầu như đã xác định rõ hơn thiên chức của mình trong việc phản ánh đời sống, đưa văn học trở về đúng với đặc trưng cơ bản của nó, và văn học ngày càng trở nên đời hơn, người hơn.

1.4.2.3. Ảnh hưởng của mảng tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh trong văn học thế giới.

Không chỉ văn học Việt Nam mới viết về đề tài chiến tranh. Chiến tranh cũng là đề tài, nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều nhà thơ, nhà văn trên thế giới. Miêu tả nỗi bất hạnh của con người trong chiến tranh cũng là một cách để các

nhà văn phản đối chiến tranh. Nhà Thơ Đỗ Phủ với chùm thơ Tam Lại, Tam Biệt, Binh xa hành...

L.Tônxtôi trong bộ tiểu thuyết sử thi nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình

cũng đã dành nhiều trang viết về những người lính trên chiến trường. Đó là những khó khăn gian khổ, mất mát hi sinh mà người lính Nga cũng như người lính Pháp phải chịu đựng trong chiến tranh, đặc biệt là cuộc chiến tranh 1805.

Văn học Xô viết đương đại có khá nhiều tác phẩm viết về mảng đề tài này

như : Số phận con người (Sôlôkhốp), Tuyết bỏng, Bến bờ, Lựa chọn (Bônđarep), Gắng sống đến bình minh, Bia mộ (Bưcốp), Sống mà nhớ lấy (Raputtin), Và nơi

đây bình minh yên tĩnh (Vasiliep)... Đây là những tác phẩm có ảnh hưởng lớn ở

Việt Nam.

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH – NHỮNG NÉT ĐỔI MỚI CƠ BẢN TỪ PHƯƠNG DIỆN LOẠI HÌNH NỘI DUNG

2.1. Đưa người lính “trở về” với đời thường.

Từ cái nhìn phi sử thi, tiều thuyết về đề tài chiến tranh hôm nay đã khiến người lính hiện ra từ nhiều chiều. Người lính được khám phá, thể hiện toàn diện ở cả phía ánh sáng và, cả cái cao cả và thấp hèn, cả sự mạnh mẽ và nhỏ bé.... Có thể nói người lính trong văn học trước 1975 được các nhà văn tập trung miêu tả chất “lính” đậm hơn chất”người” là chủ yếu. Bên cạnh sự gan dạ, dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu, mỗi người lính còn xuất hiện với vai trò là một số phận cá nhân, những con người bị chấn thương, con người bị tha hoá, con người tự nhiên, con người bản năng... Người lính trong các tiểu thuyết được giải thưởng Văn học Bộ Quốc Phòng 2004 – 2009 cũng được xây dựng trong quỹ đạo đó.

Một phần của tài liệu Sự vận động của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975 - Từ góc nhìn nhân vật (Trang 133)