Tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với CEPT:

Một phần của tài liệu Những tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN tới nền kinh tế việt nam (Trang 25)

L ỜI MỞ ĐẦU

4. Tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với CEPT:

Trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá, sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam dựa trên

ngành hàng có lợi thế so sánh, trong những năm trước mắt những nguồn lực có lợi thế so sánh tĩnh (tài nguyên, lao động rẻ…) có vị trí quan trọng trong việc hạ thấp chi phí và giải quyết việc làm cho nhân dân.

Cơ cấu hàng xuất khẩu của ta hiện nay giống các nước ASEAN, chủ yếu dựa vào tài

nguyên và sản phẩm nông sản nhiệt đới. Theo quy định của CEPT thì những nông sản chế

biến mới được hưởng ưu đãi thuế quan. Việt Nam phải nâng cao kỹ thuật sản xuất, phát triển công nghệ chế biến đểđạt giá trị cao đồng thời tham gia cạnh tranh trong thị trường ASEAN.

Tác động của AFTA, một mặt thúc đẩy chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất đặc biệt ở

các quốc gia có chi phí sản xuất thấp. Vì thế, việc phân bố lại cơ cấu sản xuất là yêu cầu cần

thiết. Mặt khác, đểhưởng mức thuếưu đãi, Việt Nam phải chủđộng:

- Tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất sản phẩm xuất khẩu phù hợp với CEPT.

- Kết hợp nhiều trình độ để khai thác, sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh. Chú trọng công nghệ hiện đại để khai thác lợi thế mũi nhọn. Nâng dần những hàng có lợi thế so sánh tĩnh sang lợi thếso sánh động.

- Liên doanh, liên kết xản xuất là con đường khả dĩ giúp Việt Nam vừa chuyển đổi cơ

cấu sản xuất vừa rút ngắn mức độ chênh lệch trong công nghệ sản xuất giữa Việt Nam với

các nước ASEAN.

Một phần của tài liệu Những tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN tới nền kinh tế việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)