ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA MA VĂN KHÁNG

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật tự sự trong văn xuôi của Ma Văn Kháng đầu thế kỷ XXI (Trang 34)

CỦA MA VĂN KHÁNG

2.1 Sự biến đổi trong phạm vi đề tài, chủ đề tác phẩm:

Nhìn lại văn nghiệp Ma Văn Kháng, có thể thấy sáng tác của ông chia thành hai mảng khá rõ rệt: Giai đoạn đầu gắn với những sáng tác về miền đất và con người nơi biên ải, giai đoạn sau lại là sự trải nghiệm, tìm tòi, khám phá với mảng đề tài cuộc sống nơi thị thành, khi bản thân tác giả chuyển về sinh sống và làm việc ở miền xuôi. Hiện thực phức tạp, bề bộn của cuộc sống đô thị ấy đã dồn dập bước vào trang văn Ma Văn Kháng cùng những hơi thở mới mẻ, đem đến nhiều biến đổi rõ rệt trong đề tài, chủ đề sáng tác.

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, sự biến đổi trong phạm vi đề tài và chủ đề nói trên, không chỉ đơn giản là hệ quả của sự chuyển đổi địa bàn sinh sống của nhà văn. Xét ở bề sâu, nó là kết quả của một sự thay đổi căn bản trong tư duy nghệ thuật người cầm bút. Đặt văn xuôi Ma Văn Kháng trong bối cảnh chung của nền văn học thời kì này, càng thấy rõ hơn vị trí quan trọng của một trong những cây bút tiên phong đi đầu, nỗ lực đổi mới nền văn học Việt Nam.

Nếu như đề tài là phạm vi hiện thực mà nhà văn chọn lựa và miêu tả, thể hiện, tạo thành chất liệu của thế giới hình tượng trong tác phẩm thì chủ đề lại là vấn đề mà tác giả quan tâm đặt ra thông qua thế giới hình tượng đó. Cùng khai thác, đào xới một mảng đề tài, một phạm vi hiện thực đời sống, mỗi nhà văn lại gửi vào trang viết những băn khoăn, suy tư, trăn trở mang đậm màu sắc chủ quan. Chính những nét khác biệt ấy mới làm nên giá trị, chỗ đứng riêng của người nghệ sĩ. Nói như vậy để thấy rằng, nếu đơn giản

nhìn nhận sự khác biệt trong hai giai đoạn sáng tác của Ma Văn Kháng trên tiêu chí phạm vi hiện thực phản ánh (miền núi và thành thị), mà không thấy được sự khác biệt, bước phát triển trong tư duy nghệ thuật cùng hệ thống quan niệm về cuộc sống và con người, thì không thể có cái nhìn thỏa đáng và đánh giá chính xác về tài năng, tầm vóc của nhà văn.

Nhìn lại truyện ngắn Ma Văn Kháng từ năm 2000 trở lại đây, có thể thấy chủ đề bao trùm các sáng tác của nhà văn giai đoạn này chính là cuộc sống thế sự đời tư của con người đời thường. Nổi lên trên đó là những bi kịch thân phận kiếp người, hình tượng nhân vật người phụ nữ nhan sắc, phồn thực, đa đoan và hình tượng nhân vật người trí thức.

2.1.1. Chủ đề con người bình thường và số phận bi kịch của con người:

Nhạc sĩ Văn Cao viết Mùa xuân đầu tiên sau khi chiến tranh đã kết

thúc, với những ca từ cho đến hôm nay vẫn có sức lay động lòng người

“…Mùa bình thường, mùa vui nay đã về…”. Mùa xuân độc lập đầu tiên ấy

là mùa vui, có phải trước hết chính ở cái ý nghĩa giản dị của nó - một mùa xuân “bình thường”. Chiến tranh không có chỗ cho những thứ “bình thường” như vậy.

