a. Những lợi thế
Thị trấn có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Có vùng đồi bát úp thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như chè và có khả năng kết hợp nông, lâm nghiệp tạo ra các vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp.
Bên cạnh đó, thị trấn Việt Lâm còn có nhiều tiềm năng về phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là các loại hình dịch vụ, đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, nông - lâm nghiệp mà Đảng bộ thị trấn đã đề ra trong giai đoạn 2010 - 2012.
Về vị trí và khí hậu,nhìn chung thuận lợi cho xây dựng phát triển đô thị. Cần lưu ý tôn tạo nền địa hình, các dòng suối trong khu vực. Do lưu lượng nước trên sông Lô hạn chế hiện đã nghiên cứu hệ thống hồđập thủy lợi, thủy điện nhằm tăng cường khả năng chủđộng điều tiết nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Hệ sinh thái trong khu vực với các thảm cây xanh đồi núi tự nhiên, các sông suối hồ ao phân bố trong khu vực tạo ra tiềm năng xây dựng một đô thị sinh thái, cần thiết khoanh vùng các vùng cảnh quan có giá trị trong khu vực tạo ra không gian sinh thái kết hợp phát triển dịch vụ thương mai du lịch.
Nhân dân các dân tộc thị trấn Việt Lâm đoàn kết, tích cực, năng động và giàu truyền thống cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ
khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất.
b. Khó khăn
Là 1 thị trấn thuộc tỉnh miền núi nên tình trạng sử dụng đất vẫn còn manh mún. Sản phẩm do người dân sản xuất ra với số lượng nhỏ, thiếu tính cạnh tranh, chủ yếu là nguyên liệu thô sơ. Cơ sở hạ tầng nhìn chung còn chưa cao, khả năng kêu gọi vốn đầu tư còn hạn chế.
Vào mùa mưa tại vài nơi trong xã còn xảy ra hiện tượng ngập úng làm ảnh hưởng sản xuất mùa vụ.
24
Địa hình phức tạp, quỹđất xây dựng hạn chế, trong khi tồn tại những bất hợp lý của việc phát triển thiếu quy hoạch trước đây để lại, gây khó khăn rất lớn cho việc tiếp tục cải tạo phát triển, tạo thêm mặt bằng xây dựng các dự án
Đây cũng là thách thức lớn về việc sử dụng tài nguyên đất đai trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thị trấn trước mắt cũng như lâu dài.
4.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
4.2.1. Tình hình phát triển chung
Bảng 4.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thị trấn Việt Lâm Hạng mục ĐVT Năm 2010 Năm 2013 So sánh 2010/2013 1. Cơ cấu kinh tế
+ Nông lâm nghiệp, thủy sản + Công nghiệp, xây dựng + Thương mại và dịch vụ % 35 27 38 30 25 45 -5 -2 +7 2. Tổng sản lượng lương thực Tấn 1372 1448 +76 3. Bình quân lương thực/người Kg 273 275 +2
4. Thu nhập bình quân đầu người
Trđồng/
ng/năm 10 15,50 + 5,50 5. Tỷ lệ hộ nghèo % 13 8,5 -4,5 6. Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 18 20 +2
(Nguồn: UBND Thị trấn Việt Lâm)
Phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Việt Lâm với nền sản xuất nông - lâm nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên trong những năm gần đây mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng thị trấn Việt Lâm đã có nhiều bước chuyển, thích ứng dần với cơ chế kinh tế chung, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tốc độ
phát triển kinh tế của thị trấn phát triển không ngừng từng bước đưa nền kinh tế đi dần vào thếổn định và phát triển.
25
a.Tăng trưởng kinh tế
Theo báo cáo của UBND thị trấn Việt Lâm năm 2013 và định hướng phát triển kinh tế xã hội của thị trấn, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trấn như sau:
- Năm 2013 thu nhập bình quân đầu người đạt 15,5 triệu đồng/người/ năm. - Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2013 đạt 1448,1 tấn.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, UBND Thị trấn Việt Lâm, nền kinh tế của thị trấn đã có những chuyển biến tích cực. Bộ mặt thị trấn đã có nhiều thay đổi đáng kể, với phương châm trong thời gian tới là tiếp tục phát triển đa dạng hoá các ngành nghề, chú trọng đến phát triển thương mại dịch vụ, đáp ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của người dân trong thị trấn.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tếđã có sự dịch chuyển đúng hướng, tỷ trọng các ngành thương mại dịch vụ và xây dựng cơ bản đã có sự tăng trưởng ổn định tuy nhiên còn ở mức thấp. Nông - lâm nghiệp vẫn có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của thị trấn.
4.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Ngành kinh tế nông nghiệp
Thị trấn đã tập trung đẩy mạnh cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo hàng hóa có giá trị cao, góp phần từng bước đưa đời sống của nhân dân ngày càng bền vững.
