Bệnh nhiễm do các loại nấm dạ

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng nấm mộc nhĩ (Trang 59)

C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau:

3. Bệnh nhiễm do các loại nấm dạ

3.1. Nấm mực

- Nấm mực (hình 5.5) hay còn gọi là nấm gió thường mọc trên các túi nấm sò, mộc nhĩ,... Nấm mực khi còn nhỏ có hình như đầu đũa, mũ màu xám, cuống màu trắng mọc sâu từ cơ chất ra ngoài. Sau 2 – 3 ngày, nấm xòe ô, mũ nấm chuyển sang màu đen và nhũn nát.

Hình 5.5. Nấm mực

- Nấm mực sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với nấm mộc nhĩ, đôi khi cản trở sự phát triển của qủa thể nấm mộc nhĩ làm giảm sản lượng nấm thu hoạch.

Bào tử nấm mực tồn tại sẵn trong nguyên liệu, do chúng ta khử trùng cơ chất chưa triệt để nên bào tử phát sinh trở lại trên cơ chất trồng nấm.

- Cách phòng trừ:

+ Quy trình ủ mùn cưa hoặc hấp khử trùng cơ chất phải đảm bảo nhiệt độ yêu cầu.

+ Nếu cơ chất quá ẩm chúng ta phải phơi lại rồi bổ sung nước vôi 1- 2% hoặc vôi bột 0,3 – 0,5%.

3.2. Nấm chân chim

- Nấm chân chim còn có tên gọi khác là nấm sò dại, nấm lông chim hay nấm vảy quạt.

- Nấm chân chim có hình thái giống như nấm sò nhưng kích thước nhỏ, không có cuống, mũ dạng quạt hay vỏ hến, đường kính 1 - 3cm, phủ lớp lông mịn màu trắng ngà, mép mũ hơi cuộn vào trong.

- Thịt nấm màu trắng, mặt dưới là những phiến nấm, khi non có màu trắng, khi già chuyển sang màu hồng

thịt, rất dai. Hình 5.6. Nấm chân chim

- Nguyên nhân: do địa điểm trồng nấm có nguồn nấm dại mọc ở các gốc cây khô xung quanh. Bào tử nấm xâm nhiễm vào các lỗ cấy giống mộc nhĩ hoặc các vết xây xát trên vỏ gỗ, hai đầu khúc gỗ.

- Cách phòng trừ:

+ Chọn khu vực đục lỗ và cấy giống sạch sẽ, kín gió

+ Khi đục lỗ khúc gỗ nào thì phải cấy giống và đậy nắp ngay, không nên đục lỗ hàng loạt, phơi lỗ cấy giống quá lâu.

+ Nếu phát hiện có nấm dại mọc xung quanh khu vực nuôi trồng nấm phải nhặt bỏ, tưới nước vôi để hạn chế bào tử.

+ Cách ly các khúc gỗ bị nhiễm bệnh để chống lây lan.

* Đối với các bệnh nhiễm nấm dại cũng như các bệnh hại sinh lý của nấm rất khó dùng thuốc để phòng trừ. Do vậy, chúng ta chủ yếu dùng các biện pháp phòng trừ tổng hợp và tăng cường chăm sóc nuôi trồng đúng kỹ thuật.

- Chọn tạo giống khỏe, chống bệnh tốt: chọn giống nấm nuôi cao sản, chất lượng tốt là con đường cơ bản để ngăn chặn nấm tạp và bệnh nấm.

- Làm tốt vệ sinh môi trường:

+ Tiêu diệt nguồn nấm tạp là một trong nhưng biện pháp hữu hiệu phòng trừ nhiễm nấm tạp.

+ Phòng nuôi sợi, nơi chăm sóc và thu hái phải xây dựng ở nơi có ít nguồn nấm tạp, điều tiết nhiệt độ, độ ẩm dễ dàng, có thể thông khí, đảo gió

thường xuyên

+ Phải xử lý sạch sẽ những rác bẩn, cỏ dại tàn dư cây trồng xung quanh khu nuôi trồng nấm.

+ Phòng nuôi sợi nấm, nhà chăm sóc nấm phải được cọ rửa thường xuyên, rải vôi hoặc khử trùng bằng foocmalin 0,5% đóng kín cửa 2-3 ngày, khi hết mùi mới xếp túi nấm, vào luống cơ chất.

+ Các giàn giá phòng nuôi phải được vệ sinh, khử trùng định kỳ sau mỗi đợt trồng nấm.

+ Phòng cấy giống phải có nền, tường, trần sạch sẽ, dễ lau chùi, cọ rửa. + Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp và xử lý bệnh đúng lúc, đúng cách sẽ hạn chế được tác hại và nâng cao được tối đa năng suất nấm.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng nấm mộc nhĩ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)