Trong một hoàn cảnh bất thường như thời chiến, con người buộc phải gồng mình lên để sống một cách phi thường. Văn học cách mạng là bản hùng ca về những con người phi thường, là khúc tráng ca về những anh hùng đại diện cho ý chí, sức mạnh của cả một công đồng và dân tộc. Con người, dù là người anh hùng cách mạng, hay con người quần chúng, cũng là những cá thể đại diện cho tập thể; được khắc họa với tính cách, phẩm chất, sức mạnh không của riêng họ mà là mẫu số chung cho muôn vàn những con người giống như họ. Cuộc đời của những con người ấy gắn liền sứ mệnh và vận mệnh cộng đồng. Họ là những con người gần như không có đời tư.

Những chi tiết đời tư, nếu được nhắc tới, cũng chỉ có tác dụng phụ giúp minh họa rõ thêm phẩm chất, tính cách điển hình mà kiểu loại nhân vật đó đại diện.

Văn học thời đổi mới, mà cụ thể ở đây là truyện ngắn Ma Văn Kháng, đã đi ngược lại quỹ đạo ấy, khi đưa con người đời tư, từ vị trí ngoại diên, đường hoàng trở thành nhân vật trung tâm của bức tranh văn học. Câu chuyện được kể trong truyện ngắn Ma Văn Kháng những năm sau này, là những câu chuyện bình thường của những con người đời thường. Sáng tác của ông đã chuyển từ cảm hứng sử thi sang thế sự đời tư.

Văn học thế sự không phải là sân khấu cho những người anh hùng. Hiện diện trong bức tranh văn học chính là cuộc sống hỗn tạp, bình dị với đủ mọi kiếp người nhỏ bé trong xã hội. Người ta bắt gặp trong truyện ngắn Ma Văn Kháng đủ loại người, thành phần, địa vị, hoàn cảnh, xuất thân. Đó có thể là giới trí thức, nghệ sĩ như ông giáo, bác sĩ, nhà báo, nhà văn, họa sĩ; là lớp dân nghèo thành thị xoay xở đủ mọi nghề kiếm sống: Đạp xích lô, phe vé, thợ cắt tóc, cửu vạn, bốc vác, bán hàng nước; là những người phụ nữ ở với đủ mọi hoàn cảnh, cảnh ngộ riêng, là hưu trí, là công an, thậm chí không thiếu cả những kẻ lưu manh, côn đồ, đĩ điếm…

Có thể nói, truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì này đã từng bước tiệm tiến và bắt kịp với nhịp sống đương đại. Thế giới nhân vật trong sáng tác của ông bỗng trở nên đông đúc, bề bộn và phức tạp như chính cuộc sống thường ngày, một cuộc sống nhạt “chất thơ”, mà đậm chất “văn xuôi”.

Đọc Thoạt kì thủy là nước, người ta bị ám ảnh bởi “cảm giác hoang

mang buồn nản” khi nhìn cảnh “Từ chỗ đặt cái vòi nước công cộng, thùng xếp hàng nối đuôi nhau, dài dặc vòng vèo như vô tận” Người ta huy động

“đủ hết các loại hình” thùng chậu, miễn là “vật thể có sức chứa”, từ “Thùng

đồng. Thậm chí cả những chiếc xô và những cái bô nhỏ” [44, tr32]. Một loạt

câu văn ngắn đứt đoạn. Thành phần câu giản lược chỉ còn lại duy nhất một danh từ định danh gọi tên sự vật, để đếm, để kể, để liệt kê. Chiếu ứng với vô vàn loại thùng chậu ấy, cũng là vô vàn mặt người, kiếp người đang mòn mỏi xếp hàng chờ nước, đàn ông đàn bà, người già trẻ con.

