Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành xã hội học, thực trạng và giải pháp (Nghiên cứu trường hợp Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trang 91)

Đối với khoa, nhà trƣờng

Về chương trình học:

Hiện nay, sinh viên được đào tạo khá nhiều môn chuyên ngành. Chương trình đào tạo theo chiều rộng như vậy giúp cho sinh viên có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực, mang lại cho họ nhiều cơ hội lựa chọn hướng đi cho mình sau khi ra trường. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, về điều kiện học tập nên hiểu biết của sinh viên về các lĩnh vực cụ thể chưa thực sự sâu sắc. Điều này khiến cho họ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm. Vì vậy, để nâng cao năng lực của sinh viên, khoa Xã hội học nên tập trung đào tạo chuyên sâu hơn nữa, dồn trọng tâm vào một số môn học chính hay ghép những chuyên ngành gần giống nhau thành một chuyên ngành lớn.

Hoàn thiện hệ thống giáo dục chuẩn, tổ chức dịch các tài liệu nước ngoài về xã hội học cho sinh viên tham khảo.

Tăng cường hơn nữa việc học ngoại ngữ và tin học, hai yếu tố hết sức cần thiết khi đi xin việc.

Kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, một trong những hạn chế của công tác đào tạo thuộc mô hình giáo dục cũ ở nước ta là học ít với thực hành, lý thuyết ít gắn với thực tiễn. Xã hội học là một khoa học mà nghiên cứu và ứng dụng là những mảng rất quan trọng, vì vậy để tăng cường thêm chất lượng học của sinh viên xã hội học cần chú ý thêm một số điểm:

Thứ nhất: quán triệt hơn nữa nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành, lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn” để vận dụng tri thức xã hội học vào thực tế.

91

Thứ hai: theo sát nội dung đào tạo, dành thời gian thỏa đáng cho thực hành, bổ sung nhiều hơn nữa các bài tập thực hành để sinh viên làm quen với các tình huống thực tế.

Nhằm nâng cao chất lượng, tạo hứng thú học tập cho sinh viên, những năm cuối khoa nên sắp xếp một số môn để sinh viên chọn học. Chẳng hạn, trong học kỳ có 5 môn thì 3 môn bắt buộc, 2 môn còn lại sinh viên có thể tự chọn sao cho đủ số trình học… Điều này có thể khuyến khích khả năng tư duy và sáng tạo của sinh viên cũng như giảng viên.

Về phương pháp dạy và học:

Chất lượng học của sinh viên ngành xã hội học không chỉ phụ thuộc vào chương trình và nội dung đào tạo mà còn phụ thuộc vào phương pháp đào tạo. Trong những năm gần đây, khoa đã có những thay đổi đáng kể trong phương pháp dạy và học giữa giảng viên với sinh viên. Tuy nhiên vấn đề cải cách này chưa được thực hiện một cách triệt để, vì vậy khoa cần có biện pháp để khuyển khích, phát huy tính chủ động và sáng tạo của cả thầy và trò trong quá trình dạy và học.

Đối với sinh viên, bên cạnh việc chủ động tiếp thu bài giảng, sinh viên cần nắm vững lý thuyết được học, biết vận dụng những lợi điểm của ngành học trong bất cứ lĩnh vực nghề nghiệp nào. Mặt khác, ngày nay, với xu thế mở cửa hội nhập quốc tế của nước nhà thì tin học, ngoại ngữ là hai kỹ năng mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng đòi hỏi, do đó sinh viên nên chú trọng tới việc trau dồi thật tốt hai kỹ năng này ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường.

Thay đổi chỉ tiêu đầu vào:

Mặc dù xã hội học là một ngành xã hội nhưng thực tế xã hội học đòi hỏi người làm phải có một đầu óc tư duy logic, nhạy bén, biết nắm bắt, tổng hợp, phân tích mọi sự kiện, hiện tượng xã hội trên cơ sở khoa học, chính xác và hợp lý. Chương trình đào tạo của ngành xã hội học đòi hỏi sinh viên phải có cả kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Từ thực tế này, chúng tôi xin đưa ra khuyến

92

nghị tăng chỉ tiêu tuyển sinh khối A và khối D tiến tới giảm dần tỷ lệ thí sinh khối C trúng tuyển.

Để đánh giá đúng chất lượng của sinh viên cũng như thúc đẩy tính tự giác của sinh viên, nên thay đổi hình thức thi trên giấy để đánh giá kết quả học tập của sinh viên bằng hình thức thi vấn đáp nhiều hơn, cách làm này sẽ cho thấy kết quả thực chất của sinh viên.

Cuối cùng, để tạo cơ hội cho những sinh viên thực sự yêu thích xã hội học, mong muốn ra trường được cống hiến cho ngành thì cũng rất mong các thầy cô giáo có thể giúp đỡ bằng cách cung cấp thông tin hoặc giới thiệu, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia nhiều hơn vào các dự án để họ có điều kiện tiếp xúc và thực hành kiến thức trong nghề.