* Sản xuất nông nghiệp
- Ngành trồng trọt
Trong những năm gần đây thị trấn Việt Lâm đã chủđộng đưa các giống cây trồng có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong thâm canh, luân canh tăng vụ, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng phù hợp theo định hướng phát triển của huyện, tỉnh.
Theo thống kê, năm 2013 thị trấn có 783,20 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó: Đất trồng lúa 89,4 ha, đất trồng CHN 287,21 ha, đất trồng CLN 495,99 ha.
26
Có được kết quả như vậy là do cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương tiến hành tập trung chỉ đạo nhân dân địa phương tận dụng tốt nguồn vốn và quỹ đất, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tích cực đầu tư, đưa các loại giống mới vào trong sản xuất nông nghiệp theo sự hướng dẫn chuyển giao khoa học - kỹ thuật của trung tâm khuyến nông huyện.
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của thị trấn Việt Lâm giai đoạn 2011 – 2013 Cây trồng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1.Cây lúa DT Ha 92,00 97,00 142,46 NS Ta/ha 55,10 59,02 60,50 SL Tấn 506,90 572,50 861,80 2.Cây ngô DT Ha 185,00 162,70 180,40 NS Ta/ha 40,00 37,50 32,50 SL Tấn 740,00 610,10 586,30 3. Cây lạc DT Ha 33,00 32,12 28,00 NS Ta/ha 19,00 19,23 18,00 SL Tấn 62,70 61,77 50,40 4. Cây đỗ tương DT Ha 6,00 6,00 9,70 NS Ta/ha 6,25 6,78 11,00 SL Tấn 3,75 4,07 10,60 5. Cây chè DT Ha 8,57 9,00 261,00 NS Ta/ha 5,78 6,30 8,50 SL Tấn 4,95 5,67 18,20 6. Cây rau các loại DT Ha 35,00 37,50 37,50 NS Ta/ha 65,00 65,90 66,70 SL Tấn 227,50 247,12 250,10
27
* Lâm nghiệp
Trong những năm vừa qua công tác bảo vệ và phát triển rừng luôn được thị
trấn quan tâm và chỉđạo thực hiện sát sao. Năm 2013 tổng diện tích đất lâm nghiệp là 538,30ha. Thu nhập từ rừng không ngừng tăng theo các năm, nhiều hộ sản xuất lâm nghiệp giàu lên từ trồng rừng sản xuất.
Ngoài ra công tác trồng chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng được chính quyền và nhân dân thực hiện tốt, các vụ việc chặt phá, khai thác rừng trái phép đã giảm so với những năm trước đây. Công tác phòng cháy rừng trong mùa khô hanh
được thực hiện theo kế hoạch.
* Chăn nuôi
Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, đã cung cấp một lượng lương thực lớn cho chăn nuôi, nhờ vậy mà hàng năm ngành chăn nuôi trên địa bàn thị trấn cũng có những bước tiến khá mạnh, một số hộ chuyển hướng chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình, trang trại. Nhờđưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất nên năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên. Được thể hiện qua bảng 4.3 sau:
Bảng 4.3: Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi thị trấn Việt Lâm giai đoạn 2010 - 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm So sánh 2013/2010 2010 2013 Trâu Con 358 394 +36 Bò Con 31 34 +3 Lợn Con 7.125 5.747 -1378 Dê Con 92 49 -43 Gia cầm Con 48.243 50.865 +2622
(Nguồn: UBND Thị trấn Việt Lâm)
Theo thống kê năm 2013 tổng số trâu, bò, dê, lợn và gia cầm của thị trấn là 65.557 con. Trong đó:
- Đàn trâu: Năm 2013 là 394 con tăng 36 con so với năm 2010.
28
- Tổng đàn lợn: Năm 2013 là 5747 con giảm 1378 con so với năm 2010.
- Đàn dê: Năm 2013 là 60 con giảm 43 con so với năm 2010.
- Chăn nuôi gia cầm: Năm 2013 tổng đàn gia cầm của thị trấn là 50.865 con tăng 2.622 con so với năm 2010.
Trong tương lai thị trấn cần phát triển mạnh hơn nữa đàn gia súc, gia cầm tận dụng tốt các điều kiện hiện có, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
b. Ngành kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Trong những năm qua, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị trấn đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn và hạn chế. Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khá cao. Sản xuất công nghiệp có một số cơ sở sản xuất gạch phục vụ nhu cầu xây dựng tại chỗ, một số
xưởng chế biến gỗ thương phẩm, chế biến chè và 1 số hợp tác xã sản xuất chổi chít. Các cơ sở này chủ yếu còn nhỏ lẻ nằm trong diện tích đất của hộ gia đình và cá nhân, chưa được đầu tư lớn. Nhưng cũng đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người dân tại địa phương.
c. Ngành kinh tế thương mại và dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực, kinh tế dịch vụ trong những năm gần
đây đều tăng và chuyển dịch đúng hướng. Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng tăng đã đảm bảo cung ứng các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Theo báo cáo năm 2013 của UBND thị trấn, trên địa bàn có 303 hộ kinh doanh buôn bán. Số cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ tăng 31% so với năm 2010. Hình thành một số cơ sở chế biến nhỏ lẻ của hộ gia đình, cá nhân.
