0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Các công trình nghiên cứu về biến đổi của nhiệt độ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở TÂY NGUYÊN TRONG KHOẢNG 50 NĂM QUA (Trang 25 -25 )

7 Kết cấu của luận văn

1.3.1 Các công trình nghiên cứu về biến đổi của nhiệt độ ở Việt Nam

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam. Ngay từ những năm 1990, Việt Nam đã tham gia dự án “Nghiên cứu khu vực các vấn đề môi trường toàn cầu – Biến đổi khí hậu ở châu Á” với sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), do Viện Quy hoạch và quản lý nước, Bộ Thủy lợi và Viện Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn phối hợp thực hiện. Phần biến đổi khí hậu do Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu chủ trì. Kết quả nghiên cứu được ADB công bố năm 1994, theo đó nhiệt độ trụng bình năm ở Việt Nam đã tăng trung bình 0,08- 0,10oC/thập kỷ trong thời kỳ 1931-1990. Trước đó (1991,1992,1993), Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu đã công bố báo cáo “ Biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong khoảng 100 năm qua”.

Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả sau này đã khẳng định xu thế tăng của nhiệt độở Việt Nam (Trịnh Văn Thư, Nguyễn Duy Chinh, Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Việt Liễn, Phan Văn Tân, Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng và nhiều tác giả khác).

Có thể tóm tắt những biển đổi về nhiệt độở Việt Nam như sau:

- Trong khoảng 70 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên 0,7oC, trung bình 0,1oC/1 thập kỷ (0,07 - 0,15oC). Nhiệt độ trung bình 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn 3 thập kỷ trước đó (1931 - 1960).

- Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội cao hơn trung bình nhiều năm (1961 - 1990) 0,7oC.

- Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở cả 3 nơi là Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, đều cao hơn trung bình năm của thập kỷ 1931 - 1940 với trị số lần lượt là 0,8oC, 0,4oC và 0,7oC.

- Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 ở 3 nơi nói trên cũng có xu thế tương tự, tăng 0,5 - 1,1oC đối với tháng 1 và 0,5 - 0,8oC đối với tháng 7.

- Biến đổi của nhiệt độ tương đối nhiều trong mùa đông và tương đối ít trong mùa hè, biến đổi của nhiệt độ trung bình năm ít hơn biến đổi ở bất cứ tháng nào, kể cả các tháng giữa màu hè [13]

- Biến đổi của nhiệt độ cao nhất có phần giống với nhiệt độ trung bình tháng 7 cũng như các tháng mùa hè. Biến đổi của nhiệt độ thấp nhất cũng có phần giống với nhiệt độ trung bình tháng 1 và các tháng mùa Đông [13].

- Mức tăng nhiệt độ (0C) trung bình năm của từng thập kỷ trong thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản B2 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ở Tây Nguyên trong thập kỷ giữa 0,5-1,60C, thập kỷ cuối 2,0-2,80C trong thế kỷ 21 [1]. Một số tác giả nghiên cứu biến đổi của của các nhiệt độ cực trị (tối cao, tối thấp) như: Nguyễn Đức Ngữ, Phan Văn Tân, Nguyễn Trọng Hiệu, Nguyễn Văn Thắng v.v .

1.3.2Các công trình nghiên cu v khí hu và biến đổi khí hu Tây Nguyên

Trước hết phải kểđến cuốn “Khí hậu Tây Nguyên” của Nguyễn Đức Ngữ do Viện Khí tượng Thủy văn xuất bản năm 1985. Công trình Khí hậu Tây Nguyên đã phân tích khá toàn diện về sự hình thành khí hậu và đặc điểm khí hậu của vùng lãnh thổđặc biệt quan trong này, trong đó chú ý nhiều đến yếu tố nhiệt độ và mưa [11]. Những năm sau, nhiều công trình nghiên cứu về khí hậu và biến đổi khí hậu ở Việt Nam cũng đề cập đến biến đổi khí hậu ở Tây Nguyên (Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, Phan Văn Tân, Nguyễn Văn Thắng, Hoàng Đức Cường, Nguyễn Lập Dân v.v. )

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ VÀ XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA NHIỆT ĐỘ Ở MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở TÂY NGUYÊN TRONG KHOẢNG 50 NĂM QUA (Trang 25 -25 )

×