1. Môi trường vĩ mô
a. Môi trường kinh tế
Bước sang năm 2011, đà phục hồi của nền kinh tế trong năm 2010 bị gián đoạn. Tăng trưởng GDP của năm 2011 là 5,89%, thấp hơn mức 6,78% của năm 2010 và thấp hơn nhiều mức tiềm năng 7,3% (Viện CL&CSTC) của nền kinh tế
cũng như mức tăng trưởng 7,9% của các nước đang phát triển ở châu Á trong năm 2011.
Tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2011 là 5,53%, thấp hơn mức 7,7% của năm 2010 và thấp hơn nhiều mức tăng trưởng trên 10% trung bình giai đoạn 200-2007. Như vậy, kể từ năm 2008, tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng luôn thấp hơn khu vực dịch vụ. Khi ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 7,43%, cao hơn mức 7,03% của năm 2010, sự giảm sút của công nghiệp và xây dựng trong năm 2011 hoàn toàn do giảm sút của ngành xây dựng khi ngành này chỉ đạt tốc độ tăng trưởng âm 0,97% (năm 2010 khu vực này tăng trưởng đến 10,06%). Trong điều kiện công nghiệp khai thác tiếp tục có mức tăng trưởng âm, công nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng trong năm 2011 là do công nghiệp chế biến khi ngành này (chiếm 57,3% toàn ngành công nghiệp) duy trì được độ tăng trưởng xấp xỉ năm 2010. Một trong những lý do công nghiệp chế biến duy trì được tốc độ tăng trưởng là do xuất khẩu của ngành này tăng mạnh trong năm 2011, ở mức 23,7%
So với năm 2010, tỷ lệ trên GDP của tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 giảm từ 41,9% xuống 34,6%; trong đó, đầu tư của khu vực nhà nước giảm từ 18,5% xuống 13,5% (trong đó đầu tư từ NSNN giảm từ 8,6% xuống 7,0%), của khu vực tư nhân giảm từ 15,1% xuống 12,2%. Nếu sự sụt giảm đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước là do chủ trương tài khóa chặt chẽ, sự sụt giảm đầu tư của khu vực đầu tư tư nhân có thể do lãi suất cao và sự sụt giảm của đầu tư nhà nước.
Về cơ cấu đầu tư, tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước tiếp tục xu hướng giảm từ năm 2009 trong khi tỷ trọng của khu vực tư nhân vẫn giữ ổn định và của khu vực nước ngoài tăng đột biến trong năm 2011. Tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư của Nhà nước đã giảm từ 44,1% xuống 38,9. Trong khi đó tỷ trọng đầu tư của khu vực nước ngoài tăng từ 18,8% lên 25,8%.
Trái với vốn đầu tư trong nước, so với năm 2010, vốn FDI đã tăng trong năm 2011. Tỷ lệ trên GDP của vốn FDI đã tăng từ 7,9% lên 9%. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn FDI có xu hướng giảm khi vốn FDI thực hiện trong năm 2011 đạt khoảng 11 tỷ
USD, tăng 1% so với năm 2010, thấp hơn mức tăng gần 10% của năm 2010. Vốn FDI đăng kí trong năm 2011 thậm chỉ giảm 24% so với năm 2010. Xu hướng trên cho thấy sức hấp dẫn của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài đang có dấu hiệu giảm.
b. Môi trường công nghệ.
Việc ứng dụng công nghệ sản xuất mới, xu huớng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất thép ngày càng cao. Máy móc thiết bị sản xuất ngày càng hiện đại, giúp nâng cao năng lực sản xuất, tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trong ngành.
Do sự phát triển mạnh mẽ của công cuộc đô thị hóa và công nghiệp hóa và ý thức bảo vệ môi trường ngày càng cao trong nhân dân. Theo quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2010 và định hướng năm 2020 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt, việc phát triển áp dụng và chứng nhận ISO 9000 và ISO 1400. Xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng, môi trường theo ISO 1400, doanh nghiệp có thể:
- Giảm giá thành sản phẩm do sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, giảm tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu, giảm chi phí xử lý sản phẩm hỏng và xử lý chất thải, hạn chế sự cố thiết bị, tai nạn nghề nghiệp và sự cố môi trường.
- Đáp ứng yêu cầu của luật điịnh, thực hiện trách nhiệm pháp lý của giám đốc có liên quan đến chất lượng , môi trường, an toàn vệ sinh.
- Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm. dịch vụ, đạo đức kinh doanh, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Tạo niềm tin, sự gắn bó và tự hào trong cán bộ, nhân viên, góp phần nâng cao năng suất lao động và phát huy sáng kiến cải tiến.
- Đem lại lòng tin và dễ dàng nhận được và dễ đàng nhận được sự ủng hộ từ các nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tài chính, bảo hiểm và cộng đồng dân cư.
c. Môi trường chính trị, pháp luật.
Chính trị Việt Nam luôn luôn giữ được ổn dịnh, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nuớc yên tâm dầu tu, hoạt dộng sản xuất kinh doanh. Việt
Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới tạo co hội bình dẳng cho các doanh nghiệp nuớc ngoài dầu tu ở Việt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong nuớc.Luật pháp hiện nay của Việt Nam còn thiếu và chua hoàn thiện, còn nhiều bất cập, ảnh huởng đến việc hành nghề của các doanh nghiệp.
d. Môi trường tự nhiên.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nắng lắm mưa nhiều, thời tiết có ảnh hưởng nhiều tới công tác bảo quản và vận chuyển hàng hóa. Với hàng hóa trong kho phải bảo đảm chống ẩm và gỉ sét. Trong công tác vận chuyển chuyên chở khi lấy hàng hoặc tiêu thụ cũng phải chú ý với các điều kiện thời tiết.
