PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ BÀI TRẮC NGHIỆM THÔNG QUA CHỈ SỐ THỐNG KÊ:

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm đánh giá mức độ nắm vững một số kiến thức thuộc chương Điện tích Từ trường của học sinh lớp 11 THPT (Nâng cao) (Trang 29)

CHỈ SỐ THỐNG KÊ:

I.6.1. Độ khó của bài trắc nghiệm: Độ khó = .

c x

100%

Với: x : Điểm trung bình thực tế c : Điểm tối đa (số câu của bài) 0  Độ khó  1

I.6.2. Độ lệch tiêu chuẩn:

Một trong các số đo lường quan trọng nhất là độ lệch tiêu chuẩn, là số đo lường độ phân tán của các điểm số trong một phân số. Trong phần nghiên cứu, chỉ cần tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn phân bố đơn và đẳng loại. Độ lệch chuẩn tính trên mỗi nhóm học sinh làm thực tế nên có thể thay đổi. Để tính nó ta có thể sử dụng công thức: S = 1 2   n d

Trong đó : n là số người làm bài. d = xix.

với xi: điểm thô của mẫu thứ i.

x: điểm trung bình cộng điểm thô của mẫu. Tính d: Lập điểm thô của từng bài, cộng lại chia cho tổng số người được điểm trung bình cộng của bài trắc nghiệm, lấy điểm thô của từng bài trừ cho điểm trung bình ta có từng độ lệch d, bình phương từng độ lệch ta có d2

Hoặc : S = ) 1 ( ) ( . 2 2     n n x x n Trong đó : x : điểm số của từng học sinh. n : số người làm.

I.6.3. Hệ số tin cậy:

Công thức căn bản để phỏng định hệ số tin cậy r =            2 2 1 1  i K K K : số câu.

i2: độ lệch chuẩn bình phương của mỗi câu trắc nghiệm.

 : biến lượng điểm của các cá nhân trong nhóm về toàn bài trắc nghiệm. Hoặc có thể dùng công thức khác của Kuder Richardson cũng suy ra công thức căn bản trên, với các bài trắc nghiệm có độ khó của câu trắc nghiệm khác nhau: r =            2 1 1  pq K K K : số câu.

p : tỉ lệ số trả lời đúng cho một câu hỏi. q : tỉ lệ số trả lời sai cho một câu hỏi. 2

 : biến lượng của bài.

Độ tin cậy của một bài trắc nghiệm có thể chấp nhận được là: 0,60 r1,0 I.6.4. Sai số tiêu chuẩn đo lường:

Sai số tiêu chuẩn đo lường là một phong cách biểu thị độ tin cậy của bài trắc nghiệm, theo ý nghĩa tuyệt đối, nghĩa là không theo ý nghĩa tương đối như hệ số tin cậy đã nêu.

Công thức : SEm = Sx 1rtc

Trong đó : SEm : Sai số tiêu chuẩn đo lường Sx : Độ lệch tiêu chuẩn của bài.

rtc : Hệ số tin cậy của bài. I.6.5. Đánh giá một bài trắc nghiệm:

Đánh giá một bài trắc nghiệm là xác định độ giá trị và độ tin cậy của nó. Một bài trắc nghiệm hay phải có độ tin cậy cao, độ khó vừa phải. Khi đánh giá giá trị ,sự phân tích nội dung thường quan trọng hơn là các số hiệu thống kê. Khi đánh giá độ tin cậy thì nên xem xét sai số tiêu chuẩn của phép đo. Việc phù hợp về độ tin cậy và độ giá trị trong việc đánh giá và tuyển chọn các bài phải phù hợp với mục tiêu dạy học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong chương I, chúng tôi đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá nói chung cũng như cơ sở lý luận và kĩ thuật xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Trong đó, những vấn đề chúng tôi đặc biệt quan tâm là: + Mục đích, chức năng của việc kiểm tra, đánh giá. Vì mục đích, chức năng của bài trắc nghiệm quyết định nội dung và hình thức của bài trắc nghiệm.

+ Lí luận về phân tích nội dung môn học phần sẽ kiểm tra để xây dựng các nội dung cơ bản cần kiểm tra và mức độ cần đạt theo mục tiêu dạy học.

+ Xác định rõ nội dung các kiến thức kĩ năng cần kiểm tra đánh giá, các tiêu chí cụ thể của mục tiêu dạy học với từng kiến thức kĩ năng đó, để làm căn cứ đối chiếu các thông tin cần thu. Việc xác định các mục tiêu, tiêu chí đánh giá cần dựa trên quan niệm rõ ràng và sâu sắc về các mục tiêu dạy học.