Con người được khắc họa trong những khoảnh khắc đời thường. Không cần thiết phải đưa họ lên trận tuyến, phải đặt họ trong những thử thách sinh tử ngặt nghèo, nhà văn để nhân vật của mình tự bộc lộ bản thân ngay giữa những sự kiện thường nhật, đơn giản nhất. Khi kiên quyết, lúc

khéo léo, “người phụ nữ áo trắng” đứng ra dàn xếp ổn thỏa những cãi vã,

tranh chấp nhỏ nhặt giữa những người đang sốt ruột, bực bội đứng xếp hàng.

Chị không ngần ngại giúp đỡ “ người đàn ông kính cận è cổ, choãng chân

gồng vai đẩy hai thùng nước” [44, tr34]. Chị nhiệt thành chia sẻ với người

khác thùng nước quý giá của mình. Vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ ấy đã làm rung động tâm hồn ông giáo Moan.

Theo một cách nào đó, sân chờ nước khu chung cư đông đúc ấy được miêu tả như một góc nhỏ cuộc sống, bề bộn nhưng sống động, phập phồng chất nhựa hiện thực. Trong cái góc nhỏ đó, người ta sống bên cạnh nhau, trò chuyện, cãi vã, tranh chấp nhau, cảm thông, chia sẻ và yêu thương nhau.

Nếu như Thoạt kì thủy là nước mở ra không thời gian của buổi sáng tinh mơ nơi chung cư đông đúc, thì Chuyến xe buýt cuối ngày lại lựa chọn khoảnh khắc ngắn ngủi cuối cùng sau một ngày mệt nhọc. Vẫn là khoảng không gian công cộng, nhưng khác với tác giả sử thi đứng từ trên cao nhìn ngắm, mô tả đám đông như một tập thể quần chúng, cây bút thế sự Ma Văn Kháng lặng lẽ lựa chọn một góc nhìn từ một ánh mắt, một nỗi lòng rất đỗi cá nhân. Giữa đông đúc bao kẻ xuống người lên ở chuyến xe cuối ngày mệt

mỏi ấy, rưng rưng một mối rung động, một tấm chân tình của anh bác sĩ nghèo tên Đoan.

Người phụ nữ với tờ bạc 500 000 và Đoan - những con người nhỏ bé lặng lẽ giữa đời thường. Chỉ lặng lẽ chạm mặt nhau trên chuyến xe buýt cuối ngày, ở họ không có những kì tích lớn lao, không có những tính cách phi thường, không có hành động nổi bật gây chú ý. Những người tưởng chừng chỉ xứng đáng làm nhân vật phụ mờ nhạt trên sân khấu cuộc đời ấy, vẫn tìm được một chỗ đứng đầy trân trọng trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. Văn của ông là câu chuyện về những con người đời thường như họ. Nhà văn trân

trọng kể về họ, về cả tấm rung động chân tình khi “cả hai đều rưng rưng

cảm động khi nhìn thấy nhau” [44, tr165]

Và sau này, dẫu đã biết sự thật cay đắng nguồn gốc tờ bạc 500 000

của chị, dù nghe người ta kháo nhau rằng chị “từ hoa hậu xuống thành

cave”, thì sự biến mất của người phụ nữ trên chuyến xe cuối ngày ấy vẫn

làm Đoan giật mình “mở choàng mắt trong thoảng thốt bàng hoàng” [44,

tr169], khi chuyến xe lặng lẽ lướt qua bến xe quen. Chị biến mất, nhưng

“cái bóng nhỏ mỏng mảnh đơn độc xuống xe và chìm vào màn đêm” [44,

tr165] thì sẽ còn ám ảnh khắc sâu trong trí nhớ của Đoan, và những ai đã từng đọc trang văn ấy. Bởi chị có thể chỉ là số phận nhỏ bé bị lãng quên giữa đời thường, nhưng sẽ sống trong nỗi nhớ của một người đàn ông yêu thương chị, và một nhà văn trân trọng chị.