4.3 Dân số, lao động và việc làm
4.3.1. Dân số
* Hiện trạng dân số
Dân số toàn thị trấn Việt Lâm tính đến ngày 25/12/2013 là 4.546 người, dân số
lao động phi nông nghiệp: 3.410 người, Dân số lao động nông nghiệp: 1.136 người , với khoảng 1.317 hộ, hộ nông nghiệp 329 hộ, hộ phi nông nghiệp là 988 hộ, lệ tăng
29
dân số tự nhiên:1,1 %, mật độ dân số: 327 người/km2. Nếu chỉ tính mật độ dân trong khu vực tập trung xây dựng: 1.800 người/km2.
Toàn thị trấn có 12 dân tộc anh em trong đó có các dân tộc chủ yếu là Kinh, Tày, Mông, Nùng, Dao….Trong đó nhiều nhất là dân tộc Kinh.
Bảng 4. 4 Tình hình dân số Thị trấn Việt Lâm năm 2013 Số TT Chỉ Tiêu Đơn vị tính Số lượng
1
Tổng dân số Người 4.546
Dân số phi nông nghiệp Người 3.410 Dân số nông nghiệp Người 1.136
2
Tổng số hộ Hộ 1.317
Hộ nông nghiệp Hộ 329
Hộ phi nông nghiệp Hộ 988
3 Lao động Người 1.955
4 Tỉ lệ gia tăng dân số % 1,1 5 Mật độ dân số Người/km2 327
(Nguồn: UBND Thị trấn Việt Lâm)
* Lao động, việc làm
Hàng năm thị trấn tăng cường công tác tư vấn việc làm, xuất khẩu lao động và khuyến khích người lao động đi làm ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cũng như trong và ngoài nước, thành phần dân tộc trên địa bàn thị trấn như: Kinh, Dao, Tày, Mông… sinh sống trên địa bàn 14 tổ dân phố.
Theo kết quả thống kê trên cho thấy tình hình biến động dân số của thị trấn tương đối, dân số tăng khá đồng đều. Tỷ lệ tăng dân số tăng dần theo các năm, tuy nhiên chủ yếu tăng về mặt cơ học phản ánh tính hiệu quả tích cực của công tác tuyên truyền dân số kế hoạch hoá gia đình của chính quyền Thị trấn, người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc kế hoạch hoá gia đình, sinh đẻ thưa để có
điều kiện phát triển kinh tế gia đình và quan tâm đến việc nuôi dạy con cái được ăn học đầy đủ.
30
Nhưng trong thời gian tới vẫn cần quan tâm, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của thị trấn và nâng cao trình độ kỹ thuật cho người dân đểđáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của thị trấn.
4.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng xã hội
4.4.1. Hệ thống giao thông:
- Quốc lộ 2 (Hà Nội-Hà Giang) đi qua thị trấn Việt Lâm. Hiện nay QL2 vừa là trục chính đô thị,vừa là trục giao thông đối ngoại. Hiện không còn khả năng mở
rộng tuyến đường do các công trình đã xây dựng hai bên tuyến đường,nguy cơ mất an toàn giao thông sẽ xảy ra khi lưu lượng người và hàng hóa trong khu vực tăng cao do các hoạt động kinh tế ngày càng gia tăng như giao lưu phát triển dịch vụ
thương mại với Trung Quốc, khu công nghiệp Bình Vàng đi vào hoạt động mạnh … - Hệ thống giao thông nội thị trong thị trấn được trải khắp thị trấn nối liền với Ql 2 đường chủ yếu là đường bê tông một số ít rải nhựa.
4.4.2. Cấp nước
- Hiện thị trấn Việt Lâm chưa có hệ thống cấp nước tập trung.
- Các hộ dân hiện đang sử dụng nước suối nước khe, giếng khoan, nước giếng đào chưa qua xử lý
4.4.3 Cấp điện và chiếu sáng đô thị
- Nguồn điện: Nguồn điện cấp cho thị trấn Việt Lâm hiện nay lấy từ trạm trung gian 110/35KV-Việt Lâm. Các trạm thủy điện nhỏ được duy tu bảo dưỡng tốt nên phát huy tối đa công suất thiết kế, bổ sung nguồn cho lưới điện vào mùa khô.