+ Cách phát biểu mục tiêu dạy học và phân loại mục tiêu dạy học. Vì để viết được một bài trắc nghiệm tốt cần định rõ được mục tiêu dạy học và viết các câu trắc nghiệm gắn chặt với các mục tiêu này.

+ Để thấy được ưu điểm và nhược điểm của các hình thức kiểm tra, đánh giá; ở chương này chúng tôi đã hệ thống lại các phương pháp kiểm tra, đánh giá. Trong đó đặc biệt chú trọng tới cơ sở lí luận và kĩ thuật xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cụ thể là:

- Ưu, nhược điểm của trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.

- Cách tiến hành soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. - Cách chấm bài, xử lí điểm, đánh giá kết quả bài trắc nghiệm đã soạn. - Các chỉ số thống kê để đánh giá độ tin cậy của bài trắc nghiệm.

Tất cả những điều trình bày ở trên, chúng tôi vận dụng để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến

thức chương “Điện tích-Điện trường” của học sinh lớp 11 THPT mà nội dung

nghiên cứu cụ thể sẽ được trình bày ở chương sau

CHƯƠNG II

SOẠN THẢO HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG “ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG”, LỚP 11 THPT (CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO).

II.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương “Điện tích-Điện trường” ở lớp 11 THPT chương trình nâng cao.

II.1.1 Đặc điểm nội dung của chương “Điện tích-Điện trường”.

Đây là một chương đầu tiên nằm trong phần điện của Vật lí lớp 11 THPT.

Những kiến thức về “Điện tích-Điện trường” đã được đề cập sơ bộ ở chương trình

Vật lí lớp 9 THCS. Ở lớp 11 các kiến thức về điện tích điện trường được mở rộng và hoàn thiện thêm. Cụ thể là định luật Culông, điện thế, hiệu điện thế, điện trường, đường cảm ứng từ …. Việc nắm vững kiến thức về các khái niệm, các định luật ở

chương “Điện tích-Điện trường” sẽ giúp học sinh chuẩn bị lĩnh hội các kiến thức

trong phần điện của vật lí lớp 11và vật lí lớp 12.

II.1.2. Sơ đồ cấu trúc lôgíc nội dung chương “Điện tích-Điện trường

Liên hệ E = U/d

Điện tích đứng yên Điện trường tĩnh Đặt một điện tích khác

trong điện trường

Sự nhiễm điện của các vật điện môi trong Vật dẫn và điện trường Tụ điện Tương tác giữa các điện tích. Định luật Culông Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích Điện thế, hiệu điện thế(đặc trưng vể mặt thực hiện công) Đường sức điện trường (trực quan) Năng lượng điện trường Véctơ cường độ điện trường (đặc trưng về mặt tác dụng lực tại mỗi điểm )

II.2. Nội dung về kiến thức, kĩ năng học sinh cần có sau khi học:

Các kiến thức phần “Điện tích – Điện trường” thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm những nội dung cơ bản về:

- Điện tích. Sự tương tác giữa các điện tích. Định luật Culông. Thuyết electron, định luật bảo toàn điện tích.

- Điện trường. Cường độ điện trường, điện thế, hiệu điện thế. Sự tương tác giữa các điện tích

1. Hai loại điện tích

- Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích cùng dấu đẩy nhau, các điện tích trái dấu hút nhau. Đơn vị của điện tích là Culông (C)

- Có các cách làm xuất hiện điện tích: + Nhiễm điện do cọ sát.

+ Nhiễm điện do tiếp xúc. + Nhiễm điện do hưởng ứng. 2. Định luật Cu-lông

a. Điện tích điểm: Là những vật mang điện tích có kích thước rất nhỏ so với

khoảng cách giữa chúng.

b. Định luật Culông:

Độ lớn lực tương tác giữa hai hai điện điện tích điểm, đứng yên tương đối với nhau, tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Lực tương tác có phương nằm trên đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, là lực đẩy nếu hai điện tích cùng loại, là lực hút nếu hai điện tích khác loại:

F = k 122

r q q

trong đó k là hệ số tỉ lệ phụ thuộc vào hệ đơn vị, trong hệ SI,

k = 9.109Nm2/C2

Lực tương tác của các điện tích trong môi trường điện: F = k 1 22

r q q

trường. Đối với chân không hay không khí ε = 1. 3. Định luật bảo toàn điện tích

Đối với một hệ cô lập, tổng đại số điện tích của hệ giữ luôn luôn không thay

đổi:   1 i i q const” 4. Thuyết electron a. Điện tích nguyên tố

- Điện tích được cấu tạo gián đoạn, được tạo nên từ các hạt điện tích bé nhất, gọi là điện tích nguyên tố, kí hiệu là e, có độ lớn e = 1,6.10-19C.