Viết về người đàn bà tên Bỉnh (Trốn nợ), người phụ nữ đầy dục vọng, quyết liệt, bằng mọi giá làm giàu đến mức liều lĩnh đánh bạc, rồi thua

bạc phải trốn nợ, “một cái bóng ma chập chờn, là bản nháp sơ sài, là mới hồ

sơ tạp nham giữa cuộc đời này thôi, nào ai biết”. Cuộc đời này có biết bao

nhiêu người như Bỉnh “ lẫn vào cả ngàn người tứ xứ quần cư ở ngõ phố này.

sắc, diện mạo cá thể, cùng chìm nghỉm vào bối cảnh cõi đời tù mù này, ai mà biết được, nếu kẻ đó không gây chuyện động trời” [44, tr 69]. Chính

“đám chúng sinh nhan nhản” ấy, những giáo Moan, Bỉnh, Thiệu, bác sĩ

Đoan, người phụ nữ áo trắng, người thiếu phụ xinh đẹp với tờ bạc 500.000… sẽ trở thành nhân vật chính trong thế giới nhân vật, thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng- nhà văn của những câu chuyện và cuộc sống đời thường.

* Ma Văn Kháng – Nhà văn của những con người đời thường: Viết về cuộc sống đời thường, Ma Văn Kháng cũng đồng thời là nhà văn của những con người đời thường. Nhận định này có liên quan chặt chẽ đến quan niệm nghệ thuật về con người mà tác giả, thông qua những hình tượng nghệ thuật chân thực mà sống động, đã trình bày trong tác phẩm của mình.

Con người đời thường, trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, trước hết là một con người đa diện, đa chiều. Đó là một hình mẫu hoàn toàn xa lạ với khuôn thước của văn học thời chiến, văn học cách mạng. Hoàn cảnh chiến tranh đòi hỏi văn học nghệ thuật phải nhanh chóng chuyển mình, thích ứng với chức năng mới – một thứ vũ khí cổ vũ chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù. Con người được xây dựng trong văn học thời đó phải là những người phân biệt rạch ròi thù – bạn, yêu – ghét, địch – ta. Tốt – Xấu trở thành hai thái cực

không thể dung hòa. Chính vì vậy, kiểu nhân vật lẫn lộn “ người xấu – kẻ

tốt”, “rồng phượng- rắn rết”, “thiên thần – ác quý” rất hiếm, thậm chí hoàn

toàn vắng bóng trong văn học. Bước vào thời kì đổi mới, khi cả một thế hệ

nhà văn thừa nhận sự cần thiết phải Đọc lời ai điều cho một giai đoạn văn

học minh họa, quan niệm về con người đời tư, con người đa chiều đã dẫn

đến sự xuất hiện của một thế giới nhân vật phong phú, đầy đặn và cực kì sống động.

Ma Văn Kháng, cũng như những nhà văn thế hệ sau này, miêu tả con người không như một thực thể đơn nhất, bất biến, hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu. Mỗi cá nhân đều là phức hợp muôn vàn đặc điểm, trong số đó có không ít thói tật rất “con người”: Lòng tham, dục vọng, sự đố kỵ, ghen ghét, lòng ích kỉ, thậm chí cả sự bội bạc, phản trắc, xấu xa.

Liệu nên coi bà Mùi tổ trưởng trong Trốn nợ là người tốt hay kẻ xấu? Bà ưa ngồi lê đôi mách, hay đưa chuyện, thích nhòm ngó, chọc ngoáy vào

chuyện gia đình người khác, đến mức khiến Bỉnh muốn “gang mồm” bà ra.