Các giải pháp sản xuất ở Việt nam chịu ảnh hưởng mạnh của nhân tố này.Môi trường tự nhiên ở nước ta đa dạng, giữa các vùng miền trong cả nước, diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp và có xu hướng ngày càng khắc nghiệt, thiên tai, lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra... sản xuất xây dựng được tiến hành trong điều kiện nhiệt đới ẩm, điều kiện địa chất công trình và thuỷ văn phức tạp, đất nước dài, hẹp và còn có nhiều nơi chưa khai phá, có một số nguồn nguyên vật liệu xây dựng phong phú. Hơn nữa, cùng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, ô nhiễm môi trường ở nước ta ngày càng nghiêm trọng, các biện pháp can thiệp của Chính phủ cũng ngày càng tăng cường. Do đó, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp Thịnh Phát ngày càng phải đối diện gay gắt với thách thức môi trường. Để có thể thắng thầu và thi công công trình, Công ty cần phải đưa ra và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường hợp lý, do đó làm tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty.
2. Môi trường ngànha. Đối thủ cạnh tranh a. Đối thủ cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh trong ngành hiện nay diễn ra rất gay gắt, khốc liệt. Sự cạnh tranh đó chủ yếu tập trung vào một số công ty có thị phần lớn như Công ty Nam Vang, Công ty Bắc Việt, Công ty Nhật Quang,công ty Tân Hương, Công ty Mê Linh…Các công ty này đều chiếm thị phần lớn trong ngành do đó mà tiếng nói của họ trong ngành rất có trọng lượng, thậm chí họ có thể liên kết với nhau để chi phối
thị trường.
Phần lớn các đơn vị kin doanh tư nhân nhỏ lẻ do làm ăn chộp giật, tuy cũng cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện các biện pháp để tăng năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp có thị phần trung binh. Nhưng do trình độ, vốn của các đơn vị này rất thấp nên khả năng cạnh tranh của các đơn vị này không đáng kể.
b. Cạnh tranh tiềm ẩn
Trước kia ngành thép chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, thuộc công ty kim khí Hà Nội tiến hành sản xuất kinh doanh dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Khi cả nước bắt tay vào thực hiện công cuộc đổi mới, đặc biệt nhà nước có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia, kể cả đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các doanh nghiệp liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty tư nhân, trách nhiệm hữu hạn mọc lên rất nhiêu, làm ăn có hiệu quả, tạo được tiếng nói riêng của mình trong ngành thép và kim khí và có xu hướng muốn ra nhập ngành.
Mỗi loại hình công ty có những lợi thế riêng : Với lợi thế về tài chính nên công ty nước ngoài có điều kiện cơ sở vật chất như máy móc thiết bị, nhà xưởng, đặc biệt họ có thể thu hút đội ngũ lao động có trình độc chuyên môn cao với mức thù lao cao. Các công ty liên doanh với nước ngoài tỏ ra rất phù hợp với điều kiện hiện nay của nước ta. Với hình thức hợp tác này đôi bên cùng có lợi, thông thường Việt nam sẽ góp một phần tài sản còn phía nước ngoài sẽ góp vốn, do vậy mà cạnh tranh ngành càng thêm gay gắt.
c. Áp lực nhà cung ứng
Nhà cung ứng nước ngoài
Do nguồn nguyên liệu nước ngoài không cung ứng đủ nhu cầu thị trường trong nước nên mức độ chịu ảnh hưởng bởi các nhà cung ứng nước ngoài của ngành thép nói chung và của công ty nói riêng là rất lớn. Bất kể sự biến động nào của thị trường này đều gây ra biến động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy mà khối lượng nhập khẩu của công ty ở những thời điểm khác nhau thì sẽ khác nhau.Mức độ cung cấp sản phẩm thép trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của thi trường buộc các công ty trong nước phải tìm các đối tác nước các nướckhác. Hiện
tại có rất nhiều đối tác nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Kazactan, Hàn Quốc,Nga… Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Việt Nam trong việc lựa chọn những đối tác có chi phí mua thấp nhất.
Nhà cung ứng trong nước
Mức độ ảnh hưởng của các nhà cung ứng trong nước đối với toàn ngành là không lớn. Hầu hết các công ty trong lĩnh vực này vừa sản xuất két cấu, sản xuất tầu có trọng tải từ 100tấn trở nên.Nhưng phần lớn họ vẫn phải nhập tới 98% từ nước ngoài. Do đó các công ty thể bị tăng chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh vì vậy nhập khẩu vẫn là biện pháp có hiệu quả hơn.
d. Môi trường công nghệ.
Sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật các ngành đã tạo điều kiện cho ngành sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và cho công ty trong việc áp dụng những qui trình quản lý kỹ thuật, trong việc bảo quản hàng hóa, thành phẩm, trong công tác tính toán chi phí giá thành cũng như trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Ngoài ra nhờ có sự tiến bộ của các phương thức thanh toán tạo điều kiện tiện lợi cho doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí không cần thiết, tạo uy tín cho doanh nghiệp.
Với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức với doanh nghiệp. Thiết bị, máy móc ngày được cải tiến đặt ra vấn để cải tạo lại máy móc mới, mẫu mã mới phục vụ sản xuất và người tiêu dùng. Tuy nhiên khả năng máy móc bị hao mòn vô hình lớn là rất cao, đặt cho doanh nghiệp phải có cách tính khấu hao thích hợp.