- Electron là hạt sơ cấp mang điện tích nguyên tố âm, có khối lượng là: me= 9,1.10-31kg và điện tích là: qe = -e = - 1,6.10-19C

b. Thuyết electron

Mỗi nguyên tử của mọi nguyên tố đều được cấu nên từ một hạt nhân mang điện dương và những electron chuyển động xung quanh hạt nhân. Bình thường nguyên tử trung hoà về điện và lúc đó điện tích dương của hạt nhân có độ lớn bằng giá trị tuyệt đối của tổng các điện tích âm của các electron trong nguyên tử.

Nguyên tử mất bớt electron, nó sẽ mang điện dương và trở thành ion dương. Nguyên tử nhận thêm electron, nó tích điện âm và trở thành ion âm. Quá trình nhiễm điện của các vật thể chính là quá trình các vật thể ấy nhận thêm hay mất đi một số electron hay ion.

c. Điện tích bị lượng tử hóa

Điện tích q của một hạt mang điện bất kì bao giờ cũng là một số nguyên lần điện tích nguyên tố: q = ne, n Є Z.

5. Điện trường

5.1. Khái niệm điện trường

Điện trường là một dạng vật chất tồn tại xung quanh điện tích. Thuộc tính cơ bản của điện trường là tác dụng một lực điện lên bất kì hạt tích điện nào đặt trong điện trường.

a. Định nghĩa: Véctơ cường độ điện trường tại một điểm là một đại lượng véctơ

có trị số bằng lực tác dụng của điện trường lên một đơn vị điện tích dương đặt tại điểm

đó: E

=

q F

b. Véc tơ cường độ điện trường là một đai lượng véc tơ.

Véc tơ cường độ điện trường E

có:

+ Điểm đặt: Tại điểm khảo sát.

+ Phương: Đường thẳng nối điểm đó với điện tích. + Chiều: Nếu q>0 thì FE  Nếu q<0 thì FE  + Độ lớn: q F E

Đơn vị cường độ điện trường (V/m): Vôn trên mét là cường độ điện trường mà hiệu điện thế dọc theo mỗi mét đường sức là 1 Vôn.

c. Véc tơ cường độ điện trường do một hệ điện tích điểm gây ra

Nguyên lý chồng chất điện trường: “Véctơ cường độ điện trường tạo ra bởi một hệ điện tích điểm bằng tổng các véctơ cường độ điện trường tạo ra bởi từng điện tích điểm

của hệ.”    n i i E E 1   với Ei

là véctơ cường độ điện trường do điện tích điểm qi của hệ tạo ra tại

điểm xét.

5. 3. Đường sức

- Định nghĩa: Đường sức điện trường là những đường vẽ trong điện trường, mà tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cũng trùng với hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.

- Tính chất:

+ Tại mỗi điểm trong điện trường có thể vẽ được một đường sức đi qua và chỉ một mà thôi.

+ Các đường sức điện là những đường cong không kín. Các đường sức xuất phát ở các điện tích dương và kết thúc tại các điện tích âm.

+ Quy ước: Nơi nào có cường độ điện trường lớn hơn thì đường sức điện ở đó vẽ được mau hơn (dày hơn); nơi nào cường độ điện trường nhỏ hơn thì các đường sức điện ở đó vẽ được thưa hơn; cường độ điện trường không đổi cả về hướng và độ lớn; với điện trường đều, các đường sức song song cách đều nhau.

+ Điện phổ cho phép ta hình dung dạng và dự phân bố các đường sức điện. 6. Điện thế. Hiệu điện thế:

a. Công của lực điện trường. Thế năng của điện tích. - Công của lực điện trường.

Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường : A = qES

- Hiệu điện thế.

Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có một điện tích di chuyển giữa hai điểm đó. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B trong điện trường kí hiệu UAB:

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm đánh giá mức độ nắm vững một số kiến thức thuộc chương Điện tích Từ trường của học sinh lớp 11 THPT (Nâng cao) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)