Nhưng cũng không thể phủ nhận bà thực tâm lo lắng cho gia đình Thiệu và

Bỉnh, bà chẳng ngần ngại giúp đỡ khi họ rơi vào đường cùng, “hăm nhăm

tết, Thiệu đã phải sang nhà bà Mùi ngửa tay vay mười ngàn bạc để mua gạo cho hai bố con nấu ăn”. [44, tr78]

Nhìn cảnh Thoa ( Khách trọ) “mặt đỏ căng, tay lăm lăm chiếc gậy gỗ

lim dài hơn một thước, to tròn bằng ngón tay cái, môi bậm đến nhợt máu, mắt quăng quắc như mắt thú” [44, tr108], trong cơn cuồng nộ với đứa con

trai hư hỏng, thật khó tin rằng cũng chính người đàn bà ấy, đã khiến Quang

sững sờ bởi vẻ đẹp “thuần khiết, cao quý” khi ngồi đan len trong “căn buồng

trưa mùa đông hanh hao, ửng ửng long lanh như rắc kim nhũ vàng”:

“Gương mặt nhìn nhìn nghiêng cắt một lát van vát tinh tế, thanh thản trong

cái áo len vàng màu hoa cúc, với đôi bàn tay xinh xắn đang nhịp nhàng đưa đẩy hai mũi kim đan”[44, tr106]. Sự đa diện, phức chiều ấy đã làm nên một

nhân vật đầy góc cạnh. Đối lập gay gắt giữa cơn cuồng nộ điên dại với vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu đầy nữ tính của Thoa, để càng chua xót và thấu hiểu

cho nỗi đau của người đàn bà “úp mặt vào tường ri rỉ khóc ở chân cầu

thang”. Chị khóc vì nhớ lại câu chị đã thỏ thẻ hỏi Quang hôm nào “ Những khi cáu giận, em xấu xí lắm, phải không anh?” [44, tr110]

Ranh giới giữa hai phần tốt xấu trong nhân vật, nhiều lúc khiến người ta khó có thể phân định nổi nhân vật đáng giận hay đáng thương. Không đáng thương sao được một người đàn bà sinh ra trót không nhan sắc! Thị

Nhi “Mắt trắng dã. Mũi hếch. Mồm vẩu. Mày dựng đứng. Mặt đầy tàn

nhang. Lưỡng quyền cao. Giọng á thanh khàn rè. Đã thế lại chân thấp chân cao” [44, tr112]. Năm mười chín tuổi đã bị chồng bỏ. Thị Nhi đi giúp việc,

rồi làm lẽ ông Pào- lão già đã 65 tuổi, hai đời vợ, một bị lão bóp cổ chết vì ngoại tình, một bị ông trói đánh đến què quặt vì cũng hay ghen. Đời Thị Nhi nào có sáng sủa hơn khi làm vợ người đàn ông hung hãn ấy. Ứa nước mắt

nghe thị kể lại cuộc đời mình “ Uống rượu sâm và thuốc kích thích vào là

ông hành con suốt đêm. Ông có tật vừa ngủ với con vừa cào cấu, cắn xé, đánh đập con. Có bận ông ngoạm răng nhay nghiến bật cả máu ở vú con”.

[44, tr117].

]Duy nhất tình yêu với Giẳng đã cứu vớt đời thị, đem đến cho Thị Nhi tháng ngày hạnh phúc, êm đẹp ngắn ngủi. Nhưng thương thị bao nhiêu, pháp luật cũng không thể dung thứ người đàn bà dám đầu độc giết chồng. Dẫu xét cho cùng, thị vừa là tội nhân, lại cũng vừa là nạn nhân.

Miêu tả con người đời thường như những nhân vật đa tính cách đầy phức tạp, Ma Văn Kháng cũng không ngần ngại chỉ ra những thói tật xấu xí

của con người. Lòng tham khiến vợ chồng anh trai và lũ cháu “mất dạy” (Khách trọ) vào hùa với nhau “không còn thiếu một hành vi bỉ ổi nào, kể từ

cạnh khóe, chửi bới, gây khó và vu khống, đe dọa” [44, tr100,101] hòng đuổi

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật tự sự trong văn xuôi của Ma Văn Kháng đầu thế kỷ XXI (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)