Vai trò của sinh viên

Như đã nói ở trên, sinh viên ngoài việc phải nắm vững và vận dụng tốt kiến thức chuyên ngành đã được đào tạo trong trường đại học thì còn phải bổ sung thêm khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học, bởi đây sẽ là những công cụ vô cùng hữu ích quyết định không nhỏ tới việc sẽ tìm được công việc thế nào sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, việc trau dồi và học thêm về những kỹ năng mềm để có thể đáp ứng yêu cầu của công việc cũng là một phần rất quan trọng đánh giá năng lực của sinh viên trước nhà tuyển dụng.

Những kinh nghiệm của sinh viên đã tốt nghiệp về các kỹ năng, phẩm chất cần thiết khi muốn tìm kiếm một công việc tốt, ổn định cũng đã được chia sẻ. Đối với sinh viên chúng ta thường rất ít lập các kế hoạch học tập và rèn luyện cho mình, thông qua những chia sẻ này của các anh chị cựu sinh viên, mỗi sinh viên nên có kế hoạch học tập và rèn luyện thật hợp lý các kỹ năng (giao tiếp/ thuyết trình, làm việc nhóm, thích nghi với môi trường làm việc… ) và phẩm chất. Chính việc làm tuy nhỏ này nhưng sẽ mang lại hữu ích không nhỏ cho thành công trong nghề nghiệp sau này.

93

Về phía các đơn vị tuyển dụng

Có chế độ đãi ngộ hợp lý hơn để có thể đạt đến sự hài lòng cho cả hai phía. Chính điều này mới có thể tạo ra động lực và kích thích óc sáng tạo, hăng say làm việc từ phía người lao động. Điều này nhìn bên ngoài có vẻ chỉ đem lại lợi ích cho người lao động nhưng thật ra nó lại vô hình đem lại nhiều lợi ích cho chính các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các đơn vị tuyển dụng có thể “đặt hàng” nguồn lao động cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mình với nhà trường. Đây chính là việc kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và nhà tuyển dụng, tất cả đều tham gia vào quá trình xây dựng chương trình học, tạo điều kiện thực tập, thực hành để sinh viên có nhiều cơ hội hơn khi tìm việc. Và để đầu ra đáp ứng được các yêu cầu công việc, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần kết hợp với nhà trường trong công tác đào tạo, đảm bảo cho sự tương thích giữa đào tạo và nhu cầu thực tế, tạo điều kiện cho các sinh viên có thể vừa học, vừa làm tại các đơn vị để làm quen với những vấn đề mà sinh viên không thể học nếu chỉ được đào tạo tại trường. Sự phối hợp này sẽ tạo cho nhà tuyển dụng luôn có đội ngũ nhân viên giỏi sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào, không phải mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm.

94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Minh Chương (2001), Một số ý kiến đổi mới sự nghiệp đào tạo để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, Tạp chí Giáo dục và Thời đại, số 25/2001, tr.35.

2. Phạm Huy Cường (2009), Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội, Luận văn Thạc sĩ Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.

3. Nguyễn Hữu Dũng (16 – 30/9/2004), Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, Tạp chí Lao động – Xã hội, số 247, tr. 7. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Nguyễn Hữu Dũng (2005), Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (2004), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Đề tài KX 05 – 10, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Vân Hạnh (2008), Hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án Tiến sĩ Xã hội học , Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Vân Hạnh (2006), Đào tạo nghề ở Việt Nam trong bối cảnh lao động mới, Tạp chí xã hội học, số 2/2006, tr 69.70.

8. Trần Thu Hiền (2008), Định hướng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.

95

9. Nhóm tác giả: Lê Thanh Hồng, Ngô Song Thuỳ Liên, Đỗ Minh Thuý,

Nguyễn Thu Thuỷ (2004), Thực trạng việc làm của sinh viên khoa xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội,

Báo cáo khoa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.

10.Nguyễn Hùng (2008), Sổ tay tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11.Vũ Thị Mai (2007), Tạo việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12.Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, NXB Tư pháp, Hà Nội.

13.Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo – kinh nghiệm Đông Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

14. Nguyễn Minh Ngọc (2008), Nhận thức nghề và lựa chọn nghề của học sinh THPT Dân tộc nội trú tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội. 15. Nguyễn Thanh Ngọc (2012), Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng

cơ bản đối với sinh viên tốt nghiệp Đại học, Luận văn Thạc sĩ xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

16.Hoàng Thị Phương (2008), Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Định hướng và những con đường tiếp cận (Qua nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Phương Đông)”, Luận văn Thạc sĩ Xã hội học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.

17.Vũ Hào Quang (2001), Định hướng giá trị của sinh viên – con em cán bộ khoa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

96

18.Trương An Quốc (2005), Hội nhập việc làm nghề nghiệp của người tốt nghiệp đại học ở một số trường đại học ở Hà Nội, Đề tài QX.2001.04, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội. 19. Phạm Tất Thắng (1007), Định hướng chọn nghề và nơi làm việc sau tốt

nghiệp của sinh viên hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.

