3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1.Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin thứ cấp.
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, số liệu quan trắc môi trường có liên quan.
- Báo cáo ĐTM dự án xây dựng công trình đập môi trường số 5, xí nghiệp sắt Nà Lũng.
- Kết quả xử lý ô nhiễm triệt để theo quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng.
- Báo cáo kiểm soát môi trường năm 2012
- Tài liệu về báo cáo hiện trạng môi trường Cao Bằng và kết quả quan trắc môi trường hàng năm.
- Thu thập các số liệu trên báo chí và internet...
3.3.2.Phương pháp lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu.
- Khảo sát và lấy mẫu thực địa tại 3 vị trí. + Vị trí 1: Cách nguồn xả 300m
+ Vị trí 2: Cách nguồn xả 600m + Vị trí 3: Cách nguồn xả 900m
* Phương pháp lấy mẫu nước thải:theo TCVN 5999-1995 - Dụng cụ lấy mẫu: Chai nhựa có nút đậy, thể tích596ml - Đảm bảo yêu cầu QA/QC trong quan trắc môi trường. - Loại mẫu lấy: nước thải sản xuất
- Cơ sở phân tích: Viện Khoc Học Sự Sống– trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.3.3.Phương pháp tổng hợp so sánh.
Qua các sô liệu báo cáo, thông tin thu thập được các kết quả phân tích
đánh giá tổng hợp, so sánh với tiêu chuẩn quy chuẩn của Việt Nam để đánh giá kết luận sơ bộ về nguồn thải.
- Tiêu chuẩn đánh giá: QCVN 40/2011/BTNMT-Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
3.3.4.Phương pháp phỏng vấn về hiện trạng nước thải
- Đối tượng phỏng vấn: Người dân sống xung quanh xí nghiệp. - Phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi có sẵn
- sô lượng: 30 người
3.3.5.Tổng hợp viết báo cáo
- Tổng hợp có chọn lọc thông qua các số liệu thu thập được.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội phân xưởng sắt Nà Lũng – phường Duyệt Trung – Tp Cao Bằng
4.1.1.Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Mỏ sắt Nà Lũng thuộc phường Duyệt Trung –Thành Phố Cao Bằng - Tỉnh Cao Bằng. Mỏ nằm ở phía Đông Nam cách thành phố Cao Bằng 4km, cách quốc lộ 4 2km.
Khu mỏ nằm trong tọa độđịa lý: X=555.100 ÷ 555.500 Y=250.2900 ÷ 250.3300
* Đặc điểm địa hình, sông suối khu mỏ
Mỏ sắt Nà Lũng nằm trong khu vực địa hình đồi núi, độ cao trung bình chêch lệch nhau từ 100 ÷ 200m, đỉnh cao nhất nằm tại góc Tây Nam của khu mỏ có độ cao 460m, địa hình thoải từ phía Nam lên phía Bắc. Tại phía Tây của khu mỏ tồn tại kiểu địa hình đá vôi. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi mạng lưới xâm thực dày đặc, các suối chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc.
Hệ thống sông suối bao gồm: Suối Nà Lũng I, II, III, suối Ngọc Pha các suối này đều chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc và đổ ra sông Bằng Giang. Về mùa khô các suối trong khu mỏ hầu như không có nước.
4.1.1.2. Điều kiện khí hậu và địa chất thủy văn
* Đặc điểm khí hậu
Khu mỏ nằm trong vùng khí hậu Đông Bắc Bộ, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, lượng mưa trung bình năm lớn nhất vào tháng 6 và tháng 7 từ 196 ÷ 374mm, lượng mưa trung bình mùa mưa: 200 - 250 mm. Khí hậu chịu ảnh hưởng một phần nhỏ của gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc. Nhiệt độ trung bình những tháng giữa các mùa dao động
khoảng 5 - 60C. Nhiệt độ trung bình mùa mưa: 20 - 240C; độ ẩm không khí trung bình: 80 - 90%.
Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng: 65 - 85 mm Tổng số giờ nắng/tháng: 140 - 170 giờ.
Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa ít vào tháng 2 và tháng 1 trung bình từ 5,6 ÷ 27mm. Mùa này khí hậu ôn đới mát mẻ, giá lạnh hay có sương mù, gió mùa đông bắc thường xuyên thổi đến gây khô và rét. Các tháng giá rét từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ bình quân nhiều ngày giảm xuống dưới 100C. Biên độ các tháng thường dao động từ 8 - 100C.
Lượng mưa trung bình mùa khô: 20 - 40 mm.
Nhiệt độ trung bình mùa khô: 8 - 150C, độẩm trung bình/tháng: 70 - 80%. Tổng lượng bốc hơi trung bình/tháng 50 - 65 mm.
Tổng số giờ nắng/tháng: 70 - 90 giờ.
* Đặc điểm địa chất thủy văn
Đặc điểm nước mặt
Trong khu mỏ có một số ao hồ nhỏ của dân, con suối Nà Lũng gồm nhiều nhánh nhỏ, suối có khẩu độ ngắn khúc khuỷu, lưu lượng dòng chảy biến
đổi theo mùa, sau cơn mưa nước chảy từ các sườn đồi, sườn núi, từ các moong khai thác đổ về suối với lưu lượng khá lớn rồi rút đi nhanh. Ngược lại vào mùa khô lưu lượng dòng chảy nhỏ (nhỏ nhất là 0,78l/s)
Đặc điểm nước dưới đất
Qua các công trình nghiên cứu địa chất thủy văn khu mỏ, căn cứ vào
đặc điểm phân bố và dạng tồn tại của nước dưới đất trong các thành tạo đất đá khác nhau, phân chia tầng chứa nước thành 3 phân vị:
+ Tầng chứa nước khe nứt và hang động karst trong hệ cacbon-permi + Tầng chứa khe nứt Điệp sông Hiến (T2-3sh)
+ Tầng chứa nước trong khe nứt hệ grnit_granophyr.
Nhưng quặng sắt trong khu mỏ Nà Lũng chỉ chịu ảnh hưởng của tầng chứa nước khe nứt và hang động karst hệ cacbon-permi.
Tầng chứa nước khe nứt và hang karst hệ tầng Cacbon –Permi
Tầng chứa nước khe nứt và hang karst hệ tầng Cacbon – permi, phân bố
tại trung tâm và phía Tây của khu mỏ. Diện lộ có dạng kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam: có chiều dài 2,5km, rộng từ 20 - 70m. Phía Tây và phía Tây Bắc tiếp giáp với đá phun trào ryolit hệ tầng sông Hiến, phía Đông bị
khối granit xuyên cắt. Chiều dày trung bình của lớp này từ 20 - 100m.
Thành phần gồm các đá là đá vôi hoa trắng, trắng phớt hồng đôi chỗ bị
clorit hóa, dolomite hóa. Thế nằm chung 1500 - 2200 < 350 - 400 . Tại ranh giới tiếp xúc với đá granit xuất hiện đới đá biến chất trao đổi có màu xanh xám đá có cấu tạo khối rắn chắc.
Kết quả nghiên cứu ĐCTV cho thấy tầng chứa nước có sự phát triển của các đới dập vỡ, nước được lưu chuyển trong các khe nứt, trong các hang karst. Nước dưới đất ở dạng dòng chảy ngầm qua các lỗ khoan gặp hang karst mà thành phần lấp nhét là các hạt mịn màu nâu đen. Mực nước tĩnh tại các công trình nhìn chung không chênh lệch nhau nhiều.
Kết quả phân tích thành phần hóa học cho thấy, nước dưới đất của tầng chứa nước khe nứt và hang karst của hệ tầng Cacbon – Permi chủ yếu là nước siêu nhạt. Độ tổng khoáng hóa thay đổi từ 0,01 ÷ 0,08 g/l, độ pH thay đổi từ
7,0 ÷ 7,3.
Nước ngầm trong khu mỏ thuộc loại Bicacbonat - Calci. Như vậy nước trong tầng chứa nước này có quan hệ thủy lực với nước mặt và tầng chứa nước không áp, nước thuộc loại siêu nhạt, có tính ăn mòn.