Nhận xét về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH TÍNH HIỆU QUẢ DẠNG YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (TRƯỜNG HỢP SGDCK TP HỒ CHÍ MINH (Trang 57)

IV. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

4.2Nhận xét về kết quả nghiên cứu

Trong chương 5 trên, tác giả đã hệ thống lại các phương pháp kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam, qua đó có được phương pháp phù hợp để đánh giá tính hiệu quả về mặt thông tin dạng yếu của TTCK Việt Nam. Tất cả các kiểm định tham số và phi tham số đều cho cùng một kết quả là TTCK Việt nam chưa đạt hiệu quả dạng yếu. Điều này phù hợp với một số kết quả nghiên cứu trước đây về TTCK Việt Nam mà tác giả đã nêu ở chương 2.

Kết luận

Được xem là nền tảng của tài chính hiện đại, lý thuyết về “thị trường hiệu quả” của Fama đã trở thành mối quan tâm chung của các nhà đầu tư trong nhiều năm nay. Nguyên nhân là vì nó đã lý giải phần nào sự vận động bên trong của TTCK. Các nguyên tắc nêu trong lý thuyết “thị trường hiệu quả” đã thể hiện bản chất về sự thay đổi ngẫu nhiên của giá cổ phiếu trên thị trường, và đó cũng là thuộc tính của chỉ số thị trường. Theo lý thuyết này cho rằng: một thị trường hiệu quả là thị trường mà trong đó giá cổ phiếu phản ảnh đầy đủ tất cả các thông tin liên quan tới cổ phiểu đó. Không ai có thể dự báo được giá cổ phiếu trong ngày hôm sau sẽ như thế nào vì người ta không biết trước được thông tin vào ngày mai sẽ là những thông tin gì. Giá cổ phiếu trong một thị trường hiệu quả luôn phản ảnh đúng giá trị của nó và vì vậy, mọi hành vi đi ngược lại các quy luật trên sẽ hoàn toàn không thể giúp cho nhà đầu tư tìm kiếm các khoản lợi nhuận bất thường cho mình.

Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có một TTCK nào trên thế giới thực sự hiệu quả ở cấp độ mạnh bởi sự chi phối của rất nhiều nguyên nhân và các yếu tố khác nhau. Song, nó là mục tiêu phấn đấu chung của mọi TTCK, là mô hình hoàn hảo để các nước tiến tới xây dựng TTCK cho quốc gia mình.

Chính vì tầm quan trọng của nó nên việc kiểm định lý thuyết “thị trường hiệu quả” trên TTCK Việt Nam sẽ giúp cho chúng ta có một cái nhìn tổng quát hơn về thị trường: biết được thị trường đang vận động như thế nào, phát triển có hiệu quả hay không. Các rủi ro tiềm ẩn trên thị trường đang có ảnh hưởng như thế nào đến sự bền vững và ổn định của thị trường. Có như vậy, chúng ta mới có được những biện pháp kịp thời và phù hợp thúc đẩy thị trường hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

Qua kết quả thu được từ nghiên cứu, chúng ta có thể thấy TTCK Việt Nam là một thị trường không hiệu quả về mặt thông tin ở cấp độ yếu. Từ những số liệu tổng hợp và phân tích đã chứng minh được giá cả và lợi nhuận của chỉ số thị trường và các cổ phiếu trên thị trường thay đổi không theo đúng qui luật ngẫu nhiên, các biến động của nó thường có xu hướng tăng hoặc giảm trong từng giai đoạn theo chuỗi thời gian. Đây là dấu hiệu cho thấy những rủi ro tiềm ẩn trên thị trường là rất lớn. Nếu không có sự điều chỉnh kịp thời sẽ dẫn đến khủng hoảng và đổ vỡ của TTCK Việt Nam.

Có rất nhiều nguyên nhân cho thực trạng trên, vừa khách quan, vừa chủ quan. Nó liên quan hầu hết đến mọi chủ thể tham gia trên TTCK: về phía nhà nước, các công ty phát hành, công ty niêm yết, các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư. Hơn nữa, với qui mô thị trường còn quá nhỏ như hiện nay là một rào cản rất lớn để TTCK Việt Nam có thể hoạthiệu quả. Mặc dù đã có hơn 10 năm hoạt động và thị trường cũng đã có những bước chuyển mình đáng kể, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007. Tuy nhiên, so với các nước TTCK Việt Nam chỉ được xem như một thị trường mới nổi. Nhà đầu tư cá nhân, đầu tư nghiệp dư vẫn chiếm số lượng lớn trên thị trường. Các nhà đầu tư khi tham gia trên thị trường hầu hết đầu tư theo cảm tính và chạy theo số đông. “tâm lý bầy đàn” đã trở thành một điểm yếu làm cho TTCK Việt Nam rất khó khăn phát triển. Vì vậy, quan trọng nhất vẫn là tập trung vào giải pháp sao cho các nhà đầu tư việt nam có đầy đủ trình độ về thị trường và lĩnh vực kinh doanh chứng khoán.

