Để xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp xác định hai chất chống oxi hoá BHT và BHA trong nền mẫu polyme chúng tôi tiến hành những nội dung sau
Xây dựng đường chuẩn
Tiến hành khảo sát sự phụ thuộc của hệ số đáp ứng Rf vào nồng độ của các chất cần phân tích. Từ dung dịch hỗn hợp chuẩn 100ppm pha tiếp các dung dịch chuẩn trung gian nồng độ 10 và 1,0ppm. Từ các dung dịch chuẩn trung gian này pha 1 dãy các dung dịch chuẩn có nồng độ từ 0.05÷5,0mg/l. Các dung dịch chuẩn được pha trong cyclohexan. Mỗi nồng độ được bơm lặp 3 lần và lấy giá trị trung bình để dựng đường chuẩn.
Ở đây Rf được định nghĩa thông qua phương trình sau Rf = (Ccpt x AIS)/(CIS x Acpt)
Trong đó: - Ccpt : Nồng độ chất phân tích (mg/l)
- Acpt : Diện tích píc săc kí cúa chất phân tích - CIS : Nồng độ chất nội chuẩn (mg/l)
- AIS : Diện tích píc sắc kí của chất nội chuẩn Giới hạn phát hiện (LOD)
LOD được xem là nồng độ thấp nhất (xL) của chất phân tích mà hệ thống phân tích cho tín hiệu phân tích (yL) khác có nghĩa với tín hiệu của mẫu trắng hay tín hiệu nền.
Tức là: yL = yb + k.Sb
Với yb là tín hiệu trung bình của mẫu trắng sau nb thí nghiệm (lớn hơn 20 thí nghiệm). Sb là độ lệch chuẩn tín hiệu của mẫu trắng, k là đại lượng số học được chọn theo độ tin cậy mong muốn.
1 1 nb bj b j b y y n b n i b bi b b x x n S 1 2 2 ) ( 1 1 Như vậy : . b L b k S y y b
Mẫu trắng được pha với nồng độ chất phân tích xb = 0.
Do đó giới hạn phát hiện: . b k S LOD b
Trong trường hợp không phân tích mẫu trắng thì có thể xem độ lệch chuẩn của mẫu trắng Sb đúng bằng sai số của phương trình hồi quy, tức là Sb = Sy và tín hiệu khi phân tích mẫu nền yb = a. Khi đó tín hiệu thu được ứng với nồng độ phát hiện
YLOD = a + k.Sy. Với độ tin cậy 95%, k = 3. Sau đó dùng phương trình hồi quy có thể tìm được LOD.
xLOD = 3Sy b Giới hạn định lượng (LOQ)
LOQ được xem là nồng độ thấp nhất (xQ) của chất phân tích mà hệ thống phân tích định lượng được với tín hiệu phân tích (yQ) khác có ý nghĩa định lượng với tín hiệu của mẫu trắng hay tín hiệu nền.
YQ = yb
+ K. Sb
Thông thường LOQ được tính với K = 10 tức là CQ = 10.SB/b. Hay S/N = 10 nên suy ra LOQ = 3,33 LOD.
Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp:
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm 2 phương pháp xác định giá trị giới hạn phát hiện của phương pháp như sau:
Phương pháp thứ nhất:
Giới hạn phát hiện (Method detection limit-MDL) và giới hạn định lượng (Method quantity limit-MQL) của phương pháp phân tích đối với BHT và BHA không chỉ phụ thuộc vào LOD, LOQ của thiết bị phân tích mà còn chịu ảnh hưởng bởi qui trình phân tích và tay nghề của người phân tích. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến MDL và MQL bao gồm: khối lượng mẫu phân tích, thể tích dung dịch mẫu cô đặc, khả năng làm sạch mẫu,…Với giả thiết quá trình làm sạch mẫu đã loại bỏ được các chất gây ảnh hưởng, tín hiệu nền thấp và ổn định thì công thức tính MDL dựa trên LOD như sau:
MDL = LOD.V m.H(%)
Trong đó: -MDL: giới hạn định lượng của phương pháp đối với chất phân tích (mg/kg mẫu khô).
mg/l).
-V: thể tích dịch chiết (ml).
-m: khối lượng mẫu phân tích (g mẫu khô) -H(%): Độ thu hồi
Như vậy, giới hạn phát hiện của phương pháp phụ thuộc vào thể tích chiết và khối lương mẫu phân tích. Do đó, nếu muốn MDL của phương pháp thấp hơn thì ta có thể làm giàu bằng cách cô đặc dịch chiết bằng thiết bị cô quay chân không, sau đó thổi khô bằng dòng khí trơ yếu (thường là nito), sử dụng 1 lượng dung môi nhỏ hơn, có thể là 1ml làm thể tích cuối cùng rồi đem phân tích. Ta cũng có thể hạ thấp MDL bằng cách tăng khối lượng mẫu phân tích ban đầu.
Phương pháp thứ 2:
Trên cơ sở ước tính được giới hạn phát hiện dựa vào đường chuẩn, lựa chọn mẫu có hàm lượng BHT và BHA nồng độ gấp khoảng 5-7 lần so với giới hạn dự đoán và tiến hành xử lý mẫu như mục 3.3, tiến hành làm lặp 6 lần (từ khâu cân mẫu), kết quả thu được ở bảng .
Giới hạn phát hiện LOD của phương pháp được tính theo công thức: LOD = 3s, trong đó s: độ lệch chuẩn. Giới hạn định lượng LOQ của phương pháp.
LOQ = 3*LOD/10 Để đánh giá LOD đã tính được, tính R = TB/LOD
- Nếu 4 < R < 10 thì nồng độ dung dịch thử là phù hợp và LOD tính được là tin cậy
- Nếu R > 10 thì phải dùng dung dịch thử nồng độ thấp hơn và tính toán lại. - Nếu R < 4 thì phải dùng dung dịch thử nồng độ lớn hơn và tính toán lại
Xác định độ đúng của phương pháp trên nền mẫu thật
Độ đúng cho biết mức độ gần nhau giữa giá trị trung bình của các kết quả thí nghiệm và giá trị thực hay giá trị được chấp nhận là đúng µ. Do đó, thước đo độ đúng thường được kí hiệu bằng độ chệch hay đánh giá qua sai số tương đối. Có 2 cách thường dung để xác định độ đúng của 1 phương pháp là xác định độ thu hồi của phương pháp và so sánh phương pháp khảo sát với một phương pháp khác được coi
như phương pháp tiêu chuẩn. Trong luận văn này, chúng tôi xác định độ đúng thông qua độ thu hồi.
Độ thu hồi R% = (Lượng chuẩn tìm thấy/ lượng chuẩn thêm vào) x 100. Xác định độ chụm của phương pháp trên nền mẫu thật
Độ chụm là khái niệm định tính và được biểu thị định lượng bằng độ lệch chuẩn hay hệ số biến thiên. Độ chụm cho biết mức độ dao động của các kết quả thí nghiệm lặp lại quanh giá trị trung bình.