Thuận lợi

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 57)

Công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Tam Dương đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào sự phát triển chung của toàn huyện, đạt được những kết quả như vậy là do:

- Trong quá trình triển khai công tác cấp GCNQSD đất luôn được sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ về kinh phí, chuyên môn nghiệp vụ của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, sở TN&MT, UBND huyện Tam Dương, phòng TN&MT. UBND các xã, thị trấn đã tích cực, chủ động triển khai;

- Do đã thành lập được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nên công tác quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện thường xuyên, chuyên môn hóa hơn. Các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm được triển khai thực hiện đúng kế hoạch, đảm bảo tiến độ và hoàn thành tốt theo yêu cầu, chỉ đạo của UBND huyện;

- Công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ được các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện. Việc quy trách nhiệm cho từng cơ quan, đơn vị, chính quyền cơ sở và mỗi cá nhân trong công tác lập hồ sơ cấp GCNQSD đất nên đã cơ bản giải quyết được những sai sót do khách quan và chủ quan trong quá trình thực hiện công tác cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân;

- Nhận thức của nhân dân trên địa bàn thị trấn, các xã dần được nâng cao; Người dân đã có ý thức cao hơn trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước trong việc sử dụng đất đai;

- Việc thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông dần được cải cách và hiện đại hóa; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện các quyền của chủ sử dụng đất theo quy định pháp luật;

- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm cho người dân phấn khởi, yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, ổn định đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Dương nói riêng và của cả nước nói chung.

4.4.2. Khó khăn

Bên cạnh những mặt thuận lợi trên, huyện Tam Dương còn gặp phải một số khó khăn trong công tác cấp GCNQSD đất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến công tác kê khai, đăng ký ban đầu của huyện đạt kết quả không cao như:

- Trên địa bàn huyện hiện nay mới có bản đồ 299, sổ địa chính còn lại các sổ sách khác chưa có gây khó khăn trong công tác cấp GCNQSD đất

- Do trước đây người dân mua bán chuyển nhượng không qua chính quyền nên không đầy đủ giấy tờ hợp lệ để cấp GCNQSD đất;

- Ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, nguồn gốc đất không rõ ràng;

- Chỉ giới đất đai giữa 1 số hộ gia đình và các thửa đất giáp ranh chưa được xác định rõ ràng;

- Một số hộ gia đình chưa đăng ký kê khai cấp GCNQSD đất ;

- Nguồn kinh phí thực hiện kê khai đăng ký, thiết lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSD đất còn hạn hẹp;

- Lượng công việc của phòng Tài nguyên Môi trường nhiều; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công việc còn thiếu;

Ngoài ra, một số hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp GCNQSD đất là do các nguyên nhân như: Tranh chấp, lấn chiếm đất, chưa hoàn thiện hồ sơ, sử dụng đất sai mục đích, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, không phù hợp với quy hoạch. Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân khiến các hộ còn lại chưa được cấp giấy chủ yếu là chưa hoàn thiện hồ sơ.

4.4.3. Giải pháp

Để công tác cấp GCNQSD đất được đẩy mạnh và hoàn thiện trong tương lai, tôi đưa ra một số những giải pháp như sau:

- Cần sớm hoàn thiện công tác đo đạc bản đồ địa chính các xã còn lại để có thể quản lý đất đai dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho công tác cấp GCNQSD đất thuận lợi;

- Đối với các hộ xảy ra tình trạng tranh chấp thì phối hợp với các ban ngành giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp;

- Về đất công: căn cứ các quy định của Luật Đất đai và các văn bản dưới luật xác định cụ thể nguồn gốc làm căn cứ;

- Cần tuyên truyền phổ biến sâu rộng các kiến thức có liên quan đến đất đai như: Luật đất đai, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật (các Nghị định, Thông tư...) cho người dân nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của người dân và thực hiện tốt việc sử dụng đất đai có hiệu quả;

PHẦN 5

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất là một trong những nội dung quan trọng trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, nhất là trong tình hình hiện nay. Tình hình đất đai biến động phức tạp, đòi hỏi các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức phải có đầy đủ giấy tờ đảm bảo quyền sử dụng đất của mình.

Dưới sự chỉ đạo của Phòng Tài nguyên và Môi trường toàn huyện đã thực hiện ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất cho 13 xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện. Huyện Tam Dương đã đẩy mạnh công tác cấp GCNQSD đất tuy vậy kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn và gặp nhiều khó khăn:

- Đối với đất sản xuất nông nghiệp: đã cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích được cấp là 85,89 ha;

- Đối với đất lâm nghiệp: đã cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân với diện tích được cấp là 32,5ha;

- Đối với đất ở: đã cấp GCNQSD đất cho 374 hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích được cấp là 59,14 ha;

- Đối với đất chuyên dùng: đã cấp GCNQSD đất cho tổ chức với tổng diện tích được cấp là 20,57ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.2. KIẾN NGHỊ

Sau quá trình tìm hiểu công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất ở huyện Tam Dương, để góp phần cho công tác này đạt hiệu quả cao hơn trong những năm tới tôi đề nghị như sau:

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành, các cấp, tập trung chỉ đạo đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo yêu cầu, đúng quy định;

- Hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ cần được hoàn thiện để thuận tiện cho công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách, pháp luật trong toàn dân nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của người dân về sự cần thiết của công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSD đất giúp họ biết được quyền lợi, nghĩa vụ của công tác này;

- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra để tránh các trường hợp vi phạm mới, đồng thời giải quyết dứt điểm các trường hợp tranh chấp, lấn chiếm đất, sử dụng sai mục đích;

- Giải quyết những thắc mắc của người dân về đất đai đảm bảo cho mọi chủ sử dụng đất đều được ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất huyện Tam Dương giai đoạn 2000 - 2010, định hướng đến năm 2020.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Năm 2004.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Thông tư số 29/2004/TT-BTN&MT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính - Năm 2004

4. Luật đất đai năm 2003 - Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Năm 2003.

5. Nghị định 181/ NĐ- CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành luật đất đai 2003.

6. Nguyễn Khắc Thái Sơn - 2011 - Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Dương - Báo cáo kết quả cấp GCNQSD đất năm 2011 - Năm 2012 - 2013.

8. Phòng Thống kê huyện Tam Dương - Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Tam Dương - Năm 2013.

9. Thông tư 1990/ TT-TCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2011, hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 10. Trang web: http://www.tnmtvinhphuc.gov.vn

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013. (Trang 57)