Cùng với những biến động không ngừng trên TTCK, để tự bảo vệ mình cũng như có thể làm giàu và để thị trường phát triển vững chắc rất cần những nhà đầu tư có kiến thức. Chính vì thế, nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hiện nay là cần có những giải pháp nhanh chóng để đưa thị trường bình ổn trở lại. Đây là một nhiệm vụ không phải dễ dàng vì TTCK Việt Nam vốn còn ởmức sơ khai nếu so với các nước. Các qui định và luật về chứng khoán mới của việt nam mới chỉ có hiệu lực vào đầu tháng 1/2007. Do đó quá trình áp dụng luật mới cũng mới chỉ ở giai đoạn đầu. Cơ chế giám sát các hoạt động mua bán chứng khoán cần phải có những hệ thống máy tính đủ mạnh để đáp ứng việc theo dõi các hoạt động mua bán và quá trình thiết lập bộ máy này cần phải có đầu tư và hiện cũng trong giai đoạn đang hình thành.

Nhiệm vụ cấp thiết trên không chỉ cần sự nỗ lực riêng của bộ máy nhà nước mà còn cần sự phối hợp của mọi tổ chức kinh tế và các thành phần cá nhân tham gia trên thị trường. Các công ty niêm yết cần phải công bố số liệu tài chính một cách minh bạch và đầy đủ hơn để người mua cổ phiếu hiểu giá trị thực của công ty đó là thế nào

Do đó, để TTCK Việt Nam phát triển được cả về chất lượng lẫn số lượng cần xét theo ba tiêu chí là tính hiệu quả của các cơ quan điều tiết, tính minh bạch trong việc công bố số liệu liên quan tới công ty và kiến thức của nhà đầu tư.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng Việt :

1. Nguyễn Ngọc Châu(2009),“Mộtloạtcác giaodịchnộigiánbịlộ

diện”,trênwebsitehttp://www.vnexpress.netngày19-3.

2. Lê Đạt Chí (2006), “Kiểm định mức độ hiệu quả thông tin trên TTCK Việt Nam”, Tạp chí kinh tế phát triển số 189

3. NguyễnViệtDũng(2007): Mốiquan hệgiữathôngtinbáocáotài chínhvàgiácổ phiếutrênTTCK Việt Nam,đề tàikhoahọc cấpbộ- BộGiáodụcvà đàotạo.

4. Lê Thị Mỹ Hạnh (2007), “Thông tin tài chính và công bố thông tin tài chính trong mối liên hệ với các quyết định đầu tư chứng khoán”

5. Nguyễn Thị Liên Hoa và Nguyễn Thị Ngọc Trang (2008) “Phân tích tài chính, NXB Lao Động – Xã Hội TP.HCM

6. TrươngĐôngLộc (2008),“Kiểmđịnhgiảthuyếtthịtrườnghiệu quả ở mức độyếuchoTTCKViệt Nam” : Trường hợpTTGDCKHà Nội”, Tạpchí Pháttriểnkinhtế, số201.

7. Vũ Thị Minh Luận (2010), “Ứng dụng lý thuyết thị trường hiệu quả trong phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam”

8. Thiều Bích Ngọc (2007), “Kiểm định giả thuyết thị trường hiệu quả ở mức độ yếu cho TTCK Việt Nam”.

9. Hoàng Ngọc Nhậm (2008),giáo trình Kinh tếlượng, NXB Lao Động – Xã Hội TP.HCM.

10.Trần Ngọc Thơ (2007) “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, NXB Thống kê TP.HCM

11.HồViếtTiến(2006),“Thị trườngcổ phiếuViệt Namcó hiệuquả không”,Tạpchí Pháttriểnkinhtế, số186.

12.Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, NXB Hồng Đức.

B. Tiếng Anh :

1. Mohammed Jawad (2010), “Testing the Muscat Securities Market forWeak- Form Efficiency”, www.ssrn.com

2. Poshakwale, Sunil, 1996, Evidence on Weak Form Efficiency and Day of the WeekEffect in the Indian Stock Market, Finance India 10, 605-616. 3. Poterba, James M., and Lawrence H. Summers, 1986, The Persistence of

Volatilityand Stock Market Fluctuations, American Economic Review 76, 1142-1151.

4. Vošvrda, Miloslav, Jan Filacek, and Marek Kapicka, 1998, The Efficient MarketHypothesis Testing.

5. Kendall, M. G., 1953, The Analysis of Economic Time-Series-Part I: Prices,Journal of the Royal Statistical Society 116, 11-34. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Ahmet and Hasan (2011), “Testing the weak form efficiency of the Turkish stockmarket”. C. Các websites : 1. www.vnbull.vn 2. www.bsc.com.vn 3. www.vneconomy.vn 4. www.doanhnhansaigon.vn 5. www.vnexpress.net 6. www.saga.vn 7. www.ssc.gov.vn 8. www.scholar.google.com 9. www.ssrn.com 10.www.vse.org.vn

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH TÍNH HIỆU QUẢ DẠNG YẾU CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (TRƯỜNG HỢP SGDCK TP HỒ CHÍ MINH (Trang 57)