I - MỤC TIÊU:
H/S hiểu được trung điểm của đoạn thẳng là gì ? Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng. Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thõa mãn hai tính chất, nếu thiếu 1 trong 2 tính chất thì không còn là trung điểm của đoạn thẳng .
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ gấp giấy .
II - CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, Sgk, thước đo độ dài, compa, sợi dây, thanh gỗ. HS: Sợi dây, đồ dùng học tập , xem trước bài ở nhà.
III - TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ: 5’
Câu1: Cho hình vẽ . (Gv vẽ: AM = 2 cm, MB = 2cm). trước lên bảng a) Đo độ dài: AM = ?cm; MB = ? cm . So sánh AM và MB. b) Tính AB
c) Nhận xét gì về vị trí của M đối với A, B? a) AM = 2 cm MB = 2 cm ⇒ AM = MB b) Vì M nằm giữa A và B do đó AB = AM + MB = 2 + 2 = 4 cm c) Điểm M nằm giữa A và B , cách đều A và B nữa
HĐ2: 1/. Trung điểm của đoạn thẳng: 15’
- Định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng? thẳng?
- Củng cố điểm thuộc đoạn thẳng, điểm nằm giữa hai điểm trước khi hình thành trung điểm của đoạn thẳng.
- Hình 61 điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
- Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì?
- Giới thiệu cách gọi điểm chính giữa.
- Quan sát H. 61 sgk và trả lời câu hỏi :
- Điểm M nằm giữa hai điểm còn lại.
- Trả lời như định nghĩa sgk . - Phân biệt điểm gữa và điểm chính giữa.
- Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B .(MA = MB).
- Củng cố khái niệm trung điểm qua
các bài tập 65, 60 (sgk: tr 126, 127). - Bài tập 65: Đo các đoạn thẳng H. 64 và xác định điểm nào là trung điểm của đoạn thẳng và giải thích vì sao.
- Bài tập 60: hs vẽ hai đoạn thẳng có độ dài xác định trên cùng một tia, xác định trung điểm, giải thích.
HĐ3: 2/. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng: 10’