20. Phạm Tất Thắng (2007), Xu hướng lựa chọn công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp, Tạp chí xã hội học, số 2 (98), tr 63 – 68).

21. Nguyễn Thị Thơm (2006), Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Hoàng Bá Thịnh (2009), Vốn xã hội, mạng lưới xã hội và những phí tổn,

Tạp chí xã hội học, số 1 (105).

23. Nguyễn Thị Thơm (2006), Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Như Trang (2006), Định hướng nghề nghiệp của sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đề tài T.06.22, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.

25. Đinh Thị Mai Trâm (2012), Hội nhập việc làm, nghề nghiệp của thanh niên khảo sát trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình (Giai đoạn 2005 – 2011), Luận văn Thạc sĩ Xã hội học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.

26.Tổng cục Dạy nghề (2004), Định hướng nghề nghiệp và việc làm, NXB Lao động xã hội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.

97

PHỤ LỤC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐHQGHN PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN CỰU SINH VIÊN

Kính thưa Anh/ Chị!

Khảo sát thông tin cựu sinh viên nhằm mục tiêu tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển

dụng về những kĩ năng cơ bản đối với sinh viên tốt nghiệp của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Nhóm nghiên cứu kính mời anh/ chị tham gia cuộc nghiên cứu này bằng cách trả lời các câu hỏi theo bảng hỏi dưới đây. Những ý kiến đóng góp của anh/ chị rất quan trọng với cuộc nghiên cứu.

Chúng tôi xin cam đoan những thông tin mà anh/ chị cung cấp sẽ chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các anh/ chị với vai trò là

sinh viên đã tốt nghiệp thông qua việc trao đổi các nội dung dưới đây. Anh/ chị hãy đánh

dấu “X” vào bên phải phương án lựa chọn! Xin chân thành cảm ơn!

I. Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

[1]. Kể từ khi tốt nghiệp, Anh/Chị đã tìm được việc làm mang lại thu nhập chưa?

1- Đã tìm được (có thể đang làm việc hoặc có thể đã từng làm việc nhưng hiện tại đang nghỉ)

2- Chưa tìm được (chưa bao giờ đi làm từ khi tốt nghiệp)

(Nếu Đã tìm đƣợc xin trả lời tiếp các câu hỏi từ 3 đến hết bảng hỏi,

nếu Chƣa tìm đƣợc xin trả lời tiếp các câu hỏi 2, 11, 1216 đến hết bảng hỏi)

[2].Lý do Anh/Chị hiện chưa có việc làm là (chọn 1 trong 4 phương án dưới đây):

1- Chưa có nhu cầu tìm việc làm 2- Đã tìm việc nhưng chưa thành công 3- Đang theo các khoá học khác

98

[3].Sau khi tốt nghiệp bao lâu, Anh/Chị có việc làm đầu tiên?

1- Có việc làm ngay 2- Dưới 6 tháng 3- Từ 6-12 tháng 4- Trên 12 tháng

[4].Anh/ chị đánh giá mức độ phù hợp giữa công việc của mình với chuyên môn được đào tạo ở trường đại học như thế nào?

1- Rất phù hợp 3- Ít phù hợp

2- Phù hợp 4- Hoàn toàn không phù hợp

[5] Nếu công việc hiện tại không phù hợp với ngành được đào tạo, tại sao anh/chị vẫn làm? (Có thể chọn nhiều đáp án)

1-Không tìm được việc làm đúng chuyên môn 2-Thích công việc hiện tại

3-Mức lương hấp dẫn

4-Làm tạm thời trong lúc chờ tìm được công việc khác phù hợp hơn 5-Lo ngại không tìm được công việc khác tốt hơn

[6]. Cơ quan Anh/Chị thuộc loại hình tổ chức nào?

1. Nhà nước 4. Liên doanh 7. Tổ chức phi chính phủ

2. Cổ phần 5. Trách nhiệm hữu hạn 8. Loại hình khác (ghi rõ): ……...

3. Tư nhân 6. 100% vốn nước ngoài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[7]. Mức thu nhập bình quân hàng tháng của Anh/Chị từ công việc hiện tại

(hoặc công việc từng làm gần đây nhất)

1- Dưới 3 triệu đồng 3- Từ 6 triệu đến dưới 9 triệu đồng 2- Từ 3 đến dưới 6 triệu đồng 4- Trên 9 triệu đồng

[8]. Anh/Chị đã từng thay đổi việc làm từ sau khi tốt nghiệp chưa?

1- Đã từng thay đổi 2- Chưa từng thay đổi

[9] Mức độ hài lòng của anh chị đối với công việc hiện tại (lựa chọn các mức đánh giá từ 1 đến 4 phù hợp với quan điểm của Anh/ Chị tương ứng với các nguyên

Một phần của tài liệu Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành xã hội học, thực trạng và giải pháp (Nghiên cứu trường hợp